Cách tạo phân vùng EFI bằng AOMEI Partition Assistant

Chào các bạn, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn tóm tắt cách chuyển đổi từ chuẩn ổ cứng MBR sang GPT và ngược lại mà không cần cài lại windows,

Chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT là việc cần làm nếu muốn cài đặt windows UEFI. MBR là định dạng ổ cứng dùng cho windows Legacy (có thể gọi là BIOS). Còn GPT là định dạng ổ cứng dùng cho Windows UEFI. Lợi thế của Windows UEFI là tính bảo mật tốt hơn, hỗ trợ ổ cứng dung lượng cao (lên đến 128TB).

Do cấu hình máy tính chúng ta càng ngày càng mạnh và lưu trữ dữ liệu càng lớn nên phải chuyển sang chuẩn GPT và thời gian sắp tới GPT sẽ thay thế hoàn toàn BIOS legacy truyền thống

MBR

  • Ra đời từ 1983 trên các máy tính IBM
  • Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2 TB (2 000 GB)
  • Hỗ trợ tới đa 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩa
  • Hỗ trợ tất cả các phiên bản HĐH Windows
  • Có thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFI

GPT

  • Mới ra đời những năm gần đây
  • Hỗ trợ ổ cứng tới 1 ZB ( 1 tỷ TB)
  • Hỗ trợ tối đa 128 phân vùng ổ đĩa
  • Chỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64bit
  • Chỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFI

Các bạn lưu ý tất cả những tiến trình sẽ thực hiện trong windows pe, không thể thực hiện trực tiếp trên Windows !

Để chuyển định dạng ổ cứng sang GPT (Windows UEFI) thành công thì phải đảm bảo 2 điều kiện

  • Máy tính bạn phải hỗ trợ UEFI (nếu không hỗ trợ chuyển sang GPT sẽ không vào được Windows nữa).
  • Windows đang dùng phải là Windows 7/8/8.1/10 64 bit.

Muốn biết máy tính có hỗ trợ UEFI hay không bạn lần lượt làm theo các bước sau:

  1. Bạn vào Bios Setup, kiểm tra xem mục Boot mode có chữ UEFI (EFI) xuất hiện không?
  2. Tạo USB Boot bằng công cụ 1 click tạo usb boot uefi và legacy. Tạo usb boot vừa để kiểm tra xem máy có hỗ trợ UEFI hay không? Lại vừa dùng để phòng khi quá trình chuyển đổi bị lỗi. Tạo xong usb boot, khởi động lại máy tính. Bấm phím tắt để vào Boot Options (HP: F9, Dell: F12, Asus: ESC…). Xem Menu boot có dòng nào có chữ UEFI (EFI) không?

Lời khuyên: Cập nhật Bios lên phiên bản mới nhất (nếu có).

Để chuyển đổi ổ cứng sang GPT mà không mất dữ liệu, sử dụng phần mềm AOMEI Partition Assistant bản thương mại trên windows đang dùng. Tải phần mềm về và giải nén với password: anh-dv.com (nên dùng 7zip mới nhất hoặc winrar 5 trở lên)

Cách tạo phân vùng EFI bằng AOMEI Partition Assistant

2/ Hướng dẫn chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT không mất dữ liệu

Cách tạo phân vùng EFI bằng AOMEI Partition Assistant

Nhấp chuột phải vào ổ cần chuyển sang MBR, chọn Convert to GPT Disk.

Cách tạo phân vùng EFI bằng AOMEI Partition Assistant

Bạn sẽ nhận được thông báo là kiểm tra xem Motherboard của bạn có hỗ trợ UEFI không. Nếu không hỗ trợ, bạn không được chuyển định dạng ổ cứng sang GPT. Nếu máy tính bạn hỗ trợ UEFI, thì chọn Yes để chuyển đổi.

Cách tạo phân vùng EFI bằng AOMEI Partition Assistant

Chọn Proceed để thực hiện, và chọn Yes để xác nhận. Quá trình chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT diễn ra rất nhanh và không bị mất dữ liệu. Chọn OK để khởi động lại máy tính. Nếu trường hợp bạn cài đặt Windows không chuẩn (không có phân vùng khởi động ở trước ổ C:). Aomei sẽ tự tạo cho bạn phân vùng khởi động 100Mb, quá trình có thể mất 3 bước, bạn cần đợi đến khi hoàn thành.

Cách tạo phân vùng EFI bằng AOMEI Partition Assistant

Lúc này, bạn cần vào BIOS SETUP để cài đặt Boot Mode là UEFI. Máy tính mình là HP EliteBook 8470 thì mình đặt Boot Mode là UEFI Hybrid (vừa boot UEFI, vừa boot CSM – Legacy). Vì vậy, mình không cần thiết lập Bios lại.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn chuyển đổi ổ cứng từ MBR sang GPT không mất dữ liệu. Quá trình chuyển đổi định dạng ổ cứng sang GPT phải được thực hiện trên Windows đang dùng. Điều quan trọng nhất là máy tính bạn phải hỗ trợ UEFI. Nên bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi chuyển đổi từ MBR sang GPT. Nếu bạn gặp phải bất cứ khó khăn nào, hay có vấn đề gì chưa hiểu thì vui lòng gửi bình luận bên dưới bài viết này để được giúp đỡ nhé. Các bạn cũng đừng quên Like Fanpage để theo dõi những bài viết mới nhất.

Bạn vừa mua ổ cứng nhưng bạn lại chưa nắm rõ cách định dạng ổ cứng SSD như thế nào, Hôm nay, Yêu Công Nghệ Số chia sẻ với các bạn thủ thuật định dạng ổ cứng mới để bạn tận hưởng tốc độ khởi động nhanh như gió. Cùng theo dõi nhé!

Mục lục

  • 1 1. Tại sao phải cần biết cách cài win trên ổ cứng SSD 
  • 2 2. Chuẩn bị gì khi định dạng ổ cứng SSD mới
  • 3 3. Cách định dạng ổ cứng SSD mới để cài đặt Windows
    • 3.1 Cách 1: Cài đặt bằng USB
    • 3.2 Cách 2: Sử dụng phần mềm AOMEI Partition Assistant Standard

1. Tại sao phải cần biết cách cài win trên ổ cứng SSD 

SSD (Solid State Drive) là loại ổ cứng thể rắn, được chế tạo nhằm thay thế ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) – tức ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ. Không giống như các ổ đĩa cứng truyền thống HDD, SSD không phụ thuộc vào bộ phận chuyển động với việc quay đĩa từ để đọc dữ liệu mà nó dựa vào chip bộ nhớ flash.

Ổ cứng SSD có tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD, đồng thời nó cũng làm cho tốc độ hoạt động của máy tính cũng tăng lên một cách rõ rệt. Khi bạn chạy các ứng dụng hoặc khi hệ điều hành Windows khởi động thì nó sẽ trở nên nhanh hơn nếu bạn cài đặt hệ điều hành Windows trên SSD.

Vậy với những lợi ích trên thì hẳn bạn đã biết tại sao lại phải biết cách cài Win trên ổ cứng SSD rồi đúng không. Việc cài đặt và sử dụng hệ điều hành (HĐH) Windows trên ổ cứng SSD sẽ là một lựa chọn không tồi nếu bạn muốn cải thiện hiệu suất cũng như tốc độ cho máy tính của mình.

2. Chuẩn bị gì khi định dạng ổ cứng SSD mới

Đầu tiên để có thể cài đặt hệ điều hành Windows cho ổ SSD bạn đảm bảo một số điều sau:

  • Dung lượng trống của phân vùng cài đặt trên ổ SSD phải còn trống nhiều hơn dung lượng hệ điều hành cần sử dụng.
  • Nếu bạn di chuyển hệ điều hành từ đĩa MBR sang GPT thì bo mạch chủ của bạn phải hỗ trợ EFI hoặc UEFI khởi động.

Bên cạnh ổ SSD mới thì chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị thêm vài thứ nữa để phục vụ cho việc cài Windows:

  • Phụ kiện kết nối với ổ SSD: Nếu bạn đang sử dụng máy tính desktop, bạn có thể chỉ cần gắn ổ đĩa SSD mới vào thùng máy để cài đặt. Còn nếu bạn sử dụng laptop thì bạn cần mua một sợi cáp SATA to USB như hình dưới. Sợi cáp này cho phép bạn kết nối ổ SSD 2,5″ với laptop thông qua cổng USB.
  • Chuẩn bị đĩa cài sẵn các HĐH Windows (7/8/8.1/10) hoặc những công cụ thông dụng như USB boot cài win, hoặc file ISO và công cụ tạo ổ đĩa ảo miễn phí như UltraISO, PowerISO hay Rufus…
  • Một lưu ý cho bạn là khi kết nối ổ SSD với máy tính thì bạn nên sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng nếu có. Trừ khi nếu ổ SSD của bạn mới mua và còn trống thì bỏ qua.

Cách 1: Cài đặt bằng USB

Đối với việc định dạng để cài win trên ổ SSD và chuyển ngay hệ điều hành sang chịu tải trên SSD sẽ có khác biệt nhiều điểm hơn nữa. Lúc này, bạn sẽ cần đến 1 đĩa cài Win hoặc USB boot hệ thống khôi phục và làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Cho đĩa Win hoặc khởi động USB boot vào máy và khởi động tiến hành máy từ đĩa hoặc USB.
  • Bước 2: Bạn chọn ngôn ngữ đồ họa cho máy, chấp nhận click các điều khoản của Windows và chọn tiếp Custom (advanced).

Cách tạo phân vùng EFI bằng AOMEI Partition Assistant

  • Bước 3: Bạn có thể  các phân vùng xóacũ bằng cách nhấn vào cần xóa phân vùng, nhấn Drive options (advanced) -> Delete. Sau đó, bạn chỉ cần click chọn vào vùng chưa được phân vùng đã có (unallocated), nhấn sau đó Drive options (advanced), chọn New là xong./Bước 4: Sau khi tạo ra các phân vùng, bạn cũng sẽ được chọn yêu cầu Format phù hợp. Sau khi định dạng quá trình ổ cứng SSD mới hoàn thật nhanh tất, bạn tiếp tục nhấn Next để cài đặt Windows mới. Lúc này, bạn có thể được yêu cầu tạo phân vùng để khôi phục chứa tập tin hệ thống.

Cách 2: Sử dụng phần mềm AOMEI Partition Assistant Standard

Cách thứ 2 để format ổ cứng là bạn có thể sử dụng phần mềm AOMEI Partition Assistant Standard. Phần mềm này giúp bạn di chuyển hệ điều hành và cài đặt hệ điều hành cho ổ cứng SSD. Bằng cách này, bạn có thể khởi động hệ điều hành máy tính của bạn từ SSD. Sử dụng phần mềm AOMEI Partition Assistant Standard bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để cài đặt và có cách sử dụng thuận tiện và đơn giản hơn.

Cách tạo phân vùng EFI bằng AOMEI Partition Assistant

Trước khi bạn thực hiện cài đặt cài win trên ổ ssd, các bạn phải đảm bảo ổ cứng SSD trên máy tính phải có không gian ổ cứng trống lớn hơn không gian sử dụng của phần vùng có hệ điều hành hiện tại. Nếu bạn di chuyển hệ điều hành từ đĩa MBR sang GPT thì bo mạch chủ của bạn phải hỗ trợ EFI hoặc UEFI khởi động.

Dưới đây là cách cài win trên ổ ssd:

  • Bước 1. Các bạn tải phần mềm AOMEI Partition Assistant Standard về và cài đặt và khởi động phần mềm. Click vào Migrate OS to SSD or HDD ở phía bên trái phần mềm và sau đó nhấp Next trong pop – windows.
  • Bước 2. Ở cửa sổ tiếp theo, các bạn hãy lựa chọn một không gian trên SSD, sau đó bấm vào nút Next.
  • Bước 3. Các bạn có thể di chuyển thanh để chọn kích thước của phân vùng mới trên ổ cứng SSD và sau đó bấm vào nút Next.
  • Bước 4. Click vào Finish để đọc các lưu ý về Boot Operating System và sau đó các bạn sẽ quay trở lại giao diện chính.

Để cách cài win trên ổ cứng ssd, phần mềm AOMEI Partition Assistant Standard có thể giúp bạn sao chép toàn bộ đĩa và có thể khởi động hệ thống của bạn từ SSD mà các bạn không cần dành nhiều thời gian cài đặt từng ứng dụng một.

Tuy nhiên, khi sử dụng phần mềm AOMEI Partition Assistant Standard này, các bạn cũng cần lưu ý: Nếu các hoạt động liên quan đến hệ thống phân vùng thì các hoạt động sẽ được hoàn thành theo chế độ PreOS. Còn nếu các bạn di chuyển hệ điều hành giữa MBR và GPT, thì hãu nhập BIOS và thay đổi cài đặt. Sau đó kiểm tra hãng sản xuất của bo mạch chủ khi dịch chuyển hệ điều hành được đã được hoàn tất.

Xét cơ bản, quá trình định dạng ổ cứng mới hoàn toàn không xóa nôi dung được lưu trữ trên ổ cứng. Do đó, nếu trong lỡ trường hợp định dạng nhầm ổ cứng khác mà chưa có thể cài đặt sao lưu. Nói chung đừng quá lo lắng vì có thể dùng các công cụ khôi phục để lấy lại dữ liệu nhỡ đâu xóa tý phân vùng.

Yêu Công Nghệ Số tin chắc rằng cách định dạng ổ cứng SSD để cài win trên đây thật sự hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công.