Cách tính số có hai chữ số

Toán lớp 4 chia cho số có hai chữ số là bài học tương đối hay và khá phức tạp với các em. Bài viết dưới đây Baiontap sẽ hướng dẫn các em làm bài phép chia cho số có hai chữ số thật hiệu quả và trọng tâm nhé!

1. Ôn tập cấu tạo về số

a] Số tự nhiên

Các chữ số:  0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,… là các số tự nhiên. Khi viết 1 số tự nhiên ta sử dụng mười chữ số trên. Chữ số đầu tiên kể từ bên trái của 1 số tự nhiên thì phải khác 0.

  • Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất
  • Không có số tự nhiên lớn nhất
  • Hai số tự nhiên liên tiếp [đứng liền nhau] hơn kém nhau 1 đơn vị
  • Giữa hai số tự nhiên liên tiếp không có số tự nhiên nào cả.
  •  Số tự nhiên có chữ số hàng đơn vị là 0, 2, 4, 6 hoặc 8 gọi là các số chẵn [các số chẵn thì chia hết cho 2].
  • Các số tự nhiên có chữ số hàng đơn vị là 1, 3, 5, 7 hoặc 9 gọi là các số lẻ [các số lẻ này không chia hết cho 2].
  • Hai số chẵn [hoặc lẻ] liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 2 đơn vị.

Các số tự nhiên có 1 chữ số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Các số tự nhiên có 2 chữ số là: 10, 11, 12., ., 97, 98, 99.

Các số tự nhiên có 3 chữ số là: 100, 101, 102, …, 998, 999. v.v…

b] Cấu tạo của số

–  Phân tích cấu tạo của một số tự nhiên:

Ví dụ: 16= 10 + 6 hay 16 gồm 1 chục + 6 đơn vị

  • abc = a x 100 + b x 10 + c = ab x 10 + c

Ví dụ: 265 = 200 + 70 + 5 hay 265 gồm 2 trăm + 7 chục + 5 đơn vị hoặc 26 chục và 5 đơn vị

  • abcd = a x 1000 + b x 100 + c x 10 + d = abc x 10 + d = ab x 100 + cd

Ví dụ: 1285 = 1000 + 200 + 80 + 5 hay 1285 gồm 1 nghìn, 2 trăm, 8 chục và 5 đơn vị hoặc 128 chục và 5 đơn vị

2. Hướng dẫn thực hiện bài toán chia cho số có hai chữ số

Số Lớp nghìn Lớp đơn vị
Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị
250 2 5 0
3450 3 4 5 0
546701 5 4 6 7 0 1
  • Hàng đơn trăm, hàng chục và hàng đơn vị  sẽ hợp thành lớp đơn vị
  • Hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn và hàng nghìn hợp thành lớp nghìn

2.1 Ví dụ 1-  Phép chia có số dư

Thực hiện phép chia theo thứ tự từ trái qua phải. Số chia là số có 2 chữ số nên cần xem thử hai số đầu tiên từ trái qua phải ở số bị chia có lớn hơn số chia hay không. Nếu không, sẽ tiến hành lấy thêm 1 đơn vị từ trái sang phải sẽ trở thành hàng trăm để chia cho số hàng chục ở số chia.

Áp dụng 3 bước: phép chia – nhân – trừ:

  • 101 chia 43 được 2, viết 2

2 nhân 43 được 86, 101 trừ 86 được 15, viết 15

  • Hạ 0 được 150, 150 chia 43 được 3, viết 3

3 nhân 43 được 129, 150 trừ 129 bằng 21 , viết 21

  • Hạ 5 được 215, 215 chia 43 bằng 5, viết 5

5 nhân 43 bằng 215, 215 trừ 215 bằng 0

Vậy 10105 : 43 = 235, phép chia này là phép chia hết.

2.2 Ví dụ 2-  Phép chia có số dư

Em tiếp tục thực hiện phép chia theo thứ tự từ trái qua phải.

Áp dụng 3 bước: phép chia – nhân – trừ. Vì ở bài toán này, hai chữ số hàng chục ở số bị chia không thể chia hết cho 35 [vì 26

Chủ Đề