Cách tính áp suất chất lỏng

Trong hình bên, mực chất lỏng ở $3$ bình ngang nhau. Bình $1$ đựng nước, bình $2$ đựng rượu, bình $3$ đựng thuỷ ngân.Gọi \({p_1},{\rm{ }}{p_2},{\rm{ }}{p_3}\) là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình $1, 2$ và $3$. Chọn phương án đúng:

Cách tính áp suất chất lỏng

/Vật Lý /Áp suất chất lỏng, áp suất chất lỏng ở độ sâu (áp suất thủy tĩnh)

Số lượt đọc bài viết: 15.954

Định nghĩa áp suất chất lỏng là gì? Công thức tính áp suất chất lỏng như nào?… Trong bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giới thiệu đến bạn nội dung về định nghĩa áp suất chất lỏng, công thức tính cũng như một số nội dung liên quan. 

Mục lục

  • 1 Định nghĩa áp suất chất lỏng
    • 1.1 Định nghĩa áp suất chất lỏng
    • 1.2 Công thức tính áp suất chất lỏng
  • 2 Phân loại áp suất
    • 2.1 Áp suất tuyệt đối
    • 2.2 Áp suất tương đối

Định nghĩa áp suất chất lỏng

Định nghĩa áp suất chất lỏng

Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng là giá trị áp lực lên một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó.

Công thức tính áp suất chất lỏng

Áp suất của chất lỏng được tính bằng tích của trọng lượng riêng của chất lỏng và độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng.

\(p=dh\)

Trong đó:

d : \((N/m^{3})\) trọng lượng riêng của chất lỏng

h : (m) độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng

p : (Pa) áp suất của chất lỏng

Ví dụ:

Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm các đáy thùng 0,4m.

Lời giải:

Ta có:  Chiều cao thùng: h = 1,2 m

Khoảng cách điểm A đến đáy thùng L = 0,4m, trọng lượng riêng của nước \(d_{n}\) = 10 000 N/\(m^{3}\)

Áp suất của nước ở đáy thùng: \(p = d.h = 10 000. 1,2 = 12 000 Pa\)

Độ sâu từ điểm A tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng là:

\(h_{1}= h – L= 1,2 – 0,4 = 0,8m\)

Áp suất của nước lên điểm A cách dáy thùng 0,4m:

\(p_{1}= d. h_{1} =10 000. 0,8 =8 000 Pa\)

Phân loại áp suất

Từ việc tìm hiểu định nghĩa áp suất chất lỏng thì bạn cũng cần nắm được cách phân loại áp suất. Áp suất chất lỏng được chia làm hai loại:

Áp suất tuyệt đối

Áp suất tuyệt đối là tổng áp suất gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng.

Ký hiệu: \(p_{a}\)

Công thức: \(p_{a} = p_{0}+\gamma h\)

Trong đó:

  • \(p_{0}\)  là áp suất khí quyển
  • \(\gamma h\) là trọng lượng riêng của chất lỏng
  • h là độ sâu thẳng đứng từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm được xét

Áp suất tương đối

Áp suất tương đối còn gọi là áp suất dư là áp suất gây ra chỉ do trọng lượng của cột chất lỏng. Ngoài ra áp suất tương đối là hiệu giữa áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển. Nếu áp suất tuyệt đối nhỏ hơn áp suất khí quyển thì ta được áp suất chân không.

Ký hiệu: \(p_{td}\), \(p_{du}\)

Công thức: \(p_{du}=\gamma h\)

Định nghĩa áp suất thủy tĩnh

Áp suất thủy tĩnh (áp suất tĩnh) là áp suất của chất lỏng ở độ sâu h

Công thức áp suất thủy tĩnh: \(p=p_{a}+\rho gh\)

Trong đó:

– p là áp suất thủy tĩnh hay áp suất tĩnh của chất lỏng. (Pa)

– h là độ sâu so với mặt thoáng (m)

– pa là áp suất khí quyển (Pa)

– ρ là khối lượng riêng của chất lỏng (\(kg/m^{3}\))

Tính chất  của áp suất thủy tĩnh

Tính chất 1: Tại một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng áp suất thủy tĩnh tác dụng thẳng góc với phần diện tích tiếp xúc của khối chất lỏng dược tách ra và hướng vào trong lòng khối chất lỏng đó.

Tính chất 2: Tại một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng áp suất thủy tĩnh theo mọi phương có giá trị như nhau.

Tính chất 3 : Áp suất thủy tĩnh tại một điểm phụ thuộc vào tọa độ trong không gian của điểm đó.

\(p=f(x,y,z)\)

Please follow and like us: