Chiếc áo bà ba allintext tác giả và ca sĩ là ai?

Không biết tự bao giờ nhắc đến áo bà ba người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ.

Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thủa sơ khai, cũng là tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba. Không như người Bắc mặc váy, yếm hay áo tứ thân… bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ 18 là áo ngắn và quần dài. Về sau đến thế kỷ 19 đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban đầu ấy thành bộ y phục thông dụng mà chúng ta thấy ngày nay đó là bộ quần áo có tên bà ba. Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà ba Nam bộ phỏng theo y phục của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hoá. Cụ thể hơn đó là kiểu trang phục của người “BaBa”- một nhóm người Hoa sống trên đảo Pinang thuộc Malaysia ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định một điều rằng dù xuất xứ như thế nào thì bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam.

Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần như bó sát thân. Áo kết hợp với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chân đã làm đẹp thêm hình hài vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại.

Nếu so với các trang phục truyền thống trong và ngoài nước, thì có lẽ áo bà ba Nam bộ là bộ trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù hợp với quan điểm sống của người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã. Chỉ thế thôi nhưng nó đã dệt nên những bản hoà tấu nhẹ nhàng trầm bổng nối hai bờ quá khứ và hiện tại, làm nao lòng bao lữ khách qua đây.

Chiếc áo bà ba cũng đã đi vào ca khúc bất tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ đến mong manh. Nón lá đội nghiêng coi thường con sống dữ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời”.

Ngày nay, ta có thể thấy họ – những người con gái Nam bộ ấy đảm đang khi ra đồng, mềm mại trên những chuyến đò ngang, thấp thoáng đâu đây bên những rặng dừa, gió tung tà áo trên những chiếc cầu tre lắt lẻo hay bay bổng trong điệu hò điệu lý.

Áo là biểu tượng, là tâm hồn, là kết tinh của quê hương xứ sở, là hồn Việt trải qua mấy trăm năm kể từ khi cha ông ta khai phá mảnh đất phương Nam. Nhưng ngày nay cái đẹp thuần khiết ấy, những sắc màu dung dị ấy đang mai một dần đi. Cổ tròn, cổ tim hoặc cổ thìa vốn là đặc trưng của áo bà ba nhưng giờ đây dưới bàn tay biến tấu của các nhà thiết kế hoặc do sở thích cá nhân, cổ áo khi thấp, khi cao, khi trễ nải, lúc hình vuông, hình lá, lúc khoét rộng hở hang. Độ dài rộng ngắn hẹp của áo ư? Tuỳ thích! Ta biết đặc điểm của miền đất Nam bộ là nhiều kênh rạch sông nước, thừa nắng gió nên phải chít eo và xe tà thấp thôi để dù có đi làm hoặc đi chơi nắng gió sông nước chỉ đủ làm tung nhẹ tà áo mà không để làm mất đi vẻ e ấp kín đáo của người phụ nữ. Nhưng giờ đây người ta chít eo cao lên, vạt áo xe thật dài, xẻ thật cao gần về phía nách. Chắc để hở chút eo, chút lườn cho bắt mắt chăng?

Y phục xưa thường nhuộm màu đen, màu nâu, bằng lá bàng, vở cây đà, cây cóc hoặc trái dưa nưa [makloer]. Từ một bộ bà ba đen ban đầu, theo thời gian sở thích và nếp sinh hoạt thay đổi dần dần nó được hoàn thiện thêm với đủ các cung bậc trầm bổng của màu sắc, hoạ tiết, hoa văn. Nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có tâm huyết, muốn kế thừa và phát huy truyền thống của trang phục đã có những cải tiến, phá cách thành công để áo bà ba không những sống trong đời sống hàng ngày mà nó còn sống trên sân khấu thời trang, hoà nhịp cùng tiết điệu của cuộc sống hiện đại cùng bạn bè năm châu. Nhưng lại cũng có không ít mẫu mang những kiểu dáng, pha lẫn hoạ tiết, màu sắc, được cải biến một cách tuỳ tiện nếu không muốn nói là lố lăng, làm giảm thậm chí mất đi cái đẹp tự thân của bộ bà ba truyền thống [điều này ít nhiều xã xảy ra với áo dài, áo tứ thân, những kiểu trang phục của dân tộc ít người…], hình ảnh bộ bà ba đen nguyên sơ dân dã trở nên nhiều hình nhiều vẻ, loè loẹt sắc màu, thêu thùa biết bao hoa lá rồng phượng.

Khí hậu Nam bộ nóng nắng quanh năm nên áo được may bằng chất liệu mềm, mát, thanh mảnh, nay được may bằng những gấm những nhung. Các nhà thiết kế, nhà tạo mốt, trước khi thực thi những ý tưởng sáng tạo nào đó nên chăng hãy để tâm một chút tìm hiểu lịch sử, phong tục, phong cách sống, quan niệm về cái Chân-Thiện-Mỹ của mỗi bộ y phục, mỗi dân tộc, mỗi xứ sở, để nắm được cái hồn, cái nét đặc trưng của bộ y phục gốc để từ đó sẽ có những sự biến tấu, cải biên phù hợp, không lạm dụng mà vẫn kế thừa bản sắc văn hoá của dân tộc. Với áo bà ba nên chăng hãy chọn những hoạ tiết hoa văn mềm mại, dịu dàng, những màu săc tươi mới vừa phải đủ để hoà vào vườn hoa thời trang nhưng không làm mất đi vể đẹp riêng của áo?

Dù cuộc sống vội vã hơn, ồn ào hơn, dù thời gian có làm cho bao giá trị thay đổi đi, nhưng đó đây trên con đường thời gian đằng đẵng, mẹ ta, chị ta, em ta vẫn mặc chiếc áo ấy như một nét hồn quê vẫn còn ẩn hiện đâu đây, vẫy gọi ta tìm về bên cõi nhớ…

Theo Tạp Chí Người Đẹp

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Chiếc áo bà ba.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS [https://www.wikiwand.com].

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia [Why?]

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox

Sẽ có nhiều bất ngờ trong album Đức Tuấn hát Trần Thiện Thanh - Một ngày ta được yêu này, trong từng bài hát, từng bản hòa âm, đang chờ khán giả trải nghiệm.

ẢNH: CHANH NGUYỄN

Có thể nói, Đức Tuấn là ca sĩ trong nước duy nhất từ sau năm 1975 đến nay thực hiện riêng một album nhạc Trần Thiện Thanh. Vì sự đặc biệt này, Đức Tuấn và các cộng sự đã mất nhiều thời gian để tìm ra một lối đi khác vào không gian âm nhạc của Trần Thiện Thanh, vừa giữ được vẻ đẹp vốn có của những bài hát ấy, giữ được cái chất hào hoa mà Trần Thiện Thanh đã đưa vào những bài hát tưởng như rất bình dị của mình.

Và, như lời chia sẻ trên bìa CD của Đức Tuấn cùng những người tham gia: "Những bài hát ấy xứng đáng có một chỗ đứng trong hiện tại và tương lai với tất cả những nét tươi tắn, hào hoa, lịch lãm... đã được con người tài hoa ấy mang tới cho cuộc đời này".

Chỗ đứng trong hiện tại ấy, những nét tươi mới ấy chính là sự pha trộn khéo léo giữa Traditional Pop, Soul và Jazz, đã được nhà sản xuất - nhạc sĩ Thanh Tâm lựa chọn cho cuộc phiêu lưu âm nhạc lạ lùng nhất của Đức Tuấn kể từ lúc bắt đầu khởi sự làm ca sĩ tới bây giờ. Những bài hát của Trần Thiện Thanh, dù được viết bằng tiết điệu nào, kể cả bài hát đậm đà âm hưởng dân ca Nam bộ như Chiếc áo bà ba đã được đặt trong một bản hòa âm hoàn toàn mới lạ so với những gì trước đây mọi người đã quen.

Với Đức Tuấn hát Trần Thiện Thanh - Một ngày ta được yêu, nhạc sĩ Thanh Tâm đã cùng Đức Tuấn tạo ra một không gian âm nhạc đáng để tìm nghe và cảm nhận. Mà nói như Đức Tuấn, anh và ê kíp sản xuất sẵn sàng đón nhận những cảm xúc trái chiều, những nhận xét trái chiều khi giới thiệu màu sắc mới, khác lạ từ giai điệu quen thuộc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, nhưng trên tinh thần xây dựng, với cảm nhận khách quan, chân thành, chứ không phải từ định kiến. Bởi anh cho rằng, với âm nhạc, cần thoát khỏi những ràng buộc, thoát khỏi định kiến, để thưởng thức một cách thuần túy là cảm xúc.

 Album Đức Tuấn hát Trần Thiện Thanh - Một ngày ta được yêu gồm những bài hát phổ biến nhất của Trần Thiện Thanh như Mùa đông của anh, Trên đỉnh mùa đông [song ca với Hương Lan], Khi người yêu tôi khóc, Hàn Mặc Tử, Hoa trinh nữ, Lâu đài tình ái, Chuyện hẹn hò, Tình đầu tình cuối… đến những bài ít phổ biến hơn như Yêu, Yêu người như thế đó. Bài hát Chiếc áo bà ba, ca khúc hiếm hoi âm hưởng dân ca của Trần Thiện Thanh do Hương Lan và Đức Tuấn song ca, được cho vào phần "bonus" như một thử nghiệm thú vị khác lạ. 

Video liên quan

Chủ Đề