Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật giai đoạn thứ hai có thể gọi là cách mạng khoa học - công nghệ vì

Tóm tắt mục I. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

I. Cuộc cách mạng Khoa học- công nghệ

1. Nguồn gốc và đặc điểm:

* Nguồn gốc:

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

* Đặc điểm:

- Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

* Hai giai đoạn cách mạng khoa học – kĩ thuật:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

2. Những thành tựu tiêu biểu [giảm tải]

3. Tác động

* Tích cực:

- Tăng năng suất lao động, mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa.

* Hạn chế:

- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực [chủ yếu do chính con người tạo nên] như:

+ Ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên;

+ Tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới,...

+ Nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sức sống trên hành tinh.

4. Mở rộng: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ:

- Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin.

- Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.

=> Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

ND chính

- Những nét chính về nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu tiêu biểu và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

Sơ đồ tư duy Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

69 điểm

Phương Lan

Tại sao trong giai đoạn thứ 2 của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ? A. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật B. các quốc gia đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ C. việc đầu tư cho nghiên cứu trên lĩnh vực công nghệ được tiếp tục triển khai

D. là giai đoạn công nghẹ bắt đầu ứng dụng trong sản xuất

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án A Ở giai đọan hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới, dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học => Cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai [1919 - 1929], kinh tế Việt Nam có đặc điểm A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập. B. Phát triển cân đối giữa các ngành. C. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc Pháp. D. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp
  • Năm 1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Liên Việt. C. Mặt trận Phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
  • Điểm mới trong phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” [1965-1968] so với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” [1961-1965] của Mĩ là A. Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ. B. Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và đội quân “tóc dài”. C. Sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo. D. Kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn
  • Tình hình miền Bắc sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ như thế nào? A. vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn. B. bị tàn phá nặng nề. C. không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại. D. chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại.
  • Ngày 26/3/1975 trong lúc cánh quân trên bộ của ta tiến công vào thành phố Đà Nẵng, Quân chủng Hải quân điều động 1 biên đội thuyền máy chở phân đội đặc công táo bạo vượt qua làn đạn bắn chặn của địch tiến thẳng vào địa điểm nào?
  • Cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp [1923] do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo? A. Tiểu tư sản. B. Nông dân C. Công nhân. D. Địa chủ và tư sản.
  • Từ tháng 2 đến tháng 4 -1930, phong trào cách mạng 1930 - 1931 nổ ra với các cuộc đấu tranh của? A. công nhân và nông dân B. công nhân và tư sản C. tư sản và tiểu tư sản D. tư sản và nông dân
  • Những thành tựu đạt được trong việc bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã A. từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cơ cấu ngành kinh tế. B. đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng ở giai đoạn trước đó. C. bước đầu thực hiện được mục tiêu: dân giáu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. D. chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là bước đầu phù hợp.
  • Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá? A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế B. Sự phát triển và tác động to lớn của thành tựu khoa học – công nghệ. C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu
  • Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào ? A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. Tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa C. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai. D. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề