Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất La chuyển động gì

Nếu cung cấp cho bạn một vài con số, các bạn sẽ dễ dàng tính toán đó là một con số khổng lồ. Giả thiết rằng quỹ đạo của Mặt trăng là hình tròn, sau đó tính khoảng thời gian mà Mặt trăng chuyển động hết một vòng lấy phút làm đơn vị, ta có thể tính ra được tốc độ chuyển động của Mặt trăng.

Các con số cơ bản: khoảng cách trung bình Trái đất – Mặt trăng là 388.400 km, thời gian Mặt trăng chuyển động hết một vòng quỹ đạo là 27,32166 ngày (tức là 27 ngày giờ 43 phút). Có người hỏi thế liệu từ tuần trăng tròn đến tuần trăng tròn mới có phải là 29 ngày rưỡi không? Đúng vậy. Thời gian để trăng tròn so với thời gian để Mặt trăng đi hết một vòng trên quỹ đạo đi có dài hơn.

Nếu cho quỹ đạo của Mặt trăng tròn so với thời gian để Mặt trăng đi hết một vòng quỹ đạo thì có dài hơn.

Nếu cho quỹ đạo của Mặt trăng là hình tròn thì khoảng đường đi trên quỹ đạo của Mặt trăng sẽ là 384.400 km x 2 x 3,1414 = 2.415.256 km. Nếu đổi khoảng thời gian Mặt trăng di chuyển hết một vòng ra đơn vị phút ta có: 27,321256 x 24 x 60 = 39343 phút. Dựa vào các số liệu này ta có thể tính ra tốc độ chuyển động của Mặt trăng trên quỹ đạo sẽ là:

2415256 : 39343 = 61,38 km hoặc 1023 m/s

Tốc độ này nhanh gấp 3 lần tốc độ chuyển động của Trái đất trên quỹ đạo (là 340 m/s). Tuy nhiên, đó chỉ là tốc độ trung bình, vì quỹ đạo của Mặt trăng lại có hình elip, thực tế tốc độ chuyển động của Mặt trăng lúc nhanh lúc chậm; lúc ở gần Trái đất nhất tốc độ chuyển động của Mặt trăng là 64,85 km/s, còn lúc ở xa Trái đất nhất tốc độ chuyển động của Mặt trăng sẽ là 58,10 km/s.

READ:  Tại sao cây xương rồng Saguaros gọi là người khổng lồ của sa mạc

Những sắc thái kỳ diệu của vầng trăng

Nói đến ánh trăng người ta thường liên tưởng đến màu trắng bạc và cho rằng những cảm nhận khác nhau về màu là do xúc cảm gây nên. Thật ra điều này không phải do xúc cảm, mà là do những phản ứng quang học khác nhau trong thời gian ánh trăng.

Từ thập niên 1960, các nhà thiên văn học đã sử dụng những loại phim ảnh cực nhạy để làm sáng tỏ về màu trăng. Mặt trăng chỉ hoàn toàn trắng vào ban ngày. Điều này là do màu xanh da trời được hoà vào màu vàng chính của mặt trăng.

Trong những ngày có trăng, vào buổi chiều hoặc sẩm tối, màu xanh da trời yếu đi, mặt trăng trở nên vàng hơn, và đến một lúc nào đó sẽ gần như vàng tuyền. Khi hoàng hôn tắt hẳn, trăng lại trở nên trắng vàng. Trong thời gian còn lại của đêm, trăng giữ màu vàng sáng.

Vào mùa Đông, trong những đêm trời quang đãng, khi trăng lên cao có vẻ trắng hơn. Nhưng khi xuống gần tới chân trời, trăng lại có màu đỏ và cam.

Nếu quanh mặt trăng có những đám mây hồng cam, ánh trăng chuyển sang màu lá cây pha xanh lơ. Sự tương phản màu sắc như vậy được thấy rõ hơn trong những ngày trăng lưỡi liềm. Sự tương phản giảm bớt khi trăng đầy thêm. Nhìn qua ánh sáng nến vốn có màu sắc hơi đỏ, trăng cũng sẽ có màu xanh lá cây pha xanh lơ.
Thị giác cũng bị đánh lừa. Nếu bạn nhìn vào một đống lửa màu cam khoảng nửa tiếng, sau đó nhìn lên mặt trăng, bạn sẽ thấy nó có màu lam.

Mặt trăng cũng như Mặt trời, khi ở vị trí thấp gần sát đường chân trời, chúng có màu vàng cam, đôi khi đỏ sậm như màu máu. Đó là do sự khúc xạ các chùm tia sáng trong khí quyển và cũng do trạng thái của chính khí quyển.

READ:  Tại sao đường ray xe lửa làm thành hình chữ “i” ?

Cũng có một trường hợp khác ánh trăng mang sắc máu. Đó là ánh trăng sau nguyệt thực. Vì ánh trăng là do sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Trong thời gian nguyệt thực, Trái đất che khuất mặt trăng. Bầu khí quyển của Trái đất phân tán tia xanh nhiều hơn tia đỏ. Trong thời gian Trái đất bắt đầu ra khỏi vùng che mặt trăng, những tia đỏ đi đến mặt trăng nhiều hơn. Khi bắt đầu chấm dứt nguyệt thực, mặt trăng nhận được tia đỏ nhiều hơn và phản chiếu về Trái đất một màu đỏ úa. Sau đó ánh trăng từ từ trở lại như bình thường.

Đó là những thay đổi của ánh trăng nhìn từ Trái đất. Qua sự phân tích các tia hồng ngoại và tử ngoại, các nhà khoa học còn tìm thấy những sự thay đổi màu sắc khác, ngay trên bề mặt mặt trăng. Từ những miệng núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu đến các vùng khác trên mặt trăng, do ảnh hưởng của các loại quặng kim loại, cũng có nơi tương đối xanh, có nơi tương đối đỏ.

Chi tiết Nguyễn Hoài Nam Thiên cầu 10 Tháng 7 2007

Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất La chuyển động gì
Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn tới chuyển động biểu kiến của các hành tinh và Mặt Trăng mà hàng ngày chúng ta có thể quan sát trên bầu trời. Các hành tinh gần trong Hệ Mặt Trời có chuyển động biểu kiến khá phức tạp, ở bài viết này tôi chỉ đề cập tới những ý có bản nhất, bên cạnh đó là sự tạo thành các pha của Mặt Trăng.

1. Chuyển động của các hành tinhSao Thuỷ, Sao Kim, Sao Hoả, Sao Mộc và Sao Thổ là các hành tinh bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên ánh sáng của chúng mà bạn nhìn thấy không phải là ánh sáng mà chúng có thể tự phát ra. Ánh sáng đó là ánh sáng do chúng phản xạ lại ánh sáng chiếu đến từ Mặt Trời. Sao Thiên Vương là một hành tinh ở khá xa chúng ta, thực chất đôi khi người ta có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường nhưng sẽ rất khó để bạn phân biệt nó với những ngôi sao mờ khác do cấp sao biểu kiến của nó là +5,6. Và cuối cùng, hành tinh xa nhất là Sao Hải Vương thì chỉ có thể được nhìn thấy qua kính thiên văn.Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời trên một quĩ đạo elip gần tròn. Hành tinh nào càng ở xa thì có chu kì chuyển động càng lớn - tức là nó mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một vòng của mình. Ngoài ra, tất cả các hành tinh khi chuyển động như vậy đều có chung một điểm, đó là chúng chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.Khi quan sát chuyển động của các hành tinh trên Thiên Cầu, bạn sẽ thấy chúng cũng xuất hiện và di chuyển trên đường Hoàng Đạo. Điều này có thể hiểu được dễ dàng khi bạn tự lập ra cho mình một mô hình tưởng tượng trong đó các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên cùng một mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất. Và điều đó có nghĩa là khi quan sát từ Trái Đất, cả Mặt Trời và các hành tinh bạn nhìn thấy đều thuộc cùng một mặt phẳng. Và điều này cũng có nghĩa là bạn luôn thấy các hành tinh cũng như Mặt Trời đều có chuyển động biểu kiến quanh Trái Đất trên cùng một đường đi.Sao Thuỷ và Sao Kim là hai hành tinh gần Mặt Trời hơn Trái Đất, thế nên khi quan sát bầu trời từ Trái Đất, chúng ta thấy rằng đường đi của chúng trở nên khá phức tạp. Khoảng cách của sao Thuỷ đến Mặt Trời mà bạn có thể quan sát thấy có thể dao động với biên độ là 28 độ.Còn Sao Kim, nó là một thiên thể mà cấp sao biểu kiến có thể đạt đến -4, nó chính là thiên thể sáng nhất bạn có thể quan sát thấy trên bầu trời (không tính Mặt Trời và Mặt Trăng), mỗi năm có đến 6 tháng bạn có thể quan sát nó vào lúc hoàng hôn, khi đó người ta gọi nó là sao Hôm, còn nửa năm còn lại thì nó lại được gọi là sao Mai do nó luôn xuất hiện trước khi Mặt Trời mọc. Sao Thuỷ cũng có tính chất này nhưng do biên độ của nó gần Mặt Trời hơn rất nhiều nên thật sự khó quan sát hay định vị được nó khi mà mỗi khi nó xuất hiện thì có nghĩa là Mặt Trời cũng ở rất gần đấy đủ để che mờ ánh sáng yếu ớt của nó.Cũng như Mặt Trời, các hành tinh chuyển động trên một vùng rộng 18 độ về mỗi bên của Hoàng Đạo, chúng cũng lần lượt lướt qua các cung Hoàng Đạo được đại diện bởi các chòm sao.Tử vi (horoscope), hay chiêm tinh học (astrology) phương Tây chính là dựa trên cơ sở này để đưa ra các lập luận và suy đoán về tương lai và số mệnh của con người.Trên thực tế,  Chiêm tinh học không hề mang cơ sở của khoa học. Nó chỉ đơn thuần là một sự mê tín đã được khoa học chứng minh và loại bỏ khỏi nền khoa học hiện đại từ vài thế kỉ trước. Ngày này bộ môn này vẫn còn lại như một trò chơi của nhiều người, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn luôn khuyên mọi người rằng nếu tin vào trò chơi đó thì sẽ là một sự sai lầm

2 - Chuyển động của Mặt Trăng


Trước hết, bạn đã nắm được rằng Mặt Trăng có sự biến đổi các pha trong một chu kì chuyẻn đông của nó (tròn/khuyết...), mỗi chu kì của trăng dài hơn 29 ngày và ta gọi đó là tuần trăng.

Khi bạn quan sát chuyển động của Mặt Trăng trên thiên cầu, bạn có thể để ý thấy 2 điều đặc biệt cơ bản của nó:- Mỗi ngày Mặt Trăng lại lệch nhiều hơn về hướng Đông so với nền trời sao (background stars).- Trong bất cứ pha nào của chu kì, Mặt Trăng luôn hướng cùng một mặt của nó về Trái Đất.Một số đặc điểm khác:- Mặt Trăng chuyển động rất nhanh mỗi đêm trên thiên cầu, mỗi giờ nó lệch về hướng Đông (hướng chuyển động của nó quanh Trái Đất) hơn 0,5 độ, có nghĩ là cứ đúng 24 giờ sau, khi quan sát bạn sẽ thấy Trăng gần chân trời Đông hơn 13 độ.- Việc thay đổi vị trí sau mỗi đêm này cho thấy tốc độ chuyển động khá nhanh của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - Khoảng cách từ Trái Đất đén Mặt Trăng lớn hơn 30 lần bán kính Trái Đất- Quĩ đạo của Mặt Trăng có hình elip gần tròn với độ lệch khoảng cách của điểm xa nhất và điểm gần nhất chỉ có 6%. Chu kì quĩ đạo của nó là 27,3 ngày.

- Quĩ đạo của Mặt Trăng hơi lệch so với quĩ đạo chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời. Vì thế nên khi quan sát đường đi của nó trên Thiên Cầu, bạn thấy đường đi của nó lệch so với Hoàng Đạo một góc 5 độ 9 phút.

3 - Các pha của Mặt Trăng

Cũng như các hành tinh, Mặt Trăng không thể có ánh sáng riêng của nó, ánh sáng nó có được là do sự phản xạ lại ánh sáng của Mặt Trời.Do mặt phẳng quĩ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất và mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời lệch nhau nên chỉ đôi khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất và chỉ nhận được rất ít ánh sáng từ Mặt Trời, đó là khi có nguyệt thực xảy ra. Vào những tháng thông thường, Mặt Trăng luôn được Mặt Trời chiếu sáng đúng một nửa bề mặt của nó. Tuy vậy, do chuyển động của nó quanh Trái Đất nên ở mỗi vị trí khác nhau của nó, người trên Trái Đất sẽ nhìn thấy nó ở những góc nhìn khác nhau, do đó chỉ có thời điểm Mặt Trăng nằm ở phía đối diện với Mặt Trời chúng ta mới thấy nó tròn hoàn toàn, ở những góc nhìn khác nó có thể khuyết, bán nguyệt, ... do chúng ta chỉ thấy một phần được chiếu sáng.

Bạn có thể dễ hình dung qua hình dưới đây

Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất La chuyển động gì
Chu kì của Mặt Trăng thường được chia làm 8 pha : New (trăng đầu tháng), Waxing Crescent (lưỡi liềm), First quarter (bán nguyệt), waxing gibbous (trăng khuyết), full (trăng tròn), waning gibbous (khuyết cuối tháng), 3rd quarter (bán nguyệt), waning crescent (lưỡi liềm già)Chu kì pha của Mặt Trăng là 29,5 ngày.Tại sao mà chu kì này lại dài hơn chu kì quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng? Đó là vì khi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất thì bản thân Trái Đất cũng luôn có chuyển động quanh Mặt Trời. Do đó khi Mặt Trăng hoàn thành được một chu kì quĩ đạo thì Trái Đất đã di chuyển được thêm một đoạn trên quĩ đạo của nó, vì thế Trăng cần mất thêm 2 ngày để duổi kịp sự chuyển động quanh Mặt Trời đó để lại có một hình dạng như cũ.Những điểm đặc biệt nhất- Mặt Trăng có chu kì tự quay trùng khíp với chu kì quay quanh Trái Đất của nó. Do đó mà như bạn đã biết, nó luôn luôn hướng cùng một mặt về Trái Đất- Tỷ lệ bán kính của Mặt Trăng và Mặt Trời vừa bằng tỷ lên khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng và đến mặt Trời. Điều này gây ra một viẹc, đó là khi Nhật thực xảy ra, Mặt Trăng che chồng khít lên Mặt Trời.Tháng 8 năm 2005

Nguyễn Hoài Nam

Vui lòng ghi rõ tên tác giả và nguồn trích dẫn Thienvanvietnam.org khi bạn sử dụng bài viết này