Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của các điều kiện về kinh tế xã hội phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. 

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tỉ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

Thực chất quá trình này là quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu, lỗi thời hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới hoàn thiện và phát triển hơn.

Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  • Mô hình Rostow
  • Mô hình của Arthus Lewis
  • Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển
  • Mô hình hai khu vực của Harry.T.Oshima

Mục đích của chuyển dịch cơ cấu

  • Phát huy các lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển của quốc gia, địa phương, trên cơ sở đó tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phân bổ lại các nguồn lực từ các khu vực có năng suất cao hơn.

  • Tạo ra khả năng sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn hơn, chất lượng cao hơn, đa dạng hóa về chủng loại đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

  • Góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động.

  • Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo điều kiện ứng dụng các phương thức quản lí tiên tiến, hiện đại.

Các loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Thực trạng

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Việt Nam. Kinh tế Việt Nam có sự chuyển dịch rõ rêt đó là giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II, III. Cụ thể khu vực I, tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi giảm ngành thủy hải sản tăng lên. Khu vực II, ngành công nghiệp chế biến tỷ trọng tăng, công nghiệp khai thác giảm nhẹ. Khu vực III, tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị.

Nguyên nhân

Do nhà nước thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước một cách toàn diện, sâu sắc nhất. Bên cạnh đó là do nhà nước áp dụng đường lối đổi mới KH-CN. Đặc biệt do tác động của cuộc CM-KH công nghệ trên thế giới làm cho cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh chóng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng

Thực trạng

Thành phần kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Thành phần kinh tế tư nhân tỷ trọng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng đặc biệt từ khi VN tham gia WTO.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng là do:

  • Do chính sách, chủ trương mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới.
  • Do chủ trương và đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà Nước.
  • Do áp dụng cơ chế thị trường.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ kinh tế

Thực trạng

Nước ta hình thành nên 3 vùng kinh tế trọng điểm đó là: Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền trung, vùng kinh tế trọng điểm miền Nam.

Trong đó, nông nghiệp hình thành nên các vùng chuyên canh cây nông nghiệp, thực phẩm. Công nghiệp hình thành nên các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn.Về dịch vụ hình thành nên các trung tâm và mạng lưới dịch vụ rộng khắp cả nước. Đặc biệt, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên nhanh chóng, ngành nông nghiệp có sự giảm nhẹ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế của mỗi vùng là khác nhau. Bên cạnh đó, do sự đầu tư của nhà nước và công ty nước ngoài tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.

Người đăng: hoy Time: 2020-10-02 16:59:04

Nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển bền vững hay không tùy thuộc vào cơ cấu kinh tế của đất nước đó. Nền kinh tế ngày càng phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là một xu hướng tất yếu. Cùng Luận Văn 2S khám phá thực trạng cơ cấu kinh tế & xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? 

Cơ cấu kinh tế là gì?

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành nghề, bộ phận kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống hình thành nên nền kinh tế của một quốc gia, dựa trên mục tiêu và định hướng của khu vực, quốc gia đó. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Có nhiều loại cơ cấu kinh tế như: Cơ cấu khu vực kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế,  cơ cấu thương mại quốc tế, cơ cấu theo khu vực thể chế,..

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế. 

Cơ cấu kinh tế & chuyển dịch kinh tế

Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự phân hóa ngành ngày càng tăng, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Trong giai đoạn chuyển mình thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng rõ cho thấy sự phát triển của năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép khai thác tối đa thế thế mạnh tự nhiên-kinh tế-xã hội của từng vùng. Cùng với đó, Chuyển dịch cơ cấu cũng cho phép nhà nước phân phối nguồn lực hợp lý cho từng ngành, từng vùng kinh tế. Tập trung xây dựng, tổng hợp những nguồn lực quốc gia là cơ sở để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.
  2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Là sự chuyển dịch tỷ trọng các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Để có thể khai thác tối đa nguồn lực của từng địa phương, cần có những chính sách phân bổ riêng cho từng khu vực dựa trên điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội.
  3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Là sự chuyển dịch các ngành kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, vùng trọng điểm kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và nguồn lực của mỗi quốc gia.

 


Phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành

Cơ cấu kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực:

Khu vực I: Nông-lâm-thủy sản

Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng

Khu vực III: Dịch vụ

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch rất mạnh. Vì vậy, đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tỷ trọng của các ngành thể hiện rõ ở việc giảm tỷ trọng các ngành ở khu vực I và tăng tỷ trọng các ngành ở khu vực II và III. Ngoài ra còn có sự phân hóa theo từng khu vực, cụ thể ở khu vực I: giảm tỷ trọng các ngành lâm nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ trọng ngành khai thác, nuôi trồng thủy-hải sản. Khu vực II có xu hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến. Khu vực III có xu hướng tăng mạnh các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Sở dĩ có sự phân hóa mạnh như vậy là do Nhà Nước có chủ trương phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh phát triển toàn diện mọi khía cạnh của đất nước.

2. Chuyển dịch cơ cấu theo vùng

Cơ cấu kinh tế theo vùng của Việt Nam hiện nay đang có sự thay đổi. Do Nhà Nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò của nó trong nền kinh tế dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng của các thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế nước ngoài đặc biệt tăng mạnh khi Việt Nam gia nhập WTO. 

Ngoài ra còn do những nguyên nhân:

  • Chính sách, chủ trương hội nhập quốc tế của Nhà Nước
  • Do chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
  • Do Nhà Nước đang áp dụng cơ chế thị trường nên sự chuyển dịch cơ cấu theo sự chuyển dịch thị trường cũng là một điều đương nhiên

3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Việt Nam hiện đang có ba vùng kinh tế trọng điểm là vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Tùy điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng mà có sự phân hóa phát triển khác nhau. Do đó hình thành nên những vùng chuyên canh cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đặc biệt, theo định hướng chung Nhà Nước, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh hình thành nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại trên khắp cả nước.

Thành tựu Việt Nam làm được trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế Việt Nam 2019

Cụm từ phát triển kinh tế đất nước định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa lần đầu tiên được nêu ra ở Đại hội Đảng lần thứ VII và tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH [ năm 1991]. Đến nay sau hơn 30 năm thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước nước ta đã có những thành công nhất định.

Từ một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với hơn 90% dân số làm nông nghiệp đến nay Việt Nam đã và đang xây dựng và hoàn thiện những cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội, đáp ứng được chủ trương của Nhà Nước đã đề ra. Từng bước xây dựng, phát triển nền kinh tế bền vững, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

GDP các ngành tăng từng năm đặc biệt là sự đóng góp của nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng, nâng cao chất lượng nền kinh tế.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động để đáp ứng nguồn lực cho nền kinh tế. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. Số lượng gia đình thuận nông giảm, thay vào đó là những lao động có tay nghề làm việc cao trong các khu công nghiệp. Và một lượng không nhỏ các lao động tri thức làm việc trong các công ty, làm việc trong các ngành dịch vụ.

Công nghiệp phát triển, các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh theo. Đến nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hồng Kông,...

Chính những điều nà biến Việt Nam trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Với chính sách mở cửa cùng những chính sách khuyến khích đầu tư và thị trường phát triển ổn định, bền vững, nguồn khách hàng tiềm năng lớn, nguồn lao động có kinh nghiệm và kỹ năng cao là những điểm sáng thu hút các nhà đầu tư. 

Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN, VIẾT THUÊ LUẬN VĂN. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Một số khuyến nghị đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đang có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều thách thức đặt ra cho sự phát triển kinh tế vĩ mô. Chúng tôi đưa ra những gợi ý như sau:

  • Nâng cao chất lượng cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu hơn. Đẩy mạnh chất lượng sản phẩm các ngành công nghiệp chế biến, tăng giá trị sản phẩm nội địa. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng làm làm cơ sở, tăng lợi thế cạnh tranh khẳng định vị thế của thị trường Việt Nam trên thế giới. Chú trọng vào công tác bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.
  • Tập trung cơ cấu lại, phát triển ngành dịch vụ. Tập trung vào công tác đào tạo nhân lực cho những ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Chú trọng các duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, nét riêng của đất nước phát triển du lịch xanh, bền vững. Đây cũng là một phương tiện giúp quảng bá đất nước đến các nước trên thế giới.
  • Đổi mới chính sách pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật đối với các chủ thể pháp nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Ban hành các quy định về bảo vệ tài nguyên-môi trường đảm bảo phát triển kinh tế bền vững cùng cùng với quản lý các vấn đề của quốc gia, ổn định an sinh xã hội.
  • Đốc thúc quá trình xây dựng chương trình quốc gia trong bối cảnh Việt Nam ký kết các hiệp định tự do thương mại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới, phát triển kinh tế bền vững.

Trong quá trình phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất yếu, để từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ý cho các bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề