Chiều cao trung bình thanh niên việt nam

Sáng nay, 15.4, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã công bố kết quả điều tra toàn quốc về dinh dưỡng năm 2019 - 2020.

Tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, điều tra này thực hiện trên 22.400 hộ gia đình trên cả nước, cập nhật tình hình dinh dưỡng, mức tiêu thụ thực phẩm, qua đó cung cấp số liệu cho nghiên cứu để can thiệp dinh dưỡng hiệu quả.

Theo Thứ trưởng Tuyên, "qua kết quả điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020, chúng ta có cơ sở khoa học xây dựng chiến lược can thiệp dinh dưỡng đến năm 2030 phù hợp với các nhóm đối tượng".

Kết quả điều tra cho thấy, chiều cao thanh niên Việt Nam thay đổi mạnh ở nhóm 18 tuổi. Chiều cao trung bình của nam giới 18 tuổi đạt 168,1 cm [năm 2020]. Chỉ số này đã tăng 3,5 cm so với năm 2010 [165,4 cm].

Chiều cao trung bình nữ 18 tuổi đạt 156,2 cm [năm 2020], đã tăng 1,4 cm so với năm 2010 [154,8 cm].

Trong khi đó, những năm trước, trung bình chiều cao người trưởng thành Việt Nam tăng khoảng 1 cm sau mỗi thập kỷ.

Đáng lưu ý, chiều cao của thanh niên cải thiện đồng thời với tình trạng dinh dưỡng, sự thiếu hụt vi chất đã được cải thiện. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em học đường [5 - 19 tuổi] đã giảm còn 14,8% [năm 2020]. Năm 2010, tỷ lệ này là 23,4%.

Tuy nhiên, điều tra cũng cho thấy, nhiều vấn đề dinh dưỡng cần can thiệp hiệu quả hơn, trong đó, tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng từ 8,5% [năm 2010] lên 19% [năm 2020].

Đặc biệt, thừa cân béo phì khu vực thành thị hiện đã lên đến 26,8%. Tại nông thôn, tỷ lệ này cũng ở mức cao: 18,3%; và miền núi là 6,9%.

Ngoài ra, tỷ lệ thiếu kẽm [vi chất liên quan đến tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhỏ] đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, với tỷ lệ 58% [ở nhóm trẻ 6 - 59 tháng tuổi], tại thời điểm năm 2020.

Khuyến nghị tăng thuế sản phẩm chứa nhiều đường

Tại lễ công bố, đại diện của Quỹ nhi đồng liên hợp quốc [UNICEF] cho rằng, tại Việt Nam, thanh thiếu niên trong độ tuổi 5 - 19 tuổi thừa cân béo phì vẫn tăng trong 10 năm qua. "Đáng lo ngại, tại đô thị, tỷ lệ này lên đến 26,8%, là tình hình khá khẩn cấp, cần can thiệp hiệu quả để giảm thừa cân béo phì", đại diện UNICEF đánh giá.

Tổ chức này cũng khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện tăng thuế sản phẩm chứa nhiều đường như các sản phẩm nước ngọt, vì các đồ uống này ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Nguồn thu từ việc đánh thuế này sẽ dành cho tái đầu tư can thiệp dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em.

Theo đại diện UNICEF, Việt Nam cần can thiệp dinh dưỡng cho nhóm dân số ưu tiên tại miền núi phía bắc, Tây Nguyên trong chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, do tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi tại các vùng này còn cao [37,4% và 28,8%].

Đồng thời, cần tìm ra cơ chế bảo trợ bền vững sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho cho trẻ suy dinh dưỡng, và về lâu dài cần được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Cùng với can thiệp dinh dưỡng hợp lý cho các gia đoạn phát triển [1.000 ngày đầu đời, lứa tuổi học đường...], để có được chiều cao tối đa khi trưởng thành, trẻ em cần được vận động thể chất, với thời gian khoảng 60 phút/ngày.

Người trưởng thành cũng cần duy trì hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, kiểm soát cân nặng, phòng ngừa bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường.

Nội dung này được nêu trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của ngành y tế trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2022-2030 do Sở Y tế TP xây dựng.

UBND TP Hà Nội cho biết hiện chiều cao của thanh niên 17 tuổi ở thành phố có sự thay đổi trong 5 năm qua. Năm 2016, chiều cao trung bình của thanh niên Hà Nội là 166,4 cm [với nam] và 157,2cm [với nữ]. Đến năm 2021, con số này tăng lần lượt lên 168,8 cm và 157,4 cm.

Trên bình diện cả nước, Bộ Y tế cho biết chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng lên sau 20 năm. Năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm, còn nữ là 155,6cm. Như vậy, nam và nữ thanh niên Hà Nội có chiều cao trung bình cao hơn mức cả nước.

Theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao không hoàn toàn do gene, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, dinh dưỡng, môi trường [bệnh tật], tâm lý, vận động thể lực, giấc ngủ.

Trong đó, yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao và yếu tố này không thể thay đổi được. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất để quyết định chiều cao, chiếm khoảng 32%. Tiếp đến là rèn luyện thể lực quyết định 22%. Còn lại là các yếu tố môi trường sống như: giấc ngủ, không khí, tiếng ồn, trạng thái cảm xúc vui, buồn, lo lắng, stress…

Có 2 giai đoạn tăng trưởng chiều cao quan trọng nhất cho trẻ, đó là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời của trẻ [từ khi thụ thai đến khi được tròn 2 tuổi] và giai đoạn tuổi dậy thì. Trong đó, trẻ phát triển chiều cao tốt nhất ở 10-16 tuổi [nữ] và 12-18 tuổi [nam]. Đây được xem là "giai đoạn vàng" cuối cùng để phát triển chiều cao của trẻ. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể tăng 8 - 12cm mỗi năm cho đến năm 20 tuổi. Điều này còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, luyện tập... TS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Các thực phẩm quan trọng giúp tăng trưởng chiều cao

Nhiều người cho rằng cho trẻ ăn nhiều trứng không tốt. Tuy nhiên theo tư vấn của TS Nga, trứng chứa nhiều axit amin hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, enzyme, là chất dinh dưỡng có vai trò lớn trong tăng chiều cao cho trẻ.

Trong 100g trứng gà có chứa 10,8g protein. Lòng đỏ trứng cung cấp chất béo, vitamin và khoáng chất cần cho sự phát triển. "Không nên kiêng trứng, có thể cho trẻ ăn 5-7 quả trứng/tuần, tốt cho sức khoẻ và sự tăng trưởng" - TS Nga nói.

Sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu canxi và protein, hỗ trợ phát triển xương và sức mạnh cơ bắp. Ngoài ra, thịt bò, gà giúp tăng chiều cao rất tốt bởi nó sở hữu hàm lượng protein cao. Cá béo giàu omega 3, vitamin D và protein hỗ trợ phát triển chiều cao.

Đậu nành chứa folate, vitamin, carbohydrate, chất xơ, lại có ít chất béo bão hòa và giàu protein, vitamin C và folate giúp cải thiện các mô và xương. Ngoài ra, đây là nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt. Theo khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ ăn các món chế biến từ đậu nành 2 lần/tuần.

Các loại rau lá xanh đậm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ, folate, vitamin K, magie, sắt và kali. Rau xanh còn là nguồn cung cấp canxi dồi dào rất có lợi cho việc tăng trưởng chiều cao của trẻ. Cha mẹ có thể bổ sung các loại rau xanh như rau chân vịt, cải xoăn, hoặc bông cải xanh... vào chế độ ăn của con, tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều rau ở trẻ nhỏ đang chậm lên cân, biếng ăn vì rau có ít năng lượng.

Cà rốt và các loại hạt như hạt lanh, óc chó, hạt hướng dương... đều giàu protein, chất béo lành mạnh, chất xơ có lợi cho sức khỏe và tăng mật độ xương. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần bổ sung dầu mỡ cho trẻ.

Uống vitamin D tăng chiều cao quá liều, hai anh em suy thận cấp2 anh em [3 tuổi và 1,5 tuổi] đã phải nhập viện trong tình trạng ngộ độc, suy thận cấp do uống vitamin D quá liều.

Chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là bao nhiêu?

Kết quả khảo sát được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê và Viện Dinh dưỡng quốc gia trong năm 2019-2020 cho biết, nam thanh niên Việt Nam có chiều cao trung bình là 168,1cm; trong khi nữ giới đạt 156,2cm.

16 tuổi cao bao nhiêu là đủ?

Tuổi Cân nặng Chiều cao
15 tuổi 115.0 lb [52.16 kg] 62.9" [159.7 cm]
16 tuổi 118.0 lb [53.52 kg] 64.0" [162.5 cm]
17 tuổi 120.0 lb [54.43 kg] 64.0" [162.5 cm]
18 tuổi 125.0 lb [56.7 kg] 64.2" [163 cm]

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO mới nhấtwww.nhathuocankhang.com › ban-tin-suc-khoe › bang-tieu-chuan-can-na...null

Chiều cao trung bình của người Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

Nghiên cứu do Tổ chức NCD Risk Factor Collaboration liên kết với Đại học Imperial College London của Anh thực hiện cho thấy, Việt Nam xếp thứ 15 với chiều cao trung bình của người dân là 159,01cm.

Thanh niên Việt Nam cao bao nhiêu?

Cụ thể, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam năm 2020 đạt 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010; nữ đạt 156,2 cm, tăng 2,6 cm.

Chủ Đề