Cách viết giao tử của thể lục bội

Chào các anh chị và các bạn! Mình có đứa em sắp thi Đại học môn Sinh nên nó nhờ giúp mấy bài. Lâu không động tay động chân đến dạng bài toán tạo giao tử ở thể Đa bội, hôm nay thấy nhiều điều ngỡ ngàng. Cụ thể thế này. Mình có tham khảo một số tài liệu thì thấy nói dùng quy tắc hình bình hành là có thể giải quyết êm xuôi mấy bài kiểu này. Như trường hợp cây tứ bội AAaa sẽ tạo ra 1/6AA:4/6Aa:1/6aa. Trước đó mình đã cố gắng dùng hết kiến thức về phát sinh giao tử và kể xác suất thống kê để làm nhưng chẳng ra được tỷ lệ trên. Mình làm như sau. [Coi mọi sự ngẫu nhiên đều có thể xảy ra] Trong lần giảm phấn I, tạo ra 2 tế bào con đều mang NST kép, có hai trường hợp xảy ra, xác suất mỗi trường hợp là 1/2:

1. AAAA và aaaa
2. AAaa và AAaa

Trong lần giảm phân 2, mỗi trường hợp đều có thể tạo 4 giao tử mang NST đơn:

1. 2 AA và 2 aa --> 1/2 AA:1/2aa
2. 4 Aa --> 100%Aa

Tính tới tính lui thì tỷ lệ giao tử của cây AAaa vẫn cứ là 1/4AA:2/4Aa:1/4aa Mình không biết cách tính trên sai sót ở chỗ nào và cũng không hiểu nguyên lý tính giao tử theo hình bình hành. Rất mong các anh chị trong diễn đàn chỉ giáo.


Cái này em cũng đã từng đọc ở trong 1 quyển sách di truyền. Theo em thì vì ta coi hoán vị gen không xảy ra nên các giao tử được hình thành theo tất cả các cách ghép NST từng đôi một. => lập bảng Kí hiệu các alen tương ứng của AAaa là A1, A2, a1, a2. Ta có bảng sau [file ảnh đính kèm]

Ở GPII, các chromatid chị em tách nhau ở tâm động => giao tử A1 không thể đi cùng với A1 trong cùng 1 giao tử, tương tự với A2, a1, a2. [thể hiện bằng dấu x trong hình] Từ bảng trên => tỉ lệ giao tử như sau: + 2 A1A2 [hay AA] = 2/16 + 2 A1a1+ 2A1a2+ 2A2a1+ 2A2a2 [hay 8Aa]= 8/16 + 2 a1a2 [hay aa] = 2/16 => tỉ lệ AA:Aa: aa= 2:8:2 = 1: 4: 1

Nếu chia tất cả cho 6 thì chính là tỉ lệ 1/6 AA: 4/6 Aa: 1/6 aa

bạn dùng quy tắc này cũng đc nè. cây tứ bội thì ta viết giao tử thành 1 hình vuông.[ chỗ ... coi như là khoảng trống] A-----A / ...... / => cạnh của hv và cạnh chéo của hv là giao tử cần tìm / ...... / a-----a VD như trên ta có: cạnh là: 1AA, 2Aa,1aa cạnh chéo là: 2Aa => ta sẽ đc tỉ lệ là 1AA:4Aa:1aa Còn thể tam bội thì ta chuyển thành tam giác ...A ./ . \ => VD như trên ta có: đỉng tam giác : 2A: 1a A---a cạnh tam giác: 1AA: 2Aa => có tỉ lệ giao tử là: 2A: 1a: 1AA :2Aa

đây là cách tính nhanh để làm trắc nghiệm thi ĐH thui. còn bản chất thì phải nhờ kiến thức giảm phân để tỉnh ra. Mả trong phòng thi thì làm gì còn time mà nhân ra nữa

Cách sơ đồ hình chữ nhật và tam giác thì là chuẩn và nhanh nhất rồi ^^. Bình thường tất cả các bài đều dùng cách này để tìm ra tỉ lệ giao tử, hoặc tốt nhất là nhớ luôn cũng được thì mới làm bài nhanh được.
Chỉ có điều là anh/chị @ruby24h hỏi bản chất nguyên lí đa giác nên em mới dùng cách giải thích như ở trên. Hình như ngoài cách này ra còn một cách tính xác suất như thông thường nữa. Bản chất thì cũng tương tự như vậy thôi ạ.

Cám ơn bạn JasonMraz và em Hoàng Oanh đã trợ giúp. @ Hoàng Oanh. Nhờ cách lập bảng theo A1, A2, A3, A4 của em mà chị biết cách tính trên sai ở chỗ nào rồi.

Trong lần giảm phấn I, tạo ra 2 tế bào con đều mang NST kép, có hai trường hợp xảy ra:

1. AAAA và aaaa với xác suất là 1/3
2. AAaa và AAaa với xác suất là 2/3

Trong lần giảm phân 2, mỗi trường hợp đều có thể tạo 4 giao tử mang NST đơn:

1. 2 AA và 2 aa --> 1/2 AA:1/2aa
2. 4 Aa --> 100%Aa

Như vậy ta có:

AA = aa = 1/3 * 1/2 = 1/6 Aa = 2/3 * 100% = 2/3 = 4/6

Vậy cho mình hỏi 1. Một thể lục bội có kiểu gen AAAaaa, trong quá trình giảm phân nếu không có trao đổi chéo xảy ra thì có bao nhiêu tổ hợp giao tử tham gia thụ tinh A.3 B. 6 C.20 D.60 2. Cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử nếu không có trao đổi chéo xảy ra thì tỉ lệ loại giao tử AaBb trong những giao tử tham gia thụ tinh là:

A. 16/36 B. 1/36 C. 4/6 D. 4/36

Vậy cho mình hỏi 1. Một thể lục bội có kiểu gen AAAaaa, trong quá trình giảm phân nếu không có trao đổi chéo xảy ra thì có bao nhiêu tổ hợp giao tử tham gia thụ tinh A.3 B. 6 C.20 D.60 2. Cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử nếu không có trao đổi chéo xảy ra thì tỉ lệ loại giao tử AaBb trong những giao tử tham gia thụ tinh là:

A. 16/36 B. 1/36 C. 4/6 D. 4/36

câu 1 là C. giải chi tiết nè: cây lục bội giảm phân bình thường sẽ cho giao tử 3n, các loại giao tử và tỉ lệ là AAA = aaa =1 AAa = aaA = 9 câu 2 là A

xét riêng từng bộ NST ra có, AAaa cho Aa=4/6, BBbb cho Bb= 4/6, vậy xác suất cho AaBb = 4/6*4/6 = 16/36

câu 1 là C. giải chi tiết nè: cây lục bội giảm phân bình thường sẽ cho giao tử 3n, các loại giao tử và tỉ lệ là AAA = aaa =1 AAa = aaA = 9 câu 2 là A

xét riêng từng bộ NST ra có, AAaa cho Aa=4/6, BBbb cho Bb= 4/6, vậy xác suất cho AaBb = 4/6*4/6 = 16/36

bạn ơi tại sao cây lục bội giảm phân ko cho giao tử 2n hoặc 4n vậy. Giống như thể tam bội 3n ---> 2n và 1n

bạn ơi tại sao cây lục bội giảm phân ko cho giao tử 2n hoặc 4n vậy. Giống như thể tam bội 3n ---> 2n và 1n

Em xem lại phần phát sinh giao tử nhé. Ở kỳ giữa lần I, các NST kép tương đồng tập trung thành hàng 2 trên mặt phẳng xích đạo, rồi kỳ sau I là phân ly NST kép. Cây tam bội, chẳng hạn AAa không đủ cặp NST kép để xếp nên bắt buộc phải có 1 tế bào nhận 1 NST kép và 1 tế bào nhận 2 NST kép. Cuối cùng cho giao tử lưỡng bội [AA hoặc Aa] và đơn bội [A hoặc a].

Còn thể lục bội [6n] có đủ các cặp NST tương đồng nên giảm phân bình thường.

bạn ơi tại sao cây lục bội giảm phân ko cho giao tử 2n hoặc 4n vậy. Giống như thể tam bội 3n ---> 2n và 1n

Có thể cho các giao tử 2n và 1n nhưng chỉ có giao tử 3n mới có khả năng sống sót và tham gia thụ tinh.

Cái này em cũng đã từng đọc ở trong 1 quyển sách di truyền. Theo em thì vì ta coi hoán vị gen không xảy ra nên các giao tử được hình thành theo tất cả các cách ghép NST từng đôi một. => lập bảng Kí hiệu các alen tương ứng của AAaa là A1, A2, a1, a2. Ta có bảng sau [file ảnh đính kèm]

Ở GPII, các chromatid chị em tách nhau ở tâm động => giao tử A1 không thể đi cùng với A1 trong cùng 1 giao tử, tương tự với A2, a1, a2. [thể hiện bằng dấu x trong hình] Từ bảng trên => tỉ lệ giao tử như sau: + 2 A1A2 [hay AA] = 2/16 + 2 A1a1+ 2A1a2+ 2A2a1+ 2A2a2 [hay 8Aa]= 8/16 + 2 a1a2 [hay aa] = 2/16 => tỉ lệ AA:Aa: aa= 2:8:2 = 1: 4: 1

Nếu chia tất cả cho 6 thì chính là tỉ lệ 1/6 AA: 4/6 Aa: 1/6 aa

Cách giải thích này là chuẩn không cần chỉnh.

Page 2

Aug 28, 2020

Dec 27, 2018

Oct 20, 2017

Page 3

Sep 15, 2015

Dec 19, 2014

Page 4

Nov 11, 2014

Aug 21, 2013

Oct 1, 2012

Page 5

May 10, 2012

Mar 1, 2012

Page 6

Page 7

Jul 2, 2010

Apr 4, 2010

Mar 31, 2010

Nov 23, 2009

Nov 17, 2009

Page 8

Jul 13, 2009

Jun 10, 2009

May 31, 2009

May 19, 2009

Mar 22, 2009

Mar 17, 2009

Page 9

Dec 18, 2008

Nov 4, 2008

Oct 2, 2008

Sep 21, 2008

Sep 21, 2008

Page 10

Aug 10, 2006

Apr 23, 2006

Mar 30, 2006

Mar 26, 2006

Mar 12, 2006

Jul 21, 2005

Feb 22, 2005

Video liên quan

Chủ Đề