Chế độ chính trị tồn tại ở nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 1907 là gì

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chế độ chính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907 là?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Lịch sử 11 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm:Chế độchính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907 là?

A. Quân chủ lập hiến

B. Dân chủ tư sản

C. Dân chủ cộng hòa

D. Quân chủ chuyên chế

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Quân chủ chuyên chế

- Chế độchính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907 làquân chủ chuyên chế.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về “ Nước Nga đầu thế kỷ XX” dưới đây nhé

Kiến thức mở rộng về nước Nga đầu thế kỷ XX

I.Hoạt động bước đầu của V.I.Lenin trong phong trào công nhân Nga

- Tiểu sử sơ lược về Lênin

+ Vla-đi-mia I-lích u-li-a-nốp, tức Lênin, sinh ngày 22.4.1870

+ Xuất thân trong một gia đình nhà giáo tiến bộ

+ Giác ngộ cách mạng rất sớm

- Năm 1893, Lênin tới Xanh-pê-téc-bua. Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân - mầm mống của Đảng Mác-xit; Năm 1898 tại Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì các Đảng viên bị bắt.

- Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.

- Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Tại Đại hội đa số đại biểu [Phái Bôn-sê-vich] tán thành đường lối Cách mạng của Lênin, còn thiểu số [phái Men-se-vích] theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lênin.

- Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong.

- Hoạt động bước đầu của Lênin trong phong trào công nhân Nga

+ Thu năm 1895: Lãnh đạo thành lập Đảng Macxit cách mạng: Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.

+ Năm 1898: Lê –Nin bị bắt và bị đi đày ở Xi-bia

- Đầu thế kỷ XX khi các nước đế quốc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thì phái cơ hội trong Quốc tế 2 kêu gọi công nhân ủng hộ chính phủ tư sản với mình, ủng hộ chiến tranh.Duy nhất có Đảng Bôn-sê-vich do Lênin lãnh đạo là đấu tranh chống lại chiến tranh đế quốc với khẩu hiệu "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến Cách mạng".

- Năm 1900: Cùng các đồng chí cách mạng xuất bản báo Tia Lửa

- Năm 1903: Chủ trì đại hội Đảng công nhân xã hội Dân chủ Nga, thông qua cương lĩnh và điều lệ của Đảng. Viết nhiều sách báo đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong… Lênin có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận thông qua những tác phẩm của mình.

II. Cách mạng 1905 - 1097 ở Nga

1. Tình hình nước Nga trước Cách mạng

- Về kinh tế: Nga hoàng kìm hãm sản xuấtCông thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời, đội ngũ công nhân đông đảo.

- Về chính trị: duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, chế độ Nga hoàng kìm hãm sự phát triển sản xuất, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, hầu hết các giai cấp bất mãn...

- Về xã hội: Đời sống nhân dân, nhân dân lao động cực khổ. Giai cấp vô sản Nga chịu ba tầng áp bức bóc lột

- Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905 làm mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng.

2.Cách mạng bùng nổ

- Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.

- Diễn biến:

+ Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không vũ khí đến “Cung điện mùa đông” để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu" 09 - 01 - 1905, công nhân dựng chiến lũy chuẩn bị chiến đấu.

+ 1/5/1905: Cuộc biểu dương tinh thần đoàn kết của công nhân Nga có sự tham gia của công nhân và binh lính.

+ Mùa thu năm 1905 phong trào Cách mạng vẫn tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước.Thủy thủ chiến hạm Pôtemkin ở Ô-đét-xa khởi nghĩa

+ Tại Mat-xcơ-va, tháng 12 - 1905 cuộc tổng bãi công chuyển sang khởi nghĩa vũ trang, cuối cùng thất bại.

+ Cuối 1907: Phong trào cách mạng giảm dần và chấm dứt

3. Kết quả, tính chất, ý nghĩa

- Kết quả: Cách mạng nhanh chóng thất bại

- Tính chất: Đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN.

- Ý nghĩa:

+ Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh làm lung lay chế độ Nga hoàng.

+ Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.

Chế độ chính trị tồn tại ở nước...

0

Chế độ chính trị tồn tại ở nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 – 1907 là gì?
Quân chủ chuyên chế.Quân chủ lập hiến.Dân chủ nhân dânCộng hòa tư sản.

Đáp án là D

Giải thích: Mục… 1 [phần I]….Trang…48…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đáp án: D

Giải thích: Mục…1 [phần I ]….Trang…48…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »

  • Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  [Nguồn Lịch sử 11, trang 156]

    Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

  • Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ [than đá, thiếc, kẽm,…] ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nma. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Các giai cấp cũ biến đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. [Nguồn Lịch sử 11, trang 137, 155]

    Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

  • Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. [Nguồn Lịch sử 11, trang 155]

    Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?


Xem thêm »

Video liên quan

Chủ Đề