Cách xác định yếu tố biểu cảm

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

1. Thế nào là miêu tả, biểu cảm?

- Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc [người nghe] như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.

- Biểu cảm là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ... trước một đối tượng nhất định [cảnh vật, con người, những vấn đề trong cuộc sống, những hình tượng nghệ thuật].

2. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

- Miêu tả trong văn bản tự sự là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra sinh động, miêu tả không phải là mục đích chính của văn bản tự sự.

- Biểu cảm trong văn tự sự cũng là yếu tố phụ, không phải mục đích chính, tuy nhiên nó là phương tiện giúp cho văn bản tự sự có được chiều sâu của cảm xúc.

3. Căn cứ để đánh giá hiệu quả của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

- Hiệu quả của yếu tố miêu tả trong văn tự sự dựa trên những tiêu chuẩn:

+ Yếu tố đó có miêu tả sinh động các đối tượng [nhân vật, cảnh vật, tâm trạng...] hay không?

+ Yếu tố đó có giúp cho việc kể chuyện hấp dẫn hay không?

- Hiệu quả của yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự dựa trên những tiêu chuẩn:

+ Yếu tố biểu cảm có gây xúc động, gợi suy nghĩ đối với người đọc hay không?

+ Yếu tố biểu cảm đó có giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động hay không?

4. Đoạn trích [SGK trang 73, 74] đã sử dụng các yếu tố  miêu tả và biểu cảm rất thành công vì:

- Đây là văn bản tự sự, đoạn câu chuyện của chàng chăn cừu [nhân vật tôi] với cô chủ xinh đẹp trong một đêm trời đầy sao.

- Các yếu tố miêu tả gồm:

+ Suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ và văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc.

+ Một lần từ phía mặt đầm lấp lánh dưói kia nổi lên một tiếng kêu dài, não ruột ngân vang rền rền. Cũng vừa lúc một vì sao rực rỡ đi ngôi lướt trên đầu chúng tôi về cùng một hướng đó, dường như tiếng than vãn mà chúng tôi vừa nghe thây kia đã mang theo một luồng ánh sáng.

+ Nàng vẫn ngước mắt lên cao, tay đỡ lấy đầu, vai khoác tấm da cừu non, nàng như chú mục đồng của nhà trời.

- Các yếu tố biểu cảm gồm:

+ Tôi cảm thấy có cái gì mát rượi và mịn màng tựa nhè nhẹ xuống vai tôi.

+ Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ, đáy lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình vì đêm sao sáng kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp.

+ Tôi tưởng đâu một trong những ngôi sao kia, ngôi sao tinh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp ngủ.

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật, của lòng người. Người đọc như chứng kiến cảnh đêm sao thơ mộng trên núi cao cùng những rung động khẽ khàng, say sưa mà thanh khiết trong tâm hồn chàng chăn cừu bên cô gái ngây thơ xinh đẹp. Nếu thiếu những yếu tố này, câu chuyện sẽ khô khan hơn.

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

1. Chọn điền các từ vào các câu tương ứng [SGK trang 75].

a. Điền từ: Liên tưởng.

b. Điền từ: Quan sát.

C. Điền từ: Tưởng tượng.

2. Đọc câu 2 [SGK trang 75] và trả lời câu hỏi.

- Miêu tả cần đến quan sát nhưng cũng cần đến liên tưởng, tưởng tượng, vì liên tưởng giúp cho việc so sánh, lựa chọn các chi tiết quan sát được, còn tưởng tượng giúp hình dung ra sản phẩm [hình tượng] một cách hoàn chỉnh và sáng tạo.

- Quan sát chỉ có tác dụng giúp người đọc có được các chi tiết, sự kiện, làm chất liệu cho hoạt động sáng tạo; liên tưởng giúp so sánh, phát hiện ra cái riêng, cái chung, nét độc đáo của đối tượng, còn tưởng tượng quyết định chất lượng của hoạt động sáng tạo trong miêu tả.

- Trong đoạn văn mục 1. 4 [SGK] để miêu tả đêm sao sáng và cô gái, tác giả đã quan sát bằng mắt [thị giác], bằng tai [thính giác], bằng da thịt [xúc giác]... ; liên tưởng cô chủ nhỏ như chú mục đồng [cậu bé chăn cừu] của nhà trời; tưởng tượng ra cuộc hành trình thầm lặng của các vì sao như một đàn cừu lớn.

3. Đọc câu 2 [SGK trang 75] và trả lời câu hỏi.

- Để câu chuyện không gây cảm giác khô khan, người kể phải:

+ Tìm xúc cảm, rung động từ sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức; từ những sự vật, sự việc đã và đang lay động trái tim người kể.

- Trong các ý trên, [d] không chính xác, vì cảm xúc vốn là sự lay động của trái tim.

- Cảm xúc, suy nghĩ của chàng chăn cừu [nhân vật tôi] được rút ra từ:

+ Các hình ảnh quan sát được từ trời sao và cô bé.

+ Những liên tưởng của nhân vật tôi.

+ Những sự vật, sự việc gây cảm xúc mạnh: Cô chủ nhỏ ngả đầu lên vai.

Page 2

SureLRN

Soạn văn 8 tập 2 bài 26 [trang 95]

Nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về văn nghị luận, trong chương trình Ngữ văn lớp 8 sẽ được tìm hiểu các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tả dưới đây.

Soạn văn 8: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

a.

- Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng nhân nhượng, càng lấn tới, thà hi sinh, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, nhất định thắng lợi.

- Những câu văn cảm thán:

  • Không!
  • Hỡi đồng bào toàn quốc!
  • Hỡi anh em hình sĩ, tự vệ, dân quân!
  • Hỡi đồng bào!
  • Chúng ta phải đứng lên!
  • Việt Nam độc lập thống nhất muôn năm!

- Cách dùng từ ngữ của văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm cao.

b.

Nguyên nhân:

- Cả hai tác phẩm được viết ra nhằm mục đích nghị luận chứ không phải biểu cảm [nêu quan điểm, ý kiến bàn luận phải trái, đúng, sai, nên suy nghĩ, sông và hành động như thế nào].

- Trong hai văn bản này, các yếu tố biểu cảm không đóng vai trò chủ đạo mà chỉ có tính chất phụ trợ cho vấn đề nghị luận được đưa ra.

c. Các câu cột 2 hay hơn các câu cột 1 vì có chứa những từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gây ấn tượng cho người đọc người nghe.

2. Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như “Hịch tướng sĩ” và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a. Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thật sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b. Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả…” hay “uốn lưỡi cú diều…”? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa?

c. Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

Gợi ý: 

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

a. Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

b. Chỉ rung cảm chưa đủ. Ngoài ra cần phải có quan điểm rõ ràng để lập luận một cách chính xác những vấn đề mà mình trình bày.

c. Ý kiến chưa chính xác. Các từ ngữ, câu văn có giá trị biểu cảm chỉ mang tính hỗ trợ. Nếu sử dụng nhiều quá sẽ khiến bài viết mang tính chủ quan, không thuyết phục.

 Tổng kết:

- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc [người nghe].

- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết [nói] và phải biết diễn đạt cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “người bản xứ” [ở văn bản Thuế máu] và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì?

Gợi ý:

a.

- Các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và người bản xứ [ở văn bản Thuế máu] được thể hiện qua những hình ảnh so sánh, liên tưởng, những từ ngữ đối lập nhau:

  • “Những tên da đen bẩn thỉu” với “những đứa con yêu, những người bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.
  • “Chiến tranh vui tươi” với “rời xa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường”.
  • “Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi” với “xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái”.

Những hình ảnh liên tưởng:

  • Bỏ xác tại những miền hoang vu, thơ mộng
  • Lấy máu mình tưới lên những vòng nguyệt quế…
  • Khạc ra từng miếng phổi

b. Tác dụng của những từ ngữ này

- Giúp người đọc thấy rõ được bộ mặt thâm độc, giả nhân giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của bọn thực dân Pháp.

- Những từ ngữ này làm cho tính mỉa mai, trào phúng của bài viết mạnh mẽ hơn.

Câu 2. Đọc đoạn nghị luận sau đây và cho biết: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lý trí mà còn gợi cảm?

Gợi ý:

- Đoạn trích đã thể hiện:

  • Nỗi buồn của tác giả - một nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học - trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.
  • Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây.

- Tình cảm ấy thể hiện:

  • Từ ngữ bộc lộ cảm xúc: giãi bày hết, nỗi khổ tâm, nói làm sao.
  • Câu văn thể hiện nỗi buồn, thái độ bất bình: “Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa”.
  • Câu văn mang giọng điệu mỉa mai: “Sao không có một “hãng”... đến trường?".

Câu 3. Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm.

Gợi ý:

Học tủ và học vẹt đang là tình trạng chung của nhiều học sinh hiện nay. Đầu tiên, có thể hiểu học vẹt là cách học làu làu không suy nghĩ, học mà không nắm rõ nội dung mình học là gì. Còn học tủ là chỉ học cầu may, rủi, đoán đề mà thành công. Hai phương pháp học đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người học. Nó khiến cho học sinh hổng kiến thức, không nắm rõ được nội dung bài học. Khi học mà chỉ dựa theo mô típ có sẵn, hoặc chờ đợi vào may rủi sẽ hạn chế khả năng tư duy và sáng tạo. Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy ý thức cho riêng mình sự học quan trọng như thế nào. Hãy tìm ra cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp.

Cập nhật: 12/03/2022

Video liên quan

Chủ Đề