Cho người nước ngoài mượn tài khoản ngân hàng

STO - Khi bị cơ quan công an triệu tập để làm việc, L.T.K, ngụ tại quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa hết bàng hoàng. Thông qua mạng xã hội, K quen biết với một người nước ngoài và cho người này sử dụng tài khoản ngân hàng [dịch vụ ATM] mà không biết đối tượng sử dụng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo và yêu cầu các bị hại chuyển tiền vào tài khoản của K, sau đó rút tại các điểm giao dịch trong và ngoài nước. Tổng số tiền đối tượng chiếm đoạt của các bị hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Sau khi củng cố các tài liệu liên quan, Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh Sóc Trăng mời đương sự L.T.K để làm rõ số tiền của các bị hại đã chuyển vào tài khoản của K.

Đương sự K khai nhận, thông qua mạng xã hội đã quen biết được Jimmy [tên đã thay đổi]. Jimmy đã yêu cầu K lập một tài khoản ngân hàng để thực hiện các hoạt động làm ăn với các đối tác trong nước. Jimmy không nói rõ làm gì và K cũng không nhận được bất cứ một lợi ích nào từ việc cho đối tượng mượn tài khoản. K cũng không biết tài khoản của mình đã được sử dụng để thực hiện bao nhiêu giao dịch, những giao dịch đó nội dung gì. Khi bị các bị hại gọi vào số điện thoại [số điện thoại đăng ký liên hệ khi cần thông báo về tài khoản], K mới biết tài khoản của mình bị Jimmy sử dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Đại diện chi nhánh ngân hàng nơi K thực hiện giao dịch cũng gọi điện thoại yêu cầu K đến ngân hàng để xác nhận các số dư [có] trong tài khoản nhưng K không đến vì không biết nguồn gốc của số dư trong tài khoản của mình; đồng thời yêu cầu ngân hàng tự xử lý số dư nói trên.

Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh trao trả lại tài sản cho chị T.T.H.H. Ảnh: H.Nhân

Từng là nạn nhân của kẻ lừa đảo, bà T.T.H.H ngụ tại Phường 3 [TP. Sóc Trăng] cho biết có người tự xưng là K gọi vào số điện thoại thông báo có một món quà từ nước ngoài gửi về, yêu cầu chuyển 27 triệu đồng vào số tài khoản để nộp thuế hải quan. Khi bà H yêu cầu được xem quà thì người tự xưng là K trả lời quà để trong kho không xem được. Sau một vài câu dụ dỗ “ngon ngọt”, bà H đã chuyển số tiền vào tài khoản của người tự xựng là K cung cấp.

Khi thực hiện xong giao dịch, bị hại gọi điện cho đối tượng nhưng không liên lạc được, nghi ngờ mình bị lừa đảo nên bị hại đã đến trình báo với Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh Sóc Trăng. Trên tinh thần trách nhiệm, Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh đã nhanh chóng xác minh, phối hợp với ngân hàng thu hồi, trả lại tài sản cho bà T.T.H.H.

Sau đó, Phòng An ninh Kinh tế và các đơn vị nghiệp vụ, Công an TP. Sóc Trăng nhận được nhiều tin báo tương tự. Phần lớn các bị hại thông qua các mối quan hệ, kết bạn trên mạng xã hội, bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Thông qua vụ việc nêu trên, cơ quan công an cảnh báo với mọi người dân đừng nghe theo lời người lạ yêu cầu chuyển tiền để nhận quà, thưởng hoặc cho các đối tượng sử dụng tài khoản cá nhân, vô tình tiếp tay cho đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, có thể trở thành đồng phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 96/2014/NĐ-CP, ngày 17-10-2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; trong đó các hành vi sau sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, trường hợp nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, bao gồm: Hành vi sử dụng các giấy tờ tùy thân giả mạo để đăng ký mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, sau đó bán lại cho người khác vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi bị cấm, như: Hành vi cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán; hành vi mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh; hành vi sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Thanh Phong

Rủi ro khi cho mượn tài khoản ngân hàng

Cho người khác mượn tài khoản để gửi tiền có những rủi ro gì? Người khác chuyển tiền không rõ nguồn gốc vào tài khoản của mình có vấn đề gì không?

Trả lời

Theo quy định của thông tư 23/2014/TT-NHNN [sửa đổi bởi thông tư 02/2019/TT-NHNN] về việc uỷ quyền thanh toán như sau:

Điều 4. Ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán1. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.

3. Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền [trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu].

Như vậy, theo quy định của pháp luật chủ tài khoản có thể uỷ quyền thanh toán cho người khác nhưng phải lập thành văn bản và gửi tới tổ chức nơi mở tài khoản.

Truy cứu trách nhiệm hình sự do tài sản có nguồn gốc bất chính

Trường hợp số tiền có nguồn gốc bất chính có thể bị xử lý theo điều 324 bộ luật hình sự 2015 về tội rửa tiền

Điều 324. Tội rửa tiền1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a] Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;b] Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;c] Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;d] Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a] Có tổ chức;b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c] Phạm tội 02 lần trở lên;d] Có tính chất chuyên nghiệp;đ] Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;e] Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;g] Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;h] Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:a] Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b] Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;c] Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;b] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;c] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;d] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ] Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu người mượn tài khoản sử dụng tài khoản để lừa đảo người khác, chủ tài khoản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do đồng phạm.

Bài viết liên quan

.

Cập nhật lúc: 21:15, 18/08/2020 [GMT+7]

Do cả tin hay chỉ vì món lợi nhỏ trước mắt mà nhiều người dễ dàng cho người khác mượn chứng minh nhân dân [CMND] để mở thẻ ATM hoặc mượn tài khoản ATM để thực hiện các giao dịch cá nhân dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường... Nhiều trường hợp phải đối mặt với món nợ của người khác, bị vướng vào các tranh chấp không đáng có phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để được “minh oan”.

Nhiều ngân hàng khuyến cáo khách hàng phải cảnh giác khi cho người khácc mượn tài khoản ngân hàng. Trong ảnh: Khách hàng đăng ký mở tài khoản tại một ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.Biên Hòa. Ảnh minh họa: Kim Liễu

* Bỗng dưng… thành “con nợ”

Bà N. [ngụ TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương] cho biết, mấy tháng nay bà và những người thân trong gia đình mất ăn mất ngủ vì món nợ từ “trên trời” rơi xuống, bà đã tìm đến điểm tư vấn pháp luật của Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai, đặt tại trụ sở Báo Đồng Nai để nhờ tư vấn cách giải quyết.

Theo trình bày của bà N., bà hiện là nhân viên văn phòng tại một công ty chuyên cung cấp các thiết bị lọc nước tại tỉnh Bình Dương. Đầu năm 2019, bà có cho giám đốc công ty mượn tài khoản ngân hàng để nhận tiền của khách hàng tên T. chuyển đến. Lúc đó vị giám đốc này lấy lý do tài khoản công ty bị trục trặc, không giao dịch được nên bà N. đồng ý giúp. Sau đó, bà đã rút toàn bộ số tiền mà ông T. chuyển đến khoảng 400 triệu đồng đưa cho giám đốc và được người này trích lại cho 10% .

“Không ngờ đến cuối năm 2019, khi công ty kết toán công nợ trên sổ sách thể hiện khách hàng T. chưa thanh toán số tiền mua hàng trên nên yêu cầu người này trả tiền, phía khách hàng đã đưa ra các chứng từ chuyển tiền cho tôi. Thế nhưng lúc này giám đốc công ty lại cho rằng, không hề nhận số tiền trên từ tôi nên vụ việc được chuyển cho tòa án giải quyết” - bà N. kể.

Hiện bà N. rất lo lắng vì đang đối mặt với việc phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại số tiền mà ông T. đã chuyển cho bà do các chứng từ giao dịch từ ngân hàng thể hiện bà N. đã nhận và đã rút toàn bộ số tiền trên. Trong khi đó, số tiền ông T. chuyển đến bà đưa trực tiếp cho giám đốc và không có chứng từ gì để chứng minh.

Tương tự, chuyện của ông H. [ngụ P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa] làm nghề chạy xe ôm cũng là một bài học cảnh giác cho những người nhẹ dạ cả tin. Cách đây 2 tháng, ông H. có chở một người đàn ông đi từ TP.Biên Hòa đến TP.HCM. Trên đường đi người này cho biết, hiện có đối tác đề nghị cung cấp tài khoản để họ chuyển tiền đến. Vì rất cần tiền làm ăn nhưng CMND đã bị mất nên anh ta đề nghị ông H. cho mượn CMND để làm thẻ ATM. Sau khi vào ngân hàng làm xong các thủ tục ông H. nhận lại CMND và được trả 1 triệu đồng.

Mới đây, ông H. bất ngờ nhận được giấy thu hồi nợ gửi đến nhà yêu cầu phải trả cho Công ty X. 300 triệu đồng theo hợp đồng ủy quyền của doanh nghiệp này trước đây đã chuyển tiền vào tài khoản ATM mang tên ông, ông H. mới “tá hỏa”.

* Cẩn trọng khi cho mượn tài khoản ngân hàng

Trao đổi về trường hợp của ông H., luật sư Ngô Văn Định, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh cho rằng, việc ông H. cho người khác mượn CMND là không đúng quy định pháp luật. Để làm sáng tỏ vụ việc, ông H. cần làm đơn kiến nghị gửi công an cấp huyện nơi ông cư trú đề nghị giúp đỡ. Bởi sự việc rắc rối phát sinh sau khi ông cho mượn CMND, sau đó có sự can thiệp từ công ty thu hồi nợ nên nhiều khả năng đây là hành vi cấu kết của nhiều người để buộc ông phải trả tiền.

Theo luật sư Định, khi mở tài khoản ngân hàng đứng tên của mình nhưng lại giao thẻ cho người khác sử dụng tức là mở thẻ hộ người khác nhưng thông tin hoàn toàn là của mình. Điều này rất dễ dẫn đến một loạt hệ lụy khó lường về sau như trường hợp ông H. Người mở tài khoản có thể phải chịu các khoản nợ phát sinh trên thẻ mình mở ra. Nếu biết rõ người nhờ mở thẻ để thực hiện hành vi phạm tội thì tùy từng trường hợp có thể bị xử lý về hành vi đồng phạm giúp sức, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Để tránh những rủi ro không đáng có, nếu ai đã lỡ đứng ra mở hộ tài khoản ngân hàng cho người khác sử dụng bằng tên của mình thì nên báo với ngân hàng để tránh các rủi ro phát sinh và có thể yêu cầu ngân hàng khóa thẻ” - luật sư Định cảnh báo.

Liên quan đến việc sở hữu tài khoản ngân hàng, ông Phạm Quốc Bảo, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai cho rằng, việc cho người khác sử dụng tài khoản ngân hàng của mình để giao dịch là điều hoàn toàn không nên làm. Để tránh hệ lụy xảy ra, mọi người phải luôn cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp các thông tin bao gồm số thẻ, hiệu lực thẻ, mã số bảo vệ in trên mặt sau thẻ, mật khẩu giao dịch ngân hàng trực tuyến, mã PIN cho người khác, kể cả nhân viên ngân hàng. Đặc biệt, nên cẩn trọng khi cho người khác mượn tài khoản của mình, trong trường hợp cần thiết thì chủ tài khoản ủy quyền cho người khác sử dụng và việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra khuyến cáo người dân không mở hộ hoặc cho mượn giấy tờ tùy thân để đăng ký mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, các hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong đó, những trường hợp nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu gây thiệt hại.

Kim Liễu

Video liên quan

Chủ Đề