Chỉ số PCT trong máu thấp là gì

Nhiều người thường chỉ nghe đến xét nghiệm máu nói chung song trong máu có rất nhiều chất khác nhau, xét nghiệm máu định lượng các chất này có ý nghĩa riêng trong chẩn đoán y tế. Trong đó có xét nghiệm Procalcitonin có ý nghĩa đặc biệt trong chẩn đoán viêm do nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan.

1. Xét nghiệm Procalcitonin là gì?

Procalcitonin [PCT] là tiền chất của hormone calcitonin của tuyến giáp [chuỗi dài 116 acid amin]. Chất này được sản xuất bởi tế bào C của tuyến giáp, ở người bình thường nồng độ Procalcitonin trong máu duy trì ở mức thấp. Song một số loại tế bào khác trong cơ thể cũng có thể sản sinh Procalcitonin khi chúng bị tổn thương nặng, đặc biệt là do nhiễm khuẩn. Vì thế Procalcitonin được đánh giá là một loại marker đặc hiệu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết.

Procalcitonin là loại protein đặc hiệu của phản ứng viêm, nhiễm trùng

Thông thường khi cơ thể nhiễm khuẩn nặng, các tế bào tăng tổng hợp Procalcitonin và thường giải phóng từ gan. Thời gian đáp ứng tăng Procalcitonin là khoảng 2 giờ sau nhiễm khuẩn, trong huyết tương, thời gian bán hủy của Procalcitonin là từ 19 - 24 giờ.

Vì thế, xét nghiệm định lượng Procalcitonin có giá trị trong chẩn đoán nhiễm khuẩn, hỗ trợ điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh. Khi nhiễm khuẩn tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết toàn thân, sốc nhiễm khuẩn, Procalcitonin sẽ tăng cao đột biến. Khi tình trạng nhiễm khuẩn thuyên giảm, nồng độ Procalcitonin sẽ trở lại mức bình thường sau khoảng 2 - 3 ngày.

Ngoài ra, xét nghiệm Procalcitonin còn được còn dùng để phân biệt viêm do nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị bằng kháng sinh hay không. Mục đích này rất quan trọng bởi nếu lạm dụng kháng sinh cho bệnh lý không do nhiễm khuẩn sẽ gây tình trạng kháng thuốc, nếu bỏ sót bệnh lý nhiễm khuẩn sẽ gây đến hậu quả nghiêm trọng.

Xét nghiệm Procalcitonin giúp phân biệt bệnh do vi khuẩn và không do vi khuẩn

2. Khi nào cần xét nghiệm Procalcitonin?

Hiện nay, xét nghiệm Procalcitonin được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Chẩn đoán phân biệt các bệnh viêm do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn.

  • Theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn, phát hiện sớm và phòng ngừa biến chứng của nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là nhiễm trùng máu.

  • Tiên lượng cho các bệnh viêm nặng như hội chứng suy đa tạng, hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, viêm phúc mạc,

  • Chẩn đoán và theo dõi diễn biến nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu,

  • Đánh giá hiệu quả kháng sinh và lựa chọn liệu trình điều trị bằng kháng sinh phù hợp.

Ngoài ra, các trường hợp chấn thương, tổn thương không do nhiễm khuẩn nhưng để phòng ngừa chẩn đoán nhiễm khuẩn thứ cấp, xét nghiệm định lượng Procalcitonin cũng được thực hiện. Các triệu chứng nhiễm khuẩn nghi ngờ gồm:

  • Viêm, sưng mủ tại vị trí tổn thương [với tổn thương ngoài].

  • Sốt, ớn lạnh.

  • Đổ mồ hôi.

  • Cảm giác đau nhức dữ dội tại cơ quan hoặc vùng viêm.

  • Khó thở.

  • Nhịp tim đập loạn.

  • Tinh thần lơ mơ, mất tỉnh táo.

  • Huyết áp thấp.

  • Tiểu ít.

3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Procalcitonin và yếu tố ảnh hưởng

Kết quả xét nghiệm định lượng Procalcitonin có giá trị bổ sung, không phải là cơ sở để chẩn đoán và điều trị bệnh.

3.1. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Procalcitonin

Giá trị tiêu chuẩn của hàm lượng Procalcitonin:

  • Trẻ sau sinh dưới 72 giờ:

Chủ Đề