Tỷ giá cố định là gì

Một trong số 3 chế độ tỷ giá hiện này không thể không nhắc tới tỷ giá hối đoái cố định. Vậy khái niệm và những đặc trưng nào làm nên tỷ giá hối đoái cố định sẽ được nhắc đến trong bài viết dưới đây.

Tỷ giá hối đoái luôn là một yếu tố có chức năng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế quốc tế. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì tỷ giá hối đoái cũng sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

Hiện nay, tỷ giá hối đoái chia thành ba chế độ chính: Tỷ giá hối đoái cố định,tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước. Bài viết hôm nay sẽ đi sâu vào tìm hiểu các đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

1. Khái niệm tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái cố định [Tỷ giá hối đoái cố định] là tỷ giá hối đoái mà được giữ cố định trong một thời gian dài với biên độ dao động nhỏ ở mức cho phép. Thông thường, đồng nội tệ sẽ được xác định TGHDCD với một đồng ngoại tệ mạnh [USA,GBP.JPY,UREO,CAD..] hoặc với vàng và được giữ cố định trong một khoảng thời gian dài.Thông thường, tỷ giá hối đoái cố định là do ngân hàng Nhà nước can thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực hiện các hoạt động mua hay bán lượng dư cung hay cầu ngoại tệ với mức tỷ giá hối đoái cố định mới công bố.

Tỷ giá hối đoái cố định là gì?

2. Đặc trưng của tỷ giá hối đoái cố định

Thông qua tỷ giá hối đoái có thể đánh giá được khái quát đời sống kinh tế, xã hội của quốc gia, đây là công cụ đo lường giá trị giữa các đồng tiền. Với mỗi chế độ tỷ giá sẽ có những điểm mạnh, yếu khác nhau, tuỳ vào kinh tế và định hướng của mỗi quốc gia để lựa chọn. Đối với, tỷ giá hối đoái cố định có 4 điểm đặc trưng cơ bản như sau:

Tỷ giá hối đoái cố địnhmôi trường kinh doanh ổn định cho thương mại và đầu tư quốc tế.
  • Thứ nhất: Nhà nước sẽ duy trì tỷ giá hối đoái ở mức độ cố định bằng cách nếu cung trên thị trường nhỏ hơn cầu ở mức tỷ giá cố định đó thì nhà nước sẽ đảm bảo cung cấp một lượng ngoại tệ bằng đúng lượng dư cầu.Ngược lại, cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ giá cố định thì nhà nước đảm bảo mua hết số dư cung ngoại tệ. Và ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện hoạt động mua bán lượng dư cung hay dư cầu đó với tư cách là người mua, bán cuối cùng, người điều phối.
  • Thứ hai: Không làm thay đổi tỷ giá trên thị trường, đầu cơ không tồn tại, không gây bất ổn đối với nền kinh tế giúp tránh được tình trạng phá giá và tạo một môi trường kinh doanh ổn định cho thương mại và đầu tư quốc tế.
  • Thứ ba: Xuất nhập khẩu không bị ảnh hưởng bởi đồng tiền ngoại tệ được neo giữ giúp ổn định tỷ giá từ đó giúp ổn định kinh tế vĩ mô từ đó các hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài được thúc đẩy
  • Thứ tư:Khi áp dụng chế độ tỷ giá này sẽ làm cho chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa và nhà nước cam kết cung cấp một lượng ngoại tệ đủ lớn để duy trì tỷ giá.

Tuy nhiên, trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, nếu đồng nội tệ định giá quá thấp thì sức ép về tăng giá sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ sụt giảm. Nếu đồng nội địa được định giá quá cao, sức ép giảm giá sẽ khiến cho dự trữ ngoại tệ tăng.

Bên cạnh đó, có thể tham khảo những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái USD để xác định được những nguyên nhân gây ra sự biến động về tỷ giá USD để có những điều chỉnh phù hợp với thị trường chung.

Trên đây là bài viết về những đặc trưng cơ bản của tỷ giá hối đoái cố định hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn khi đầu tư hay phát triển kinh doanh cho riêng mình.

Video liên quan

Chủ Đề