Cách nấu an không dùng bột ngọt

Cho một muỗng đường hoặc một ít giấm táo vào món ăn bị mặn. Cách này áp dụng cho những món nước như canh, súp hầm,...

Cách 2: Dùng khoai tây sống

Khoai tây gọt vỏ rửa sạch rồi cắt lát mỏng. Cho vào món ăn trước khi ăn 15 phút, khoai tây sẽ hút bớt độ mặn của món ăn. Áp dụng cho các món canh, kho, xào.

Cách 3: Dùng nước cốt chanh

Nước cốt chanh có tác dụng làm giảm vị mặn nhưng không làm mất đi mùi vị của món ăn. Có thể dùng cho một số món như cá khô chiên, canh chua, lẩu,...

Lưu ý cách này không dùng cho các món chế biến từ sữa vì chanh kết hợp với sữa sẽ gây kết tủa không tốt cho sức khỏe của bạn.

Cách 4: Dùng mật ong

Cũng giống như đường vị ngọt của mật ong sẽ làm giảm độ mặn của món ăn. Thêm vài giọt mật ong sẽ giải quyết ngay tức thì món ăn tưởng như phải bỏ đi của bạn.

Cách 5: Dùng cơm hoặc bột sắn dây

Dùng cơm hoặc bột sắn dây cho vào túi vải buộc kín rồi thả vào nồi một lúc cũng có thể làm giảm độ mặn của món ăn. Áp dụng cho các món canh, hầm,...

2. Xử lí món ăn quá béo

Cách 1: Dùng rau xà lách, cải xoăn

Cho một ít rau xà lách vào nồi canh hoặc hầm khuấy một lúc rồi với ra. Rau sẽ hút bớt lượng dầu mỡ trong món ăn.

Cách 2: Dùng bột nổi

Cho một ít bột nổi vào nồi canh, bột sẽ giúp hòa tan dầu mỡ làm món ăn có vị thanh đạm hơn.

Cách 3: Dùng đá lạnh

Cho vài cục đá vào món ăn và khuấy nhanh tay để chất béo bám vào đá. Sau đó, vớt ngay ra ngoài để có một nồi canh ngọt thanh, ít béo.

Cách 4: Dùng màng bọc thực phẩm

Màng bọc thực phẩm đem vo lại và thả trên mặt nồi súp. Sau đó, đảo nhẹ và nhanh tay cho chất béo bám vào lớp bọc nhựa rồi vớt ngay ra ngoài.

Với cách này, bạn nên cân nhắc nhãn hiệu uy tính của loại bọc để tránh mất vệ sinh.

Cách 5: Dùng tủ lạnh

Khi món ăn nguội hẳn, hãy cho vào tủ lạnh để lớp mỡ đóng váng trên bề mặt. Sau vài tiếng, mang ra khỏi tủ lạnh và vớt bỏ lớp mỡ đóng váng đi.

3. Xử lí món ăn quá ngọt

Cách 1: Dùng muối

Thêm một chút muối sẽ làm giảm độ ngọt của món ăn. Lưu ý tùy mức độ ngọt mà gia giảm lượng muối tránh bị mặn quá nhé các bạn.

Cách 2: Dùng giấm táo

Cho vài giọt giấm táo vào cũng có thể làm giảm độ ngọt chủa món ăn.

4. Xử lí món ăn quá cay

Cách 1: Thêm vị ngọt

Bằng cách cho thêm đường hay mật ong vào món ăn vì độ ngọt của những nguyên liệu này sẽ trung hòa vị cay. Nhưng bạn cần lưu ý là chỉ cho ở mức vừa phải tránh trường hợp món ăn bị ngọt quá.

Cách 2: Thêm nước dùng

Nếu món canh hoặc súp của bạn bị cay, bạn có thể thêm nước dùng hoặc một số loại rau củ như cà chua, cà rốt, khoai tây,...

Chất xơ trong rau củ sẽ hút bớt vị cay và lượng đường có trong rau củ sẽ trung hòa vị cay, trả lại cho bạn món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng.

5. Xử lí món ăn bị cháy

Đầu tiên bạn tắt bếp, lấy món ăn ra khỏi bếp và đặt nơi thoáng mát rồi để nguội.

Với những món như chiên, kho hoặc nướng bạn bỏ phần bị cháy đi giữ lại phần còn ăn được.

Với món nước bạn hớt lấy phần chưa bị cháy ở trên mặt. Nhớ múc nhẹ tay để không lấy phải phần bị cháy.

Kế tiếp là nấu lại thức ăn đã làm sạch, cho thêm nước vào nồi rồi nêm nếm lại gia vị. Đặc biệt bạn có thể khử mùi cháy khét bằng cách phi nhiều hành, tỏi hoặc thêm nhiều nước sốt.

6. Giữ màu sắc đẹp cho rau củ

Để một số loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai môn...hoặc một số loại rau như rau muống bào, rau chuối bào không bị thâm đen bạn có thể ngâm chúng vào nước có pha một chút muối hoặc một ít nước cốt chanh.

Với cách này bạn vừa không bị dính nhựa ra tay vừa giữ cho các loại củ trên không bị thâm, màu sắc tươi ngon hơn.

Đối với bông cải trắng thường bị xỉn màu không đẹp bạn ngâm vào nước có chút giấm hoặc sữa tươi để bông cải trắng và ngon hơn.

Xem thêm:

Bộ 3 nồi nhôm anod Sunhouse SH6634

Bộ 3 nồi Inox 3 đáy Sunhouse SHG306

Bộ 3 nồi inox 5 đáy Kangaroo KG866

Nồi nhôm chống dính DMX NDE

Bộ chảo quánh nhôm Delites BE011-14

Nồi nhôm chống dính DMX NDE

Nồi inox 5 đáy Sunhouse SHG24220

Bộ 2 nồi inox 5 đáy Sunhouse SHG2502M

Nồi đất DongHwa Tucbeghi G704

Nồi đất DongHwa Tucbeghi G703

Bộ nồi chảo nhôm chống dính Elmich EL1162

1.064.000₫ 1.419.000₫ -25%

Nồi đất Dong Hwa Tucbeghi G702

Trên đây là một số cách đơn giản để xứ lí một số món ăn bị nêm nếm hỏng. Hi vọng với những cách này bạn sẽ không phải đổ đi những món ăn mình đã kì công chế biến.

Biên tập bởi Đoàn Huỳnh Bảo Duy • 11/07/2020

bởi Hồng Nhung Nguyễn

Tue, 06 Jan 2015 11:25:00 GMT

Đường, muối, tiêu, nước mắm... là những gia vị rất quen thuộc trong bếp nhà bạn nhưng không phải lúc nào bạn cũng sử dụng đúng cách. Một vài mẹo sử dụng gia vị dưới đây có thể giúp các bà nội trợ chế biến được những món ăn ngon hơn cho cả gia đình đấy.

Đường, muối, tiêu, nước mắm... là những gia vị rất quen thuộc trong bếp nhà bạn nhưng không phải lúc nào bạn cũng sử dụng đúng cách. Một vài mẹo sử dụng gia vị dưới đây có thể giúp các bà nội trợ chế biến được những món ăn ngon hơn cho cả gia đình đấy.

Muối

Muối là gia vị cơ bản nhất, dùng để tạo độ mặn cho món ăn. Muối còn kết hợp với bột ngọt giúp món ăn thêm đậm đà. Tuy nhiên, dùng muối quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Tùy món ăn mà cách nêm muối có khác nhau. Với món kho và chiên nên ướp muối vào thực phẩm trước khi nấu để không làm giảm độ ngọt của thịt, cá. Với món canh, nên nấu một lúc để chất ngọt từ thịt, cá tiết ra mới nêm muối. Khi luộc thức ăn, nước vừa sôi, cho muối vào trước khi cho rau củ hay thịt vào luộc, rau củ sẽ xanh mướt, thịt sẽ không bị thâm đen.

Cách làm muối ớt xanh chấm hải sản

Đường

Đường có vị ngọt giúp tăng hương vị cho món ăn nhưng dễ cháy đen nên khi ướp các món nướng hoặc chiên chỉ cần cho ít đường. Nếu muốn tạo vị ngọt cho món ăn, làm riêng nước sốt và cho vào khi món ăn gần chín. Với các món kho, cần ướp đường vào thức ăn trước cho ngấm, có thể nêm thêm trong quá trình nấu. Món canh và món xào cũng vậy, có thể nêm đường khi đang nấu, nhưng nhớ là phải nêm đường sau khi đã cho muối vào sẽ giữ được vị ngọt của thực phẩm. Đừng nêm đường khi thức ăn gần chín vì đường lâu tan, sẽ ảnh hưởng đến vị giác, món ăn bị ngọt hơn mong muốn.

Hạt nêm

Là loại gia vị tạo mùi thịt nên dùng ướp thức ăn khi sơ chế hoặc khi nấu nướng đều được. Cần lưu ý là hạt nêm có vị mặn nên phải giảm lượng muối nêm. Không nên cho hạt nêm vào sau khi món ăn đã chín do hạt nêm tan chậm, món ăn sẽ nồng mùi thịt, khó ăn.

Tự làm bột nêm tôm tại nhà

Bột ngọt (mì chính)

Bột ngọt làm dậy mùi cho thực phẩm, nhưng chỉ nên dùng bột ngọt với lượng thật ít để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt với những người bị dị ứng bột ngọt. Có thể ướp bột ngọt vào thực phẩm để nấu các món nướng và kho. Riêng các món xào hay canh thì nêm nếm bột ngọt khi thức ăn gần chín và đã vặn lửa nhỏ.

Nước mắm

Nước mắm có hương vị đặc biệt, nấu lâu dễ bị mất mùi, các chất bổ dưỡng cũng bị phá hủy nên khi nấu cháo, soup, canh hoặc xào. Chỉ nêm nước mắm vào lúc món ăn đã chín, rồi tắt bếp ngay, món ăn sẽ không có vị chua. Đối với các món kho, sau khi ướp các gia vị khác để ngấm mới ướp thêm nước mắm hoặc ngay khi bắc lên bếp nấu mới cho nước mắm vào, không ướp thực phẩm với nước mắm quá 30 phút vì món ăn sẽ mất ngon.

Tiêu

Nhiều người có thói quen ướp tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm, việc này không có lợi cho sức khỏe và tiêu cũng bị mất mùi khi nấu ở nhiệt độ cao. Tốt nhất là nêm thêm tiêu khi thức ăn đã chín hoặc rắc tiêu lên mặt khi dọn ra ăn trong các món canh, xào hoặc kho. Riêng với các món hầm, tiềm, người ta thường sử dụng tiêu xanh, cho vào ngay khi bắt đầu nấu.

Cách làm thịt kho tiêu đậm đà, dân dã

Giấm

Tùy theo món ăn, nên cho giấm vào khi bắt đầu chế biến hoặc sau khi nấu xong, không nên thêm giấm vào khi đang nấu vì giấm sẽ bay hơi, không giữ được vị chua cần thiết.

Thêm một kinh nghiệm, mẹo cho các bà nội trợ rồi. Đừng quên chia sẻ, áp dụng vào cách nấu để món ăn tròn vị hơn nhé!

Xem thêm:

Xem nội dung đầy đủ