Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới

Cập nhật: 20-08-2021 | 15:59:04

[BDO] Ngày 20-8, Bộ Giáo dục - Đào tạo [GD-ĐT] và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức tổng kết trực tuyến 1 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông [SGK GDPT].


Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, qua một năm triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 ở lớp 1 đã đạt được những kết quả như: Bộ đã ban hành chương trình tổng thể và các chương trình môn học; tổ chức việc biên soạn, thẩm định SGK; tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học đối với lớp 1…

Riêng tại Bình Dương, đa số các trường tiểu học trang bị đầy đủ phòng học, phòng chức năng bảo đảm 80% dạy 2 buổi/ngày. Đa số các phòng học giảng dạy ở lớp 1 được trang bị máy chiếu hoặc bảng tương tác thông minh, thuận lợi cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện tốt chương trình SGK mới. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn đầy đủ về nội dung và phương pháp dạy học SGK mới. Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT cũng hướng dẫn các trường tiểu học lựa chọn SGK theo tiêu chí lựa chọn SGK trên địa bàn tỉnh... 

Kết quả qua một năm thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, cuối năm học 2020-2021 đa số học sinh đã bắt nhịp vào môi trường giáo dục mới, chủ động trong việc học. Với các phương pháp dạy học linh hoạt, nhiều trò chơi, ngoài SGK, giáo viên sử dụng ngữ liệu gắn liền với cuộc sống nên các em tiếp cận kiến thức nhanh, hào hứng học tập và gần gũi với thầy cô; giờ học trở nên sinh động, sôi nổi. 

Đến thời điểm này, việc triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 đã có những thành công nhất định. Các giáo viên đều đánh giá học sinh có phần tiến bộ hơn, kể cả ở việc tiếp thu kiến thức lẫn hình thành, phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết khác.

Tin, ảnh: Ánh Sáng

Quy định về chương trình giáo dục phổ thông? Quy định về sách giáo khoa giáo dục phổ thông?

Giáo dục phổ thông là một trong các cấp độ, trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quan trọng nhất, quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ của cá nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Để đạt được điều đó phù thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ có sự phân tích cụ thể, chi tiết nhất về quy định của pháp luật hiện hành về chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Luật Giáo dục năm 2019.

Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Giáo dục phổ thông là cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

1. Quy định về chương trình giáo dục phổ thông?

Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản chính sách của Nhà nước thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lý chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. Khái niệm này được xây dựng dựa trên cách giải thích về chương trình giáo dục nói chung được quy định tại Khoản 1, Điều 8, Luật Giáo dục và được ghi nhận chính thức trong Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể đã được phê duyệt.

Quy định về chương trình giáo dục phổ thông được ghi nhận tại Điều 31, Luật Giáo dục, trong đó, nội dung trọng tâm là các yêu cầu phải đảm bảo của chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo theo Khoản 1, cụ thể có 05 yêu cầu như sau:

Một là, thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.

Mục tiêu giáo dục phổ thông là một bộ phận của mục tiêu giáo dục nói chung, trong đó chú trọng về sự phát triển hài hòa về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Thực tiễn pháp luật cho thấy, mục tiêu giáo dục phổ thông không được quy định trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên, với vị trí là cấp giáo dục quan trọng nhất, vì vậy mục tiêu giáo giục phổ thông thực hiện triệt để nhất mục tiêu giáo dục nói chung.

Do giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông, do đó, việc thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông phải phù hợp với các cấp giáo dục đào tạo này, trong đó:

– Chương trình giáo dục tiểu học nhằm hình thành những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất, tinh thần và trí tuệ và bước đầu là sự định hướng tư tưởng là chính.

– Chương trình giáo dục trung học cơ sở nhằm phát triển lên một bậc các phẩm chất, năng lực được hình thành từ giáo dục tiểu học và chuẩn bị nền tảng để thực hiện chương trình giáo dục trung học phổ thông.

– Chương trình giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp phát triển toàn diện và phát huy hết năng lực của học sinh từ các cấp giáo dục trước, khả năng định hướng nghề nghiệp và khả năng hòa nhập trong tương lai trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ.

Hai là, quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước.

Những phẩm chất mà học sinh cần đạt được đó là yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè và con người nói chung, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. Năng lực học sinh cần đạt được bao gồm năng lực chung, năng lực chuyên môn và năng lực đặc biệt [năng khiếu]. Tùy theo mục tiêu, đặc điểm của từng cấp học mà biểu hiện NL ở các mức độ khác nhau, được phát triển theo đặc điểm của học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Ví dụ: biểu hiện của NL “Tự định hướng nghề nghiệp” trong nhóm năng lực tự chủ và tự học [Các năng lực chung] ở các cấp học có sự thay đổi rõ rệt nhất.

Ba là, quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. Phương pháp được sử dụng là tích cực hóa các hoạt động của người học, trong đó, giáo viên là người chủ động tổ chức, hướng dẫn, học sinh là người tiến hành thực hiện. Còn đối với việc đánh giá kết quả giáo dục nhằm đánh giá chính xác, kịp thời năng lực của học sinh, sự thay đổi, tiến bộ, từ đó đưa ra các phương án giảng dạy tối ưu và hiệu quả nhất.

Bốn là, thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông. Đây là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo được sự đồng bộ, công bằng, bình đẳng đối với mọi học sinh trong cả nước, tuy nhiên, do điều kiện địa phương và các cơ sở giáo dục là khác nhau, pháp luật cho phép việc điều chỉnh áp dụng linh hoạt nhưng không làm mất đi bản chất hay lợi dụng để hạ thấp mục tiêu giáo dục phổ thông.

Năm là, được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.

Trước khi ban hành chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các hội thảo, tiếp thu ý kiến từ nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong cả nước cũng như từ các chuyên gia tư vấn quốc tế và công bố dự thảo chương trình trên mạng Internet để xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã được Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông xem xét, đánh giá và thông qua.

2. Quy định về sách giáo khoa giáo dục phổ thông?

Theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, sách giáo khoa được giải thích là “xuất bản phẩm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.“

Nội dung quy định về sách giáo khoa giáo dục phổ thông được ghi nhận tại Điều 32, Luật Giáo dục, trong đó thể hiện rằng:

“a] Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;“

Đây có thể xem là yêu cầu quan trọng nhất đối với sách giáo khoa, từ đây, sách giáo khoa được coi là tài liệu học tập “vững chắc” nhất, trọng tâm nhất chi phối tới tất cả các tài liệu tham khảo hoặc nâng cao về kiến thức cho học sinh. Sách giáo khoa được coi là sự “hiện thân” và thể hiện hết những mục tiêu, định hướng nội dung học tập, nghiên cứu cho học sinh. Bản thân sách giáo khoa luôn được các cơ sở giáo dục phải đảm bảo cho học sinh và học sinh luôn phải làm chủ nó trong quá trình học tập.

“b] Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;” . Việc lựa chọn số sách giáo khoa trên một môn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, làm thế nào để ghi nhận những nội dung học tập cần thiết muốn học sinh tiếp nhận. Trong biên soạn sách giáo khoa cần tiếp thu ý kiến của xã hội để hoàn thiện và dễ dàng nắm bắt được nhu cầu học tập cơ bản cũng như tiếp xúc với nhiều quan điểm mới và hiệu quả.

“c] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;” Việc trao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân với tư cách là cơ quan quản lý hành chính nhà nước về mọi mặt, để thực hiện việc lựa chọn thống nhất, ổn định trên địa bản. Tuy nhiên, sách giáo khoa thường áp dụng đồng bộ trên cả nước.

“d] Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.” Quy định này vừa tạo tính linh hoạt vừa mang tính quản lý, giúp địa phương chủ động trong việc biên soạn tài liệu giáo dục với mong muốn thực hiện hoạt động giáo dục phù hợp nhất, nhưng quan trọng của hoạt động này phải được thẩm định chặt chẽ và được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

So sánh chương trình giáo dục phổ thông mới với chương trình cũ? Mục tiêu và chương trình của giáo dục phổ thông mới nhất?

Nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học? Hướng dẫn điều chỉnh chương trình cấp tiểu học?

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 10541/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc tổ chức Hội nghị - tập huấn khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 8499/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2012 hướng dẫn thực hiện số tiết giảng dạy theo quy định của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1428/BGDĐT-CSVCTBTH năm 2017 về tăng cường cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4291/VPCP-KGVX năm 2018 quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 681/BGDĐT-GDTH năm 2020 hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 407/SGD&ĐT-NCL về hướng dẫn Hồ sơ, thủ tục thành lập cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 2093/BGDĐT-GDTrH về việc đánh giá chương trình và sách giáo khoa phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1678/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn tổ chức đánh giá chương trình và sách giáo khoa phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Phải nộp đơn ly hôn ở đâu? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn xin ly hôn? Đơn ly hôn có bắt buộc phải có chữ ký của hai vợ chồng không? Nhờ người khác viết hộ đơn ly hôn có được không?

Vận đơn là gì? Chức năng vận đơn trong vận tải hàng hóa? Phân loại các loại vận đơn? Nội dung của vận đơn? Một số vấn đề liên quan đến vận đơn?

Góp vốn là gì? Góp vốn bằng Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là gì? Thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất?

Hướng dẫn thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty mới nhất. Muốn góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty thì phải thực hiện như thế nào?

Thẩm quyền là gì? Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ? Khái niệm và cách xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ?

Những loại tài sản dùng để góp vốn? Định giá tài sản góp vốn? Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn? Điều kiện tài sản góp vốn?

Đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn? Văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn? Chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật? Mẫu biên bản thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động?

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2022. Hướng dẫn lập hồ sơ, tài liệu thành lập hộ kinh doanh cá thể? Những loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp? Các vấn đề liên quan khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

Mẫu hợp đồng liên danh nhận thầu thi công xây dựng mới nhất năm 2022. Tải về mẫu hợp đồng liên doanh, hướng dẫn soạn thảo hợp đồng liên danh nhận thầu, liên danh xây dựng mới nhất 2022.

Thủ tục xin đổi lại chứng minh nhân dân quá hạn? Phải đổi sang thẻ căn cước công dân mới khi chứng minh nhân dân bị hết hạn, quá hạn theo quy định của pháp luật.

Thủ tục ủy quyền mua bán nhà khi bên ủy quyền đang định cư ở nước ngoài. Thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài. Thủ tục ủy quyền bán nhà từ nước ngoài?

Đại hội đồng cổ đông là gì? Điều kiện tiến hành họp và thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông công ty? Quy định về tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông?

Nội chính là gì? Cơ quan nội chính là gì? Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Các quy định về Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?

Chuyển công tác có được hưởng phụ cấp không? Xử lý khi bị cắt tiền phụ cấp của người lao động không có thông báo? Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương?

Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế thu nhập cá nhân? Phụ cấp nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội? Có được khấu trừ nợ vào phụ cấp lương của người lao động?

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp? Các loại thuế trong kinh doanh tại Việt Nam? Xử lý vi phạm hành chính khi doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng thuế? Kinh doanh tại Việt Nam phải nộp các khoản thuế nào? Cách tính thuế khi kinh doanh?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp? Các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh?

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai? Quy định giấy khám thai hưởng BHXH? Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc để khám thai? Hồ sơ hưởng chế độ khi khám thai?

Có mấy hình thức đầu tư? Quy định về các hình thức đầu tư ở Việt Nam. Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2022. Quy định mới của Luật đầu tư 2022 hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Sự kiện bất khả kháng là gì? Điều kiện của sự kiện bất khả kháng? Dịch bệnh có phải là sự kiện bất khả kháng? Phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng?

Video liên quan

Chủ Đề