Cách năng band điểm IELTS Reading

Reading là phần thi không quá khó nhưng khối lượng kiến thức cần trả lời cũng không ít do đó không dễ dàng để vượt qua trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu có những kinh nghiệm ôn luyện, áp dụng đúng chiêu thức thì các em sẽ có thể nâng điểm phần này nhanh chóng và hiệu quả. Một số mẹo ôn luyện IELTS mà IELTS Fighter chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn nâng cao kỹ năng này toàn diện.

1.Đọc nhiều, học từ vựng mọi nơi

Trước mình là người vô cùng lười đọc, nên bắt đầu làm đề Reading IELTS chỉ được 5.5 - 6.5, sau đó mình đã đọc nhiều hơn, đọc báo, đọc sách, đọc online offline, đọc tất cả mọi thứ viết bằng chữ… Sau khoảng 1 tháng liên tục thì band điểm cải thiện được 0.5, nên vẫn tiếp tục duy trì thói quen đọc đến giờ.

Và nhớ kỹ, học từ vựng mọi lúc mọi nời.

Tuy rằng có rất nhiều “chiến thuật” [tactics] và “chiến lược” [strategies] làm bài khác nhau, mình sẽ chỉ cho bạn một KĨ THUẬT ĐÁNH ĐÂU THẮNG ĐẤY trong bài thi IELTS Reading.

Và vô cùng đơn giản nhé:

--- NO VOCAB, MUCH TROUBLE ---
Không có từ vựng, cực kì đau đầu

Một học sinh giỏi Tiếng Anh chưa học IELTS bài bản cũng có thể làm bài thi Reading với điểm số 6.5, điều đấy “khả thi” [valid] không? Có. Vì bản chất bài thi Reading là đọc hiểu, nên bản chất là bạn phải hiểu bài đọc một cách “thoroughly” [xuyên suốt] thì mới có thể chọn đáp án đúng, “irrespective of” [bất kể] dạng bài.

Cùng điểm qua một số tips học Vocab nhé:

TẮM NGÔN NGỮ [SHOWER YOURSELF WITH THE LANGUAGE]

Là cựu học sinh trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - 1 trong những trường top đầu ở Việt Nam về học ngoại ngữ nói chung, mình từng thấy bạn bè mình “vùi đầu” [indulge in] trong đống flashcard [thẻ từ vựng] hoặc Quizlet [ứng dụng học từ vựng], nhưng bản thân mình không giỏi học thuộc, kể cả trong “ngắn hạn” [short-term] và “dài hạn” [long-term]. Vậy mình làm như thế nào?

Mình đọc. Đọc rất nhiều để bù cho sự “lủng não” về học thuộc đó. Mình còn nhớ những cuốn đầu tiên mình đọc là những “tiểu thuyết kinh điển” [classic novels] như Jane Eyre, Pride and Prejudice, The Scarlet Letter. Nghĩ lại vẫn còn thấy nó khó.

Sau khi đọc rất nhiều, thì mình khuyên các bạn đọc như thế này:

+Hãy “ngấu nghiến” [devour] và đọc tất cả thuộc chủ đề bạn “say mê” [passionate]. Một series book mà mình đã “cày” [binge-reading] đó là Harry Potter nhé!

+Nếu bạn không biết đọc gì, thì hãy đọc từ tiểu thuyết tình cảm. Chủ đề ở đây rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, và hãy “thú nhận” [admit] đi, ai chẳng yêu rồi, dù là “đơn phương” [unrequited love]. Mình khuyên đọc The Fault in Our Stars, hoặc những tác phẩm tương tự của John Green.

+Tránh đọc tiểu thuyết trinh thám như của Dan Brown hay Conan Doyle vì “siêu khó” [challenging]!

2. HÃY XEM PHIM [BẬT SUBTITLES ANH]

Mình biết bạn muốn “tận hưởng” [enjoy] bộ phim, nhưng chúng ta đang “kết hợp” [combine] vừa chơi vừa học, đúng không nào?

3. TRA TỪ ĐIỂN ANH - ANH

Một “thói quen” [habit] mà mình thấy rất nhiều bạn làm đó là tra từ điển Anh - Việt. Điều này là cực kì không nên.

Mình muốn bạn tập tra từ điển Anh - Anh để có thể đoán nghĩa câu dựa trên ví dụ. Bạn càng “nghiên cứu” [research] một từ/ câu bao lâu thì bạn càng nhớ chúng bấy lâu.

Chia sẻ từ Ms Kiều Anh trong group IELTS Fighter Hỗ trợ học tập.

2. Không nhất thiết phải đọc tiếng Anh [nhưng nên đọc tiếng Anh nếu có thể]

Mình có 1 người bạn làm practice luôn được 8.0 - 8.5 Reading, chắc hắn phải đọc sách báo tiếng Anh nhiều lắm. Nhưng khi mình hỏi là thì hắn bảo là đọc tiếng Việt thôi, tiếng Anh chi, nhưng do quen mắt đọc rồi, nên khi đọc bài IELTS cũng không lạ lắm, chỉ khác là bài đọc IELTS từ vựng khó hơn, nhưng quan trọng là mỗi ngày đều đọc, Anh Việt đều được.

Đọc tài liệu luyện Reading như thế nào?

Tài liệu luyện Reading là cần đọc thường xuyên nhưng đọc bài khô khan thì sẽ ngán. Vậy thì phải đọc như thế nào?

Đầu tiên, hãy chọn tài liệu thú vị: Đối với những ai mới học IELTS, việc tiếp nhận kiến thức qua tài liệu thú vị, những mẩu chuyện hài cho tới tạp chí yêu thích…Việc đọc qua những tài liệu thú vị sẽ giúp các bạn tăng thêm vốn từ vựng và hứng thú học hơn nhiều.

Theo chia sẻ của Thầy Dương – 8.5 IELTS, các bạn nên “ Hàng ngày thầy đều đọc truyện tranh Nhật Bản [manga] ở trang web www.mangapark.com. Đọc truyện tranh rất tốt,  bởi nó sẽ giúp não bộ chúng ta phải suy nghĩ nhanh để có thể di chuyển tới khung hình kế bên và tìm hiểu diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Nhờ đó, đọc truyện tranh giúp các em hình thành thói quen đọc và hiểu câu nhanh hơn. Sau khi đọc manga thì các em tiếp tục chuyển sang các tài liệu thú vị sách báo khác”.

Thứ hai, đọc đến tài liệu: Tài liệu nên đọc trước là bộ sách Get Ready for IELTS Reading sau đó mới chuyển sang sách đề Cambridge IELTS bởi đề Cam khó hơn nhiều, bạn cần phải đọc hiểu tốt rồi mới hiểu rõ được.

Luyện Reading cần vốn từ vựng cao do đó các bạn nên tham khảo các học từ vựng TẠI ĐÂY.

Những tài liệu cơ bản đến phức tạp mà các bạn có thể luyện theo từng trình độ mà IELTS Fighter đã phân loại chia sẻ như sau:

 Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể luyện đọc qua các website, kênh tự học tại nhà miễn phí:

3. Chiến lược làm bài 3 Passage

Trong IELTS Reading, thường mình thấy độ khó của 3 đoạn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Passage 1 dễ và Passage 3 khó nhất.

Nên bạn có thể thử làm bài theo các chiến lược khác nhau, ví dụ như mình, theo mình ban đầu bao giờ đầu óc mình cũng tỉnh táo nhất khi bước vào bài Reading, nên mình đọc Passage 2 trước [độ khó vừa vừa], rồi đọc Passage 3 khó nhất, rồi cuối cùng, khi đã không còn não, mình đọc Passage 1 dễ thở hơn và làm cũng nhanh hơn nếu trong trường hợp không kịp giờ. Mình cũng thử làm theo thứ tự Passage 3-2-1 rồi nhưng không hiệu quả, còn bạn thì sao?

4. Luôn đọc câu hỏi trước

Bao giờ làm Reading mình cũng đọc câu hỏi trước, để nắm toàn bộ câu hỏi sau đó mới đọc bài đọc. Quan niệm của mình là đây là 1 kỳ thi, và nhiệm vụ của mình là chọn đáp án đúng, chứ không phải Đọc - Hiểu hết nội dung bài đọc rồi không kịp giờ chọn đáp án. Nên nhiều khi bạn thấy có những paragraph không cần đụng đến, không cần đọc nhưng vẫn làm đúng hết, đơn giản vì nó không có thông tin mình cần tìm để tra đáp án.

5. Làm cuối cùng

Gặp dạng bài Matching information, Matching Headings thì bạn có thể chọn làm cuối cùng. Mình thấy khá dễ thở hơn. Đặc biệt dạng Headings thì nên chia cặp, tức là đọc kỹ 1 list headings thì bạn sẽ thấy có 2-3 headings nó “giống giống” nhau, thì ghép thành 1 cặp để đó, lát nữa đọc ý chính paragraph xong thì chọn trong cặp mình nghi ngờ và loại trừ là sẽ ra.

6. Làm triệt để

Bạn nên tập thói quen đó là sau khi làm xong 1 bài Reading, sai ở những câu nào, thì phải tra cho bằng được là tại sao mình sai. Đáp án đúng nằm ở chính xác câu nào, liên tục đặt câu hỏi tại sao, cho đến khi hiểu triệt để đáp án. Làm khoảng 4-5 đề thì hy vọng bạn sẽ không bị dính bẫy và không sai ở những đề sau nữa.

7. Thử làm Reading trên máy tính

Không biết mọi người sao nhưng nếu ai chưa thử làm Reading trên máy tính thì có thể thử nhé. Vì bản thân mình thấy làm Reading trên máy tính có phần dễ hơn trên giấy [không hiểu sao cứ đọc trên giấy là nhức đầu và buồn ngủ], hơn nữa, trên máy tính có đáp án bên tay phải để đối chiếu với bài đọc [dành cho bạn nào cứ đọc xong câu hỏi là quên, khi đọc bài đọc ko nhớ đang tìm cái gì] rất tiện lợi luôn. Và có phần highlight nổi bật rõ mồn một, hơn gạch chân và khoanh tròn bằng bút chì trên giấy.

8. Từ đồng nghĩa

- Chú ý từ đồng nghĩa

Đoạn văn không dễ dàng bày ra các từ khóa chính cho bạn mà còn có sự thay thế nhiều từ đồng nghĩa với từ khóa làm bạn tìm không hết được từ khóa, không hiểu ý được rõ ràng hơn. Vì thế, khi soát từ, cần chú ý điểm này nhé!

- Đoán từ từ ngữ cảnh

Đọc đoạn văn không cần phải dịch từng chữ và có đôi lúc các bạn không hiểu hết được các từ thì hãy đoán từ từ ngữ cảnh bởi các từ và câu xung quanh. Nếu không đoán được từ và cảm thấy đoạn văn không quan trọng thì bạn nên bỏ qua.

- Các câu hỏi thường sắp xếp theo nội dung

Các câu hỏi trong bài đọc thường sắp xếp theo nội dung do đó bạn có thể dựa theo trình tự để đọc hiểu. Tuy nhiên, có một số câu sẽ lẫn lộn do đó bạn cũng cần cảnh giác những câu này.

9. Trước khi bắt được cá lớn thì phải bắt từ cá nhỏ.

Các bạn nên luyện Reading theo dạng bài [dành cho những bạn mới bắt đầu học IELTS], với rất nhiều tài liệu mọi nơi trên Internet, và từ rất nhiều đầu sách khác nhau, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng học. 

Bạn có thể tham khảo 5 trang web thi thử online miễn phí TẠI ĐÂY để kiểm tra trình độ nhé!

Hãy từ từ bước vào bài thi, thở một hơi nhẹ nhàng, đọc từ từ lướt rồi chi tiết và đưa ra chiến lược làm bài. Càng lật đật, vập vồ thì càng lúng túng, khiến bạn rối bời hơn đó.

Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS mà các bạn có thể tham khảo nhằm rèn luyện Reading tốt hơn. Mọi người có thể nghiên cứu thêm kho tài liệu của các thầy cô chia sẻ cùng lộ trình học giúp hoạch định kế hoạch và cải thiện kỹ năng đọc, nghe, nói, viết tại nhà hiệu quả hơn.

Video liên quan

Chủ Đề