Chè thốt nốt dựa dẫm bao nhiêu calo?

Việc tiêu thụ đường thốt nốt tăng lên khi mùa đông bắt đầu vì nó giúp giữ ấm cơ thể từ bên trong. Quan trọng nhất, đường thốt nốt là một loại thực phẩm thay thế lành mạnh cho đường mà chúng ta đều biết là không tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Nội dung chính
  • 2. Có thể giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh
  • 3. Giữ ấm cho bạn từ bên trong
  • 4. Tăng khả năng miễn dịch
  • 5.Giúp ngăn ngừa giữ nước
  • 6.Cách làm nước thốt nốt
  • 7. Lưu ý quan trọng
  • Tin liên quan
  • Cách làm nước thốt nốt
  • Nước thốt nốt bao nhiêu calo?
  • Uống nước thốt nốt có béo không?
  • Video liên quan

Bạn sẽ rất vui khi biết rằng bạn có thể nhân đôi tất cả những lợi ích này của đường thốt nốt chỉ bằng cách sử dụng thủ thuật đơn giản này. Pha đường thốt nốt với nước ấm có thể làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe của bạn. Đây là cách thực hiện.

Đường thốt nốt rất giàu chất sắt, chất chống ô xy hóa và vitamin C và đun sôi nó với nước có thể làm cho nó tốt hơn.

Dưới đây là 5 lợi ích sức khỏe của việc uống nước đường thốt nốt nóng, theo Times of India.

Mùa đông là mùa cúm chính thức. Đường thốt nốt có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn, ngăn ngừa nguy cơ bị ốm. Các vitamin và khoáng chất trong đường thốt nốt thậm chí có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh cúm theo mùa. Các hợp chất phenolic trong đường thốt nốt có thể chống lại stress ô xy hóa và thư giãn cơ thể của bạn, tăng khả năng chống nhiễm trùng, theo Times of India.

2. Có thể giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh

Bệnh nhân tiểu đường và tiền tiểu đường phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa đường thốt nốt vào chế độ ăn uống

Ảnh minh họa: Shutterstock

Uống nước thốt nốt ấm vào buổi sáng có thể giúp làm dịu dạ dày, thải độc và cải thiện tiêu hóa. Nó giúp ngăn ngừa tình trạng a xít, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Đường thốt nốt giúp tiết dịch vị và do đó hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

3. Giữ ấm cho bạn từ bên trong

Đặc tính ấm áp của đường thốt nốt khiến nó trở thành một trong những món ăn ngon nhất cho mùa đông. Nó giúp ổn định nhiệt độ cơ thể của bạn. Nó giúp làm giãn nở các mạch máu, từ đó tạo ra hơi ấm trong cơ thể.

Nó cũng giúp tăng cường sự trao đổi chất của bạn và giúp giải độc cơ thể của bạn.

4. Tăng khả năng miễn dịch

Người ta nói rằng các khoáng chất và chất chống ô xy hóa trong đường thốt nốt có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp mọi người phục hồi sau bệnh cúm theo mùa. Mặc dù không có bằng chứng khoa học khẳng định điều tương tự, nhưng điều chắc chắn là nó có thể thúc đẩy mức năng lượng của mọi người khi họ bị ốm, giúp quá trình hồi phục nhanh hơn, theo Times of India.

5.Giúp ngăn ngừa giữ nước

Giữ nước có thể dẫn đến tăng cân. Kali trong đường thốt nốt có thể giúp quản lý sự cân bằng điện giải trong cơ thể và do đó giảm giữ nước, giúp giảm cân.

6.Cách làm nước thốt nốt

Để làm thức uống này, tất cả những gì bạn cần là bột đường thốt nốt, một ly nước nóng và một thìa cà phê nước cốt chanh [không bắt buộc].

Chỉ cần pha một thìa bột đường thốt nốt trong nước nóng, thêm nước cốt chanh để tăng hương vị và hàm lượng vitamin C. Đồ uống của bạn đã sẵn sàng.

7. Lưu ý quan trọng

Không lạm dụng đường thốt nốt. Mặc dù đường thốt nốt là một thay thế lành mạnh cho đường, nhưng bệnh nhân tiểu đường và tiền tiểu đường phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa nó vào chế độ ăn uống của họ. Điều này là do đường thốt nốt có chỉ số đường huyết cao, có thể khiến lượng đường tăng đột biến, theo Times of India.

Tin liên quan

Nước thốt nốt có vị đường đặc trưng, chủ yếu là đường glucose và fructose. Nhiều khoáng tố vi lượng như Mg, Fe, Ca, P, Zn, K được tìm thấy trong dịch quả. Nước thốt nốt tươi ngoài làm nước giải khát còn được để lên men rượu, làm đường thốt nốt, nấu chè đậu xanh thốt nốt, bánh bò thốt nốt…

Ở các tỉnh Nam bộ, hiện đang vào mùa thốt nốt nên quả được bán khắp nơi, thường gặp ở các lề đường, ngã tư. Nước thốt nốt có vị hơi béo, hơi mặn, ngọt nhạt.

Đang xem: Uống nước thốt nốt có mập không

Tuy nhiên nước thốt nốt rất dễ bị lên men sau khi hứng xuống khỏi cây, nếu người bán không có điều kiện bảo quản lạnh sẽ gây ôi thiu. Đôi khi người bán còn pha thêm nước lã vào nước thốt nốt nguyên chất khiến độ an toàn càng đáng lo ngại.

Thức uống có lợi cho sức khỏe

Cây thốt nốt thuộc họ cau, được trồng phổ biến tại các vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Campuchia, Malaysia và Guinea… Tại Việt Nam, cây có nhiều ở An Giang. Quả thốt nốt có ba múi bên trong, gọt lớp vỏ lụa sẽ thấy cơm quả màu trắng, mềm dẻo, ăn ngon, kết hợp với nước thốt nốt sẽ là món giải khát tuyệt vời vì có tác dụng giải nhiệt và bổ sung nhiều vitamin như A, B và C. Nước thốt nốt có vị đường đặc trưng, chủ yếu là đường glucose và fructose. Nhiều khoáng tố vi lượng như Mg, Fe, Ca, P, Zn, K được tìm thấy trong dịch quả. Nước thốt nốt tươi ngoài làm nước giải khát còn được để lên men rượu, làm đường thốt nốt, nấu chè đậu xanh thốt nốt, bánh bò thốt nốt…

Nước thốt nốt dễ bị lên men nên cần thử trước khi uống

Chính vì rất dễ bị lên men nên nước thốt nốt thường được điều chế thành sản phẩm có cồn được gọi là arrack hoặc đem nấu thành đường thỏi.

Uống nước thốt nốt nguyên chất cũng như ăn quả thốt nốt non đem lại nhiều điều có lợi cho sức khoẻ vì cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng tố.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Kem Sữa Dinh Dưỡng Beauty Queen, Kem Sữa Dưỡng Cấy Trắng Beauty Queen

Dùng đúng liều lượng

Dù nước thốt nốt là một thức uống giải khát nhưng mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 500ml là vừa, vì người ta đã chứng minh bất kỳ chất ngọt nào chứ không riêng thốt nốt đều là nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ sau:

Ở người lớn: dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước thốt nốt cũ, ôi thiu, để qua đêm không bảo quản tốt, giảm hormone tăng trưởng [ở người đang dậy thì], dung nạp đường nhiều cũng là mầm mống gây ung thư, tích nhiệt độc, gây tăng cholesterol, làm suy yếu thị lực, cản trở sự hấp thu protein, dị ứng thực phẩm, gây bệnh đái đường, làm cơ thể suy giảm tính kháng bệnh khuẩn và truyền nhiễm, dễ bị nhiễm nấm Candida albicans, bệnh loãng xương và béo phì.

Ở trẻ em: dễ sinh bệnh eczema, mụn nhọt, gây buồn ngủ và giảm hoạt động, lo lắng, khó tập trung, cáu kỉnh, gây sâu răng.

Trước khi uống nước thốt nốt, hãy nếm trước chút nước trong chai để biết có bị chua hay không rồi hãy uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nấu Xôi Chè Đậu Đen Thơm Ngon Ai Cũng Mê, Mời Cả Nhà Xơi Cơm

Nếu có điều kiện, hãy chế biến một thức uống truyền thống có nước thốt nốt, gồm bốn lát táo ướp lạnh và cắt thành những miếng nhỏ, cho vào một cái bát to, 100 – 200ml nước thốt nốt, thêm nửa cốc đá xay nhuyễn, thêm đường cho vừa miệng, thêm vài lá bạc hà tươi vào, quấy đều uống sẽ thấy hương vị ngon và sảng khoái.

[PLO]- Ăn đường thốt nốt với số lượng vừa đủ có thể giúp giảm cân.

Người dân thường trồng thốt nốt để lấy nước, sản xuất đường. Đường thốt nốt là một chất làm ngọt tự nhiên, chúng được sử dụng phổ biến để thay thế đường tinh luyện. Đường thốt nốt nếu sử dụng với số lượng vừa đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cụ thể, đường thốt nốt có thể hỗ trợ cho việc giảm cân, do loại đường này có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Một trong những yếu tố quan trọng cho hành trình giảm cân lành mạnh là tiêu hóa tốt.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong đường thốt nốt giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Đường thốt nốt giải quyết vấn đề tăng cân không lành mạnh bằng cách làm sạch đường tiêu hóa và đảm bảo quá trình tiêu hóa lành mạnh, theo Boldsky.

Nếu tiêu thụ đường thốt nốt với số lượng hạn chế có thể giúp kích thích các enzym tiêu hóa, cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu từ thức ăn. Đồng thời, đường thốt nốt có thể làm quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn sẽ giúp ích cho việc giảm cân.

Bên cạnh đó, đường thốt nốt còn giàu chất chống oxy hóa và các khoáng chất như kẽm, selen có thể làm có thể giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Thêm nữa, chúng cũng có thể giúp xương chắc khỏe, do loại đường này cung cấp chất khoáng, canxi và phốt pho cho cơ thể, những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho xương và các mô.

Làm thế nào để đánh bại chứng nghiện đường?

[PLO]- Đường có thể cho chúng ta cảm giác tăng sự tỉnh táo, tâm trạng và năng lượng. Nhưng khi chúng ta ăn nhiều đường hơn nhu cầu của cơ thể có thể dẫn đến béo phì, mất trí nhớ, bệnh tim, tiểu đường...

NGUYÊN VÕ

Nước thốt nốt bao nhiêu calo và uống nước thốt nốt có béo không là câu hỏi được rất nhiều “tín đồ” của loại quả này quan tâm trên các diễn đàn về dinh dưỡng. Nhất là những chị em nữ giới đang ăn kiêng và giảm cân. Từ lâu, nước thốt nốt đã rất nổi tiếng với công dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt mùa hè, đặc biệt là khả năng giữ nước vô cùng tuyệt vời.

Mặc dù mang lại nhiều công dụng “thần thánh” đối với sức khỏe và cơ thể con người, nhưng nước thốt nốt rất ngon, bổ, rẻ, chính điều này đã khiến nhiều người càng thêm yêu thích hơn thức uống này. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nước thốt nốt, hãy cùng theo dõi những thông tin được cung cấp trong bài viết dưới đây trên Review AZ.

Cách làm nước thốt nốt

Nước thốt nốt có nguồn gốc từ các vùng nông thôn Campuchia. Nhờ vào hương vị thanh mát độc đáo là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị béo mặn và hơi ngọt đặc trưng, thức uống này dần dần phổ biến khắp cả nước và được du khách nước ngoài biết đến. Nước thốt nốt có thể được lấy trực tiếp từ cây thốt nốt, sau đó thường được bảo quản ở nhiệt độ thấp mới có thể bảo quản và giữ lại hương vị tươi mát tự nhiên của thốt nốt. Nếu không bảo quản tốt, nước thốt nốt rất nhanh sẽ bị lên men, ôi thiu làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng bên trong.

Theo nghiên cứu, nước thốt nốt có vị ngọt như đường nhưng rất đặc trưng và chủ yếu là đường glucose và fructose. Ngoài ra, chúng cũng cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất Magie, sắt, canxi, photpho, kẽm và kali… Đây là những chất điện giải rất tốt cho sức khỏe con người, có khả năng thanh nhiệt, giải khát và giữ nước hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng hoàn toàn có thể dễ dàng chế biến nước thốt nốt tại nhà mà không cần tìm mua ở hàng quán. Để chế biến nước thốt nốt, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: Cơm thốt nốt, sữa tươi, nước thốt nốt và đá viên. Sau công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, các bạn sẽ làm nước thốt nốt theo các bước sau:

Bước 1: Tách vỏ cơm thốt nốt, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.

Bước 2: Cho nước thốt nốt vào túi hoặc khay đá, sau đó cho vào ngăn đá để làm đông.

Bước 3: Sau khi nước thốt nốt đông lại, hãy mang cả cơm thốt nốt và đá thốt nốt ra bên ngoài.

Bước 4: Cho 2 nguyên liệu trên vào cốc, thêm sữa tươi vào rồi khuấy đều. Cuối cùng thưởng thức thành phẩm thôi!

Chỉ với 4 bước đơn giản bạn đã có ngay cho mình 1 cốc nước thốt nốt mát lạnh thơm ngon rồi. Mặc dù sữa tươi và nước thốt nốt vốn đã rất ngọt, nhưng nếu muốn tăng độ ngọt cho nước thốt nốt, các bạn có thể thêm đường cũng được.

Vậy nước thốt nốt bao nhiêu calo và uống nước thốt nốt có béo không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo ngay dưới đây.

Nước thốt nốt bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 400ml nước thốt nốt nguyên chất chứa khoảng 276 kcal, tương đương trong 100ml nước thốt nốt chứa khoảng 70kcal. Thêm vào đó là 0,8g chất béo, 54g carbohydrate, 44,4g đường và 10g protein. Ngoài ra, nước thốt nốt còn bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như kali, kẽm, sắt,… Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao thức uống này và khuyên mọi người nên bổ sung nước thốt nốt vào khẩu phần ăn uống của mình.

Uống nước thốt nốt có béo không?

Dựa vào hàm lượng calo có trong nước thốt nốt, chúng ta có thể khẳng định rằng thức uống này không hề gây béo phì nếu bạn biết cách sử dụng khoa học và hợp lý. So với mức năng lượng tối thiểu cần nạp mỗi ngày là 2000 kcal/ người trưởng thành, dễ thấy hàm lượng calo trong nước thốt nốt không quá lớn. Bên cạnh đó, nước thốt nốt còn có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sạch đường ruột thông qua các enzyme tiêu hóa. Do đó, một số khu vực ở Ấn Độ đã sử dụng một lượng nhỏ nước hoặc đường thốt nốt sau bữa ăn, thói quen này giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, sử dụng nước thốt nốt đúng cách sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể một cách hiệu quả, giúp xương khớp chắc khỏe hơn, tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh tiểu đường hiệu quả,… Tuy nhiên, bạn đọc nên lưu ý không nên uống quá 500ml nước thốt nốt mỗi ngày. Điều này có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, tăng cholesterol do nước thốt nốt chứa nhiều đường, gây bệnh đái đường,… Trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng khoảng 200ml nước thốt nốt trong ngày để tránh bị sâu răng, mụn nhọt, buồn ngủ. Trước khi sử dụng nước thốt nốt, các bạn cũng nên nếm thử trước khi uống để kiểm tra chất lượng, nếu thấy nước có vị chua hoặc ôi thiu thì nên bỏ đi để đảm bảo an toàn sức khỏe.

NÊN XEM THÊM:

Kết luận lại, nước thốt nốt chứa hàm lượng calo không quá cao, nhưng bạn đọc cần biết cách sử dụng sao cho khoa học để không gây béo phì, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Review AZ hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết nước thốt nốt bao nhiêu calo và uống nước thốt nốt có béo không đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình và những người thân yêu.

Chủ Đề