Chính phủ mỹ đóng cửa bao lâu dài nhất

Trong suốt lịch sử nước Mỹ, chính phủ đóng cửa bị coi là biểu tượng của sự rối loạn. Trước 0 giờ ngày 22-12-2018, Chính phủ Mỹ từng đóng cửa 20 lần trong quá khứ kể từ khi quy trình ngân sách hiện đại được đưa vào thực thi. Đạo luật Ngân sách năm 1974 nêu rõ, chính phủ liên bang sẽ phải ngừng hoạt động khi kinh phí không được phê duyệt. Tình trạng đóng cửa chính phủ hiện nay đã xôđổkỷ lục năm 1995 khi chính phủ của Tổng thống Bill Clinton phải đóng cửa trong 21 ngày do những bất đồng giữa tổng thống và quốc hội. Thống kê của tờNew York Timescòn cho thấy, tính đến thời điểm này, ông Donald Trump là tổng thống có số lần chính phủ đóng cửa nhiều thứ 3 trong lịch sử hiện đại của xứ cờ hoa, sau Tổng thống Jimmy Carter với 5 lần và Tổng thống Ronald Reagan với 8 lần.

Chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã đóng cửa từ ngày 22-12-2018 do những bất đồng giữa ông chủ Nhà Trắng và đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện về dự luật chi tiêu chính phủ, trong đó có cả đề xuất ngân sách xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico do ông Donald Trump đề xuất. Tình trạng chính phủ đóng cửa dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài khi hiện không có bất cứ cuộc gặp nào giữa quan chức Nhà Trắng và các nghị sĩ được lên kế hoạch.

Một tuyến đường tại Công viên Quốc gia Arches, bang Utah phải ngưng hoạt động do tình trạng Chính phủ Mỹ đóng cửa. Ảnh:Reuters.

Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông chưa tuyên bố lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm chấm dứt tình trạng đóng cửa một phần chính phủ. Trả lời phỏng vấn hãng tinFox Newsvề nguyên nhân chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ngay lập tức, Tổng thống Donald Trump khẳng định muốn cho các nghị sĩ Dân chủ thêm thời gian để có thể đạt được thỏa thuận về chi phí 5,7 tỷ USD xây dựng bức tường biên giới với Mexico do ông đề xuất. Tổng thống Donald Trump khẳng định: "Các nghị sĩ đảng Dân chủ có thể giải quyết tình trạng đóng cửa một phần chính phủ trong vòng 15 phút... Tôi đang ở Nhà Trắng và sẵn sàng để ký thỏa thuận".Ngày 12-1, trên mạng xã hộiTwitter, ông chủ Nhà Trắng đã đưa ra hàng loạt tuyên bố để bảo vệ lập trường của mình và thúc giục phe Dân chủ nhanh chóng trở lại Washington sau kỳ nghỉ để chấm dứt cái mà ông gọi là "cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất tại biên giới phía nam".

Giới phân tích nhận định, việc chính phủ đóng cửa một phần kéo dài nhiều ngày đang gây tác động tiêu cực đến đời sống xã hội nước Mỹ. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cảnh báo, Mỹ có thể mất xếp hạng tín dụng AAA nếu chính phủ tiếp tục đóng cửa làm rối loạn chức năng của các cơ quan quản lý, dẫn đến việc vượt quá giới hạn nợ của quốc gia. Trong khi đó, ông Beth Ann Bovino, Kinh tế trưởng của hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu S&P cho biết, với khoảng 1/4 số nhân viên liên bang bị ảnh hưởng, ước tính việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần khiến nền kinh tế này thất thoát khoảng 1,2 tỷ USD/tuần và dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng nếu thời gian còn kéo dài. “Với mức này, trong hai tuần nữa, nền kinh tế Mỹ sẽ thiệt hại nhiều hơn khoản 5,7 tỷ USD mà Tổng thống Donald Trump yêu cầu cho bức tường biên giới với Mexico”, ông Bovino cho hay.

Ông Bovino cũng nhận định, việc chính phủ đóng cửa đã bắt đầu tác động đến mọi khía cạnh đời sống của người dân Mỹ. 380.000 nhân viên liên bang nghỉ việc không lương và 420.000 người trong các cơ quan chính phủ làm việc không lương đang chật vật với các khoản thanh toán. Công ty bất động sản Zillow ước tính những người này nợ 438 triệu USD/tháng tiền thuê nhà và các khoản vay thế chấp khác. Tại Washington, nơi tập trung khoảng 20% số nhân viên liên bang, các nhà hàng đang “giậm chân tại chỗ”, dịch vụ taxi đình trệ cũng như hoạt động giao thông im ắng bất thường.Trong khi đó, hãng Bloomberg ước tính, các nhà thầu của chính phủ hiện mất 200 triệu USD/ngày, dẫn đến doanh thu của những “ông lớn” trong ngành quốc phòng như Boeing, General Dynamics và Leidos sụt giảm.

BÌNH NGUYÊN

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Trump và phe Dân chủ đã đạt được một thỏa thuận pháp lý không bao gồm khoản ngân sách xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico.

Tuy nhiên, dự luật này đặt ra thời hạn 3 tuần, tức là đến ngày 15/2 tới, để các nghị sỹ và Nhà Trắng thảo luận về an ninh biên giới.

Dự luật trên đã được Thượng viện Mỹ thông qua với số phiếu áp đảo và cũng được Hạ viện Mỹ phê chuẩn ngay sau đó.

Trong những ngày qua, bất đồng quan điểm về khoản ngân sách 5,7 tỷ USD dành cho việc xây dựng bức tường tại biên giới với Mexico là nguyên nhân khiến hai phe Dân chủ và Cộng hòa không thể thống nhất về ngân sách chính phủ cho tài khóa 2019, khiến Chính phủ Mỹ bị đóng cửa một phần kể từ ngày 22/12/2018.

Cho đến nay, chính quyền Tổng thống Trump và lãnh đạo phe Dân chủ tại Quốc hội đã tiến hành một số vòng đàm phán tháo gỡ bế tắc, song đều không dẫn đến kết quả khả quan.

Đợt đóng cửa chính phủ một phần này là dài nhất trong lịch sử Mỹ và đã ảnh hưởng tới 1/4 cơ quan liên bang với khoảng 800.000 nhân viên liên bang phải nghỉ việc hoặc làm việc không lương.

Tuy nhiên, ông Donald Trump vẫn cảnh báo sẽ tiếp tục đóng cửa chính phủ hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp nếu không có đột phá trong dự án xây bức tường biên giới trị giá 5,7 tỷ USD trong vòng 3 tuần tiếp theo.

"Trong một thời gian ngắn, tôi sẽ ký một dự luật để mở chính phủ. Trong 21 ngày tới, tôi hy vọng rằng cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ hoạt động với thiện chí" - ông nói.

Nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo: "Nếu chúng tôi không nhận được một thỏa thuận công bằng từ Quốc hội, chính phủ sẽ đóng cửa một lần nữa vào ngày 15.2 hoặc tôi sẽ sử dụng các quyền hạn của mình theo luật pháp và Hiến pháp Mỹ để giải quyết tình trạng khẩn cấp này".

Thu Hà


ĐỨC THÀNH

Tình trạng Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần xuất phát từ bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Hạ viện nước này do đảng Dân chủ kiểm soát, chung quanh việc xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico trị giá 5,7 tỷ USD, đã kéo dài 22 ngày liên tiếp và là đợt kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đến nay vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sẽ sớm xuất hiện “ánh sáng cuối đường hầm”.

Cả Tổng thống Trump lẫn Hạ viện vẫn đang đổ lỗi cho nhau về bế tắc dẫn đến tình trạng Chính phủ Mỹ đóng cửa kéo dài. Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Trump một lần nữa kêu gọi các nghị sĩ Dân chủ đàm phán nhằm khai thông bế tắc. Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump nêu rõ: “Các nghị sĩ đảng Dân chủ nên quay trở lại Washington và nỗ lực để chấm dứt tình trạng đóng cửa một phần chính phủ, đồng thời kết thúc cuộc khủng hoảng nhân đạo khủng khiếp tại khu vực biên giới phía nam đất nước. Tôi đang ở Nhà trắng đợi các vị”.

Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi kêu gọi Tổng thống Trump đưa ra phương án tiếp theo nhằm chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ một phần. Trước đó, Hạ viện Mỹ ngày 11-1 đã thông qua dự luật cấp ngân sách và mở cửa trở lại Bộ Nội vụ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường [EPA] cùng một số cơ quan liên bang khác chịu ảnh hưởng của tình trạng đóng cửa chính phủ. Mặc dù vậy, dự luật này có nguy cơ bị Thượng viện bác bỏ và có thể bị Nhà trắng phủ quyết. Đây là một phần trong hàng loạt dự luật mà các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện thúc đẩy trong tuần qua, nhằm gây sức ép đối với phe Cộng hòa ở Thượng viện cũng như Nhà trắng, trong bối cảnh tình trạng đóng cửa chính phủ vẫn tiếp diễn.

Các chuyên gia nhận định, tình trạng Chính phủ liên bang Mỹ phải đóng cửa một phần khiến nền kinh tế nước này thất thoát ít nhất 1,2 tỷ USD/tuần và dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng nếu thời gian còn kéo dài. Việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần đã tác động mọi khía cạnh đời sống của người dân “xứ cờ hoa”. Khoảng 800.000 nhân viên liên bang đã không được nhận lương. Ngày 10-1, Hạ viện Mỹ đã thông qua hai dự luật giúp khôi phục hoạt động của Bộ Nông nghiệp, Bộ Giao thông và nhiều cơ quan chính phủ khác vốn đã phải đóng cửa trong ba tuần qua. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã phớt lờ các dự luật này.

Trong bối cảnh trên, truyền thông Mỹ đưa tin Nhà trắng đang chuẩn bị kế hoạch tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cho phép Tổng thống Trump xúc tiến dự án xây dựng bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico. Theo đó, sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Nhà trắng sẽ cắt 13,9 tỷ USD từ quỹ dự phòng của Công binh lục quân cho các hoạt động ứng phó thảm họa, nhằm xây bức tường này.

Người dân Mỹ biểu tình yêu cầu chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ tại Boston ngày 11/1. Ảnh: AP.

22 ngày là thời gian đóng cửa lâu nhất của chính phủ Mỹ trong lịch sử nước này. Trước đó, chính quyền Bill Clinton từng đóng cửa 21 ngày do những bất đồng giữa tổng thống và quốc hội, kéo dài từ tháng 12/1995 tới tháng 1/1996, CNN đưa tin.

Đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng đóng cửa sẽ sớm chấm dứt. Khoảng 800.000 nhân viên liên bang đã bị ảnh hưởng khi phải làm việc mà không được trả lương hoặc bị sa thải.

Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần sau khi ngân sách hoạt động hết hạn mà Tổng thống Donald Trump và phe Dân chủ trong quốc hội chưa thể thống nhất kế hoạch chi tiêu. Tổng thống yêu cầu khoản tiền 5,7 tỷ USD để xây bức tường ở biên giới với Mexico, nhưng đảng Dân chủ không đồng ý, cho rằng biện pháp này không hiệu quả và chỉ tạo ra khủng hoảng nhân đạo cho những người di cư dễ bị tổn thương.

Trump những ngày gần đây liên tục đề cập tới khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong nỗ lực nhằm huy động ngân sách xây tường biên giới phía nam mà không cần quốc hội thông qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định động thái trên sẽ vấp phải nhiều thách thức pháp lý và sự phản đối mạnh mẽ từ các nghị sĩ Dân chủ.

Vũ Hoàng

Video liên quan

Chủ Đề