Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán viên là gì

Hotline: 0977147375

Kế toán viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán trong bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện các công việc của một hoặc nhiều phần hành hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị.

Tiêu chuẩn để trở thành kế toán viên:

Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị
Hiểu rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật khác về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, và thông tin kinh tế có liên quan
Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước
Biết xây dựng phương án kế hoạch các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, có kỹ năng soạn thảo văn bản
Am hiểu các thủ tục hành chính, chương trình cải cách hành chính của ngành, của Chính phủ; am hiểu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tình hình kinh tế xã hội xung quanh hoạt động nghiệp vụ của ngành, quốc gia
Biết phương pháp nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và quốc tế
Biết tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị
Có khả năng tiếp thu, nắm bắt và tổ chức điều hành các kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử
Có trình độ độc lập tổ chức làm việc, am hiểu tình hình kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế.

Nhiệm vụ cụ thể của kế toán viên:

Tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc phụ trách
Tổ chức mở sổ, ghi và khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin thuộc phần hành, phần việc được phân công hoặc phụ trách
Lập, duyệt báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ thuộc phần việc kế toán mình thực hiện và lập báo cáo kế toán định kỳ được kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước phụ trách phần hành và kế toán trưởng về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo và chuyên môn nghiệp vụ của mình
Cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình cho bộ phận liên quan
Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách
Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định
Chủ trì lập các dự toán và tham gia xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí
Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí
Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên thuộc phần hành và các bộ phận liên quan. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp trên
Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các chế độ tài chính, thống kê, kế toán và quy chế, quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các chuẩn mực kế toán
Tham gia, nghiên cứu xây dựng các văn bản Quy phạm pháp luật về kế toán; các văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ nghiệp vụ kế toán
Đề xuất ý kiến với lãnh đạo, đơn vị kế toán cấp trên giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán.

Điều kiện để thi nâng ngạch kế toán viên phải có các văn bằng chứng chỉ sau:

Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên
Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên
Có ngoại ngữ trình độ B trở lên [một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức] hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc
Có trình độ tin học văn phòng [các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet] và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.

Mẫu đơn đăng ký học Chứng chỉ kế toán viên tại đây

Tham khảo thêm: Kế toán viên chính là gì?

Để được tuyển dụng vào làm việc trong doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ kế toán – trở thành kế toán trưởng hay tự kinh doanh dịch vụ này, bạn cần phải có chứng chỉ kế toán viên. Vậy thì chứng chỉ kế toán viên là gì? Có điều gì cần biết về kỳ thi cấp loại chứng chỉ này? Chứng chỉ kế toán viên có thời hạn bao lâu? Tất cả sẽ được ACC giải đáp qua bài viết dưới đây!

Chứng chỉ kế toán viên có thời hạn bao lâu [Cập nhật 2022]

Vấn đề chứng chỉ kế toán viên có thời hạn bao lâu được quy định tại:

– Luật Kế toán 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

– Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên. [Thay thế Thông tư số 129/2012/TT -BTC ngày 09/8/2012].

Chứng chỉ kế toán viên [trước đây gọi là chứng chỉ hành nghề kế toán] là chứng chỉ công nhận trình độ, năng lực của một kế toán viên do Bộ Tài chính cấp sau khi người dự thi hoàn thành đạt yêu cầu kỳ thi cấp chứng chỉ được tổ chức hàng năm.

Tại Điều 22 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định: Chứng chỉ kế toán viên có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán.

Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 199/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính thì thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng được quy định chứng chỉ bồi dưỡng kế toán có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.

Bắt đầu từ năm 2017, vào quý III hoặc quý IV hàng năm, Bộ Tài chính sẽ tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ kế toán dành cho những nhân viên kế toán muốn sở hữu loại chứng chỉ này. Trước kỳ thi chậm nhất 60 ngày, Hội đồng thi sẽ đưa thông báo chính thức lên các phương tiện truyền thông đại chúng .

Điều kiện dự thi:

Người muốn dự thi kỳ thi cấp chứng chỉ kế toán viên phải là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán. Hoặc có bằng tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành khác với tổng số học trình [tiết học] các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình cả khóa học. Hoặc có bằng tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán.

– Có thời gian làm việc thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học [hoặc sau đại học] đến thời điểm đăng ký dự thi.

– Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định.

Hồ sơ dự thi:

Ứng viên tham gia đăng ký dự thi cấp chứng chỉ kế toán viên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Phiếu đăng ký dự thi Kế toán viên có xác nhận của đơn vị nơi ứng viên đang công tác hoặc của UBND địa phương cư trú.

– Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế của ứng viên dự thi.

– Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của đơn vị nơi ứng viên đang công tác hoặc của chính quyền địa phương cư trú.

– Bản sao công chứng các văn bằng được quy định tại mục điều kiện dự thi. Nếu người dự thi tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình của tất cả các môn học.

– 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

Người đăng ký dự thi cần phải nộp đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục trên thì mới được Hội đồng thi hoặc đơn vị được Hội đồng thi ủy quyền chấp nhận hồ sơ cùng với lệ phí 200.000 đồng/ môn thi.

Nội dung thi:

Người đăng ký dự thi cấp chứng chỉ kế toán viên cần phải hoàn thành bài thi viết trong vòng 180 phút với 4 môn thi sau:

– Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp

– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

– Thuế và quản lý thuế nâng cao

– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

Xác định kết quả thi:

Với mỗi môn thi đạt từ 5 điểm trở lên, người dự thi sẽ được công nhận đạt yêu cầu và sẽ được cấp chứng chỉ kế toán viên. Điểm của một môn thi đạt yêu cầu sẽ được bảo lưu trong vòng 3 năm. Ví dụ trường hợp dự thi 4 môn nhưng có 1 môn dưới điểm 5 thì kết quả 3 môn kia sẽ được bảo lưu trong vòng 3 năm tiếp theo, năm sau, ứng viên chỉ cần thi lại môn chưa đạt yêu cầu đó để được nhận chứng chỉ kế toán viên.

Cấp chứng chỉ kế toán viên:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính sẽ cấp chứng chỉ kế toán viên cho người đạt điểm yêu cầu. Trường hợp làm mất chứng chỉ kế toán viên sẽ không được cấp lại.

Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi chứng chỉ kế toán viên có thời hạn bao lâu. Kính mong quý khách hàng đón đọc.

Video liên quan

Chủ Đề