Cách phòng tránh bệnh sốt rét sinh 6

Bệnh sốt rét và cách phòng tránh

  • Được đăng Thứ Năm 26/04/2021
  • Lượt xem: 5094

Bệnh sốt rét là một bệnh phổ biến và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây nên và lây từ người bệnh sang người lành khi bị muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét đốt.

Cán bộ Y tế tổ chức tẩm màn phòng bệnh sốt rét tại xã Minh Tân huyện Vị Xuyên

Triệu chứng của bệnh

Thời gian ủ bệnh kể từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt đến khi có các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc loại ký sinh trùng: nhiễm Plasmodium falciparum từ 9 - 14 ngày, trung bình 12 ngày. Nhiễm Plasmodium vivax từ 12 - 17 ngày, trung bình 14 ngày. Nhiễm Plasmodium malariae từ 20 ngày đến nhiều tháng. Nhiễm Plasmodium ovale từ 11 ngày đến 10 tháng. Nhiễm sốt rét do truyền máu thì thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng trong máu truyền vào nhưng nói chung thời gian ủ bệnh ngắn trong khoảng vài ngày.

Theo cơ sở phân loại bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế thế giới,bệnh sốt rét ở Việt Namđược phân chia theo 2 mức độ lâm sàng: Sốt rét thông thường hoặc sốt rét chưa có biến chứng và sốt rét ác tính hoặc sốt rét có biến chứng

Dấu hiệu sốt rét thông thường[Sốt rét chưa biến chứng]

Cơn sốt sơ nhiễm: cơn sốt đầu tiên thường không điển hình, sốt cao liên tục trong vài ngày, kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy ớn lạnh và hay ngáp vặt.

Một cơn sốt rét điển hình lần lượt qua 3 giai đoạn gồm: rét run, sốt nóng và vã mồ hôi. Trường hợp này người mắc bệnh không có xuất hiện các triệu chứng đe dọa tính mạng. Việc chẩn đoán sẽ dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.

Dấu hiệu sốt rét ác tính[Sốt rét có biến chứng]

Trong trường hợp này người mắc bệnh sốt rét sẽ xuất hiện biến chứng đe dọa tới tính mạng, các triệu chứng xuất hiện tùy thuộc vào từng thể khác nhau:

Thể não: Dấu hiệu tiền ác tính nổi bật là có rối loạn ý thức [li bì hoặc vật vã, mê sảng, nói nhảm], sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều, có hội chứng tâm thần và có thể gặp suy thận. Thể này tỷ lệ tử vong từ 20 - 50%.

Thể tiểu huyết sắc tố: Là thể diễn biến nặng do tán huyết ồ ạt, trụy tim mạch, suy thận; sốt thành cơn dữ dội, nôn khan hoặc dịch màu vàng, tiểu ra huyết sắc tố, thiếu máu và thiếu oxy cấp. Hồng cầu và huyết sắc tố giảm mạnh.

Thể giá lạnh: Toàn thân lạnh, huyết áp tụt, da xanh tái, ra nhiều mồ hôi, đau đầu.

Thể phổi: Khó thở, thở nhanh, tím tái, có thể khạc ra bọt màu hồng. Đáy phổi có nhiều ran ẩm, ran ngáy.

Thể gan mật: Vàng da vàng mắt, buồn nôn và nôn. Phân màu vàng, nước tiểu màu vàng có nhiều muối mật. Hôn mê.

Thể tiêu hóa: Đau bụng, nôn, tiêu chảy cấp, hạ thân nhiệt.

Sốt rét ở phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai mắc bệnh sốt rét dễ bị sốt rét ác tính hoặc sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Sốt rét bẩm sinh [hiếm gặp]: Mẹ mang thai nhiễm sốt rét và có tổn thương tế bào nhau thai ngăn cách giữa máu mẹ và con. Bệnh xuất hiện sớm ngay sau sinh, trẻ quấy khóc, sốt, vàng da, gan lách to.

Sốt rét ở trẻ em: Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ mắc sốt rét do không còn miễn dịch từ mẹ và huyết sắc tố F. Trẻ mắc bệnh sốt rét thường sốt cao liên tục hoặc dao động, nôn, tiêu chảy, bụng chướng, gan lách to, có dấu hiệu màng não và co giật. Tỷ lệ tử vong cao.

Một số biện pháp cơ bản phòng tránh bệnh sốt rét

Tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét, khi bị sốt người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Ngủ màn kể cả ở nhà, hay ở nương rẫy hoặc ngủ trong rừng.

Phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất:

Diệt muỗi bằng phun tồn lưu mặt trong tường vách và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi mỗi năm một lần vào trước mùa mưa.

Xoa kem xua muỗi, đốt hương xua muỗi.

Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước, mặc quần áo dài vào buổi tối.

Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.

Uống thuốc dự phòng: có chủ trương uống thuốc dự phòng cho những người vào vùng đang có sốt rét hoặc vùng có sốt rét lưu hành ngắn ngày, phụ nữ có thai ở vùng sốt rét, người mới đến định cư tại vùng sốt rét. Ở nước ta hiện nay, do bệnh sốt rét đã giảm mạnh nên không uống thuốc dự phòng mà chỉ cấp thuốc cho các đối tượng trên để tự điều trị khi đã mắc bệnh sốt rét.

An toàn truyền máu, đặc biệt với người có tiền sử sốt rét hoặc đã sống trong vùng sốt rét.

Thu Ngân [soạn]

Bệnh sốt rét: Nguyên nhân, cách phòng chống và điều trị.

Ngày đăng: 23/04/2019 Xem với cỡ chữ
Bản in

BS.CKI.Phạm Sỹ Lộc - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho biết: "Sốt rét là một dạng bệnh lý nguy hiểm do kí sinh trùng sốt rét có tên Plasmodium gây nên, bệnh có khả năng lây từ người qua người thông qua các vết chích của muỗi Anophen. Các triệu chứng của sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào loại kí sinh trùng người bệnh nhiễm phải, sức khỏe và tình trạng nhiễm của người bệnh.

Bệnh sốt rét chủ yếu do muỗi truyền, có liên quan chặt chẽ với môi trường. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu; căn bệnh này cũng là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế. Bệnh sốt rét khi xuất hiện, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời trong cộng đồng sẽ gây ra những tình trạng lây lan rộng rãi".

Ảnh minh họa [Nguồn Internet]

Trong bài viết dưới đây Bác sỹ Lộc đã cung cấp một số thông tin về bệnh sốt rét, cách điều trị và phòng tránh:

1. Đường lây truyền:

Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu và có 4 phương thức lây truyền:

- Do muỗi truyền: đây là phương thức chủ yếu.

- Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

- Do mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương [hiếm gặp].
- Do tiêm chích: bơm tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét, do tiêm chích ma tuý.

2. Triệu chứng của bệnh sốt rét:

Khi mới mắc bệnh biểu hiện ban đầu có thể thấy như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa; các triệu chứng tái phát sau mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ thể của từng bệnh nhân và độ nhiễm virut sốt rét.

Đặc điểm chung của người mắc bệnh sốt rét là niêm mạc mắt nhợt, da xanh, người gầy, thường xuyên bị thiếu máu. Sốt rét khiến người bệnh suy dinh dưỡng, làm cho lách to, phù nề. Trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Phụ nữ đang mang thai mắc sốt rét có thể khiến thai chết lưu, sảy thai, đẻ non. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành ác tính và gây tử vong.

Sốt rét thường có hai thể lâm sàng là sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính.

- Sốt rét thể thông thường: Là những triệu chứng thường gặp ban đầu khi mắc bệnh sốt rét và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tùy cơ thể mỗi người mà có những biểu hiện sốt khác nhau [sốt điển hình và sốt không điển hình]:

+ Sốt điển hình với ba giai đoạn: Rét run - Sốt - Vã mồ hôi.

+ Sốt không điển hình: Là những biểu hiện sốt không thành cơ, hay ớn lạnh, rét và nổi da gà [ở những bệnh nhân mắc bệnh tại vùng dịch], hoặc sốt liên tục, dao động [ở bệnh nhân là trẻ em, người bị sốt rét lần đầu].

- Sốt rét ác tính: là trường hợp bệnh nhân sốt rét trở nặng, có những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh, với các biểu hiện đặc biệt như: sốt cao liên tục; rối loạn ý thức nhẹ [ngủ li bì, mơ sảng, nói lẩm bẩm…]; rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, bau bụng cấp, ói mửa…

3. Điều trị bệnh sốt rét:

Chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm càng tốt để giảm bớt nguồn bệnh và cắt đường lan truyền ký sinh trùng. Nên điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng: trẻ em trong vòng 12 giờ, người lớn trong vòng 24 giờ.

Điều trị cắt cơn kết hợp với điều trị chống lây lan [diệt giao bào]; điều trị chống tái phát và điều trị sốt rét biến chứng phải theo đúng y lệnh của bác sỹ.

Nếu trong vùng có dịch, bệnh nhân sốt rét không cần phải cách ly nhưng cần điều trị tại cơ sở y tế để đảm bảo điều trị sớm, đúng phác đồ và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời khi có dấu hiệu tiền ác tính hoặc ác tính.

4. Biện pháp phòng chống dịch:

Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh.

- Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh;

- Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;

- Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…;

- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;

- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.

P.CTXH

Quản trị viên
Lần xem: 37627
Go top

Sốt rét và cách phòng ngừa.

Sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người thông qua vật truyền trung gian là muỗi. Bệnh sốt rét tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ kiểm soát nếu chúng ta phòng bệnh và điều trị đúng cách...
Ngày đăng: 10/06/2021 Xem với cỡ chữ
Bản in

Sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người thông qua vật truyền trung gian là muỗi. Để phòng, chống sốt rét có hiệu quả, chúng ta cần biết những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa như sau:

Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, chúng ký sinh bên trong cơ thể của muỗi Anophen. Khi bị đốt, những ký sinh này sẽ theo nước bọt của muỗi để đi vào bên trong cơ thể, chúng sống ở tế bào gan, hồng cầu và đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh Sốt rét.

Bệnh có thể lây từ người sang người nếu các đối tượng đều bị muỗi mang trùng đốt, hoặc đốt từ người bệnh sang người lành. Khi đã mắc, bạn có thể gặp những cơn sốt theo chu kì cứ 2 - 3 ngày lại sốt một lần. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sốt rét:

Bệnh do ký sinh trùng sốt rét chi Plasmodium gây ra. Theo nghiên cứu, ở người có đến 5 loài ký sinh trùng thuộc chi này gây bệnh gồm: P.falciparum, P.malariae, P.ovale, P.vivax, P.knowlesi.

Đặc biệt hơn, hai loài P.falciparum và P.vivax tuy cũng gây bệnh nhưng lại có tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các loài còn lại. Các ký sinh trùng này không thể tồn tại ở môi trường bên ngoài mà cần phải có cơ thể vật chủ [muỗi Anophen, con người] mới có thể tồn tại và phát triển.

Cách phân biệt muỗi Anophen và muỗi vằn:

Nhiều người khi nhắc đến muỗi vằn hay muỗi Anophen thì đều nghĩ chúng là một, và là những vật trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai. Thực chất chúng là 2 cá thể khác nhau, dưới đây là cách để biệt:

Muỗi vằn: Loài này có tên khoa học là Aedes aegypti hay còn gọi với tên thông thường là muỗi vằn. Chúng có nguồn gốc ở Châu Phi nhưng do phát triển về ngoại giao, giao thương trao đổi hàng hóa trên khắp thế giới nên hiện nay muỗi vằn đã xuất hiện hầu hết ở mọi châu lục, phát triển mạnh mẽ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Muỗi vằn có đặc điểm rất dễ nhận biết so với những loài khác toàn thân có màu đen, đồng thời có những vệt trắng cách đều nhau từ đầu đến chân kể cả ở phần bụng. Muỗi thường hoạt động mạnh vào lúc có ánh sáng yếu như hoàng hôn hay bình minh, loài này theo mồi rất dai chỉ khi hút máu no bụng mới bỏ đi. Muỗi vằn thường lây truyền những bệnh như: Sốt xuất huyết, vàng da, zika.

Muỗi Anophen: Loài này có tên khoa học là Anopheles gambiae. Chúng thường sống và sinh sản ở vùng nước ngọt. Muỗi Anophen có bụng nhọn, trên cánh có các vệt màu trắng đen, đặt biệt muỗi này có cái vòi rất dài và bằng với chiều dài cơ thể của chúng. Khi đậu trên da chúng có xu hướng chếch bụng và hai chân sau tạo một góc từ 40 đến 45 độ so với da.

Loài này thường hoạt động về đêm, chúng không giống với muỗi vằn khi hút máu xong sẽ bay đi mà sẽ ở lại trong nhà vài giờ sau khi đốt, tiếp đó sẽ bay đi và trú tại các bụi cây cỏ mọc ven đường hay xung quanh nhà để nghỉ ngơi. Muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét

Cách phòng và điều trị bệnh Sốt rét:

Bệnh sốt rét tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ kiểm soát, sau đây là một số cách phòng và điều trị bệnh.

*Phòng tránh bệnh:

- Phun thuốc muỗi định kỳ trong nhà và ngoài vườn.

- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp những nơi ao tù, nước đọng vì đây sẽ là nơi sinh sản của muỗi.

- Khi đi ngủ phải thả màn kể cả buổi trưa hay buổi tối. Đi đến nơi có dịch thì hãy mang theo thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay, quần dài hạn chế để muỗi đốt.

*Cách điều trị: Tùy theo từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Nếu thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường hay giống với những dấu hiệu bệnh ở trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Phạm Thị Định [K.Khám bệnh]

Quản trị viên
Lần xem: 3595 Go top

Sốt rét là một bệnh gây ra bởi ký sinh trùng loại Protozoa tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.

  • Phương pháp mới kiểm soát bệnh sốt rét
  • Cảnh báo sốt rét kháng thuốc lan rộng tại châu Á
  • ​Phát hiện gen khiến ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại Campuchia

Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi.

Bệnh sốt rét là gì?

Bệnh sốt rét là một bệnh lây nhiễm, do ký sinh trùng sốt rét gây nên và muỗi Anophen là thủ phạm truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Bệnh nặng [sốt rét ác tính] nếu không được cứu chữa kịp thời có thể sẽ dẫn tới tử vong.

Muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét có đầu thấp, thân cao giống đòn xóc, nên dân gian còn gọi là muỗi đòn xóc. Muỗi hút máu của người bệnh, hút theo cả ký sinh trùng sốt rét vào cơ thể muỗi, ký sinh trùng phát triển, sinh sản nhân lên gấp nhiều lần. Khi con muỗi này đốt người lành đồng thời truyền ký sinh trùng và gây bệnh cho người. Sự lây lan này rất nhanh trong một thời gian ngắn, có thể hàng trăm người cùng mắc sốt rét do muỗi Anophen truyền bệnh.

Do không hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét nên mọi người không biết cách phòng, chống và điều trị bệnh. Có những người bị bệnh sốt rét không đến thầy thuốc để điều trị mà đi cúng ma, cạo gió, đuổi tà, cầu trời... nên bệnh không khỏi, dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang, thậm chí gây nên nhiều cái chết oan uổng.

Tác hại của bệnh sốt rét

- Gây thiếu máu: do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

- Gan to, lách to.

- Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

- Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

Triệu chứng

- Cơn sốt điển hình: rét run - sốt - ra mồ hôi.

- Cơn sốt không điển hình: sốt không thành cơn ớn lạnh, hơi gai rét hay gặp ở trẻ nhỏ và người sống lâu ở vùng sốt rét lưu hành.

Sốt liên tục hoặc dao động trong 5-7 ngày đầu rồi thành cơn [thường gặp ở bệnh nhân sốt rét lần đầu].

- Các dấu hiệu khác: thiếu máu, gan to, lách to.

Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét

- Tốt nhất gia đình nên ngủ màn có tẩm hóa chất xua muỗi. Màn tẩm này không độc hại cho sức khoẻ người dùng. Ngoài ra có thể tẩm hóa chất xua muỗi vào những tấm rèm để muỗi không bay vào nhà để đốt người.

Khi ngủ phải mắc màn, khi ngủ dậy tháo màn cho vào túi nilon cất. Màn tẩm hóa chất rồi 6 tháng sau mới được giặt. Hóa chất có tác dụng trong 6 tháng, sau 6 tháng phải nhuộm lại. Màn tẩm hoá chất không những chống được muỗi đốt mà còn diệt được chấy, rận, rệp, bọ chét...

- Hun khói hoặc đốt hương xua muỗi vào buổi tối.

- Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

- Phun thuốc diệt muỗi: đây là biện pháp tích cực, tốt nhất cho vùng sốt rét lưu hành.

Khi có sốt [nghi ngờ sốt rét] hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề