Cách lơ xe

Lơ xe tải là gì? Nghề này có vất vả không? Nếu thật sự muốn theo nghề này, bạn hãy chuẩn bị tinh thần làm việc tốt cùng sức khỏe để theo đuổi nó.

Lơ xe tải là gì? Với những bạn không làm việc trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ cảm thấy khá lạ lẫm đối với nghề nghiệp này. Tuy nhiên, đây là một vị trí việc làm trong công ty vận tải. Những người làm lơ xe không cần yêu cầu quá nhiều về bằng cấp. Tuy nhiên, người làm việc sẽ phải bỏ ra khá nhiều thời gian, thậm chí là ở trên xe nhiều hơn so với ở nhà.

Lơ xe tải là gì?

Lơ xe tải là gì? Đây là một vị trí trong công ty dịch vụ vận tải, thường được dùng để chỉ người phụ xe cho tài xế xe tải. Ngày nay, ngay cả xe khách lớn, từ 36 chỗ trở lên cũng đều cần có lơ xe.

Công việc của một người làm lơ xe sẽ tiến hành như sau: thu vé, xếp chỗ, hướng dẫn hành khách, soát vé,… Tất cả các công việc này lơ xe sẽ toàn quyền phụ trách và chịu trách nhiệm. Chính vì vậy, lơ xe không cần đáp ứng tiêu chuẩn quá cao. Tuy nhiên, người này cần phải có sức khỏe tốt, không bị say tàu xe, thực sự chịu khó và trung thực.

Lơ xe tải là gì?

Nguồn gốc của lơ xe xuất hiện từ năm 1900. Bắt nguồn từ Sài Gòn, ban đầu lơ xe chỉ xuất hiện trên vài chiếc xe trở thư tín, bưu phẩm đến những khu vực lân cận như: Biên Hòa, Tân An, Thủ Dầu Một, Tây Ninh,… Lơ xe sẽ đảm nhận những công việc nhỏ thay cho lái xe. 

Đến năm 1908, đã có 30 chiếc xe được đầu tư vào việc vận chuyển hành khách đi khắp các tỉnh thành. Từ đây, khái niệm lơ xe ngày càng trở nên phổ biến và dần trở thành vị trí không thể thiếu. Đây là lý do khi bạn đi xe thường thấy có 2 người, một là lái xe, 1 sẽ là phụ lái ngồi ngay kế bác tài.

Theo quy định của nhà xe, vị trí chuyên lo công việc soát vé và mang vác hành lý là cần thiết. Sở dĩ những người này được gọi là lơ xe do bắt nguồn từ tên tiếng Pháp đó là “Contrôleur”. Chữ cuối của từ này đọc là “Lơ” và nó được xuất hiện trong nghề “Lơ xe”.

Làm lơ xe có vất vả không?

Sau khi đã biết lơ xe tải là gì, chắc hẳn rất nhiều bạn đều thắc mắc làm nghề này có cực không. Để theo đuổi nghề phụ xe, bạn có thể không cần có bằng cấp, không cần có kinh nghiệm nhưng bạn nhất định phải có sức khỏe tốt. Đây là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, bạn phải là người thật sự chịu được khó khăn, cực nhọc. Khi mà bạn phải di chuyển hàng giờ trên xe tải và thường xuyên chuyển xe giữa đường.

Nếu bạn không có sức khỏe tốt đồng nghĩa với việc bạn không thể trụ được với nghề. Một sức khỏe bền bỉ rất cần thiết cho việc theo đuổi công việc lâu dài. Thậm chí đề kháng của bạn phải thực sự tốt và không quá nhạy cảm đối với thời tiết. 

Nghề lơ xe khá cực

Bên cạnh đó, khi làm lơ xe bạn phải thực siêng năng và kiên trí trong công việc. Hơn nữa, bạn hãy là người cẩn thận vì khi thu soát vé sẽ gặp không ít sụ nhầm lẫn. Chỉ cần bạn không chú ý một chút sẽ khiến bạn bị đền tiến khi thu nhầm giá trị vé. 

>>> Có thể bạn quan tâm : Xe Tải Vĩnh Phát NK490S

Thời gian làm việc của một lơ xe

Bạn nên nhớ khi đã lựa chọn làm lơ xe, đồng nghĩa với việc bạn sẽ thoát khỏi hoàn toàn cách làm việc văn phòng. Bạn sẽ không chỉ làm cố định 5 ngày/ tuần và 8 giờ/ ngày. Một nhân viên phụ xe sẽ phải gắn bó với chiếc xe ngay cả khi làm việc và khi nghỉ ngơi. 

Những người lơ xe sẽ coi chiếc xe giống như ngôi nhà thứ hai của mình, dành nhiều thời gian để đi trong chuyến đi, thậm chí còn nhiều hơn cả khi ở nhà. Đặc biệt trong các dịp lễ tết, ngày nghỉ, hay bất cứ lúc nào nhà xe gọi là bạn phải lên đường di chuyển. Dường như, ngày nghỉ của họ không phụ thuộc vào bất cứ dịp lễ hay ngày nghỉ theo quy định.

Bất cứ lúc nào bạn cũng phải đi làm

Lơ xe không có lịch trình cố định cho hoạt động mỗi ngày của mình. Thậm chí, họ còn không có thời gian ăn uống cố định, phải ăn nhanh chóng để tiếp tục công việc của mình. Nếu bạn đang làm nghề này, hãy xác định rằng bạn phải ăn cơm bụi nhiều hơn so với các bữa ăn gia đình. Đôi khi, đối với họ, bữa ăn gia đình luôn là điều khá xa xỉ.

Những người làm lơ xe đôi khi phải chịu áp lực cực lớn, nó không hề kém hơn so với công việc văn phòng. Lơ xe không những phải đối mặt với lãnh đạo mà còn phải niềm nở với khách hàng. Tuyệt đối không được để yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tâm trạng.

Ngoài ra, công việc này thường có rất ít thời gian để nghỉ ngơi. Bạn hãy tập làm quen dần với việc này. Việc ăn uống cũng vô cùng thất thường, ăn không đúng bữa là điều bình thường. Bạn cần chuẩn bị tâm thế thật tốt để bắt đầu công việc này.

Như Xe Tải Vĩnh Phát vừa chia sẻ trên đây, các bạn đã biết lơ xe tải là gì và những thông tin hữu ích về nghề nghiệp này. Lơ xe là một trong những nghề phải chịu áp lực cao và không được nghỉ theo lễ tết thông thường. Nếu bạn muốn theo nghề này nhất định cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tinh thần và sức khỏe.

Chắc hẳn ai cũng từng vài lần nghe qua từ phụ xe, dù làm việc trong lĩnh vực vận tải hay bất cứ người nào có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải. Bạn có biết phụ xe là gì? Mô tả công việc phụ xe chi tiết ra sao? Cùng Grabviec.vn tìm hiểu cụ thể qua bài viết hôm nay nhé.

Bạn đã biết phụ xe là gì? Mô tả công việc phụ xe chi tiết ra sao?

Trên các chuyến xe di chuyển đặc thù như xe buýt, xe khách hay xe tải chở hàng... ngoài lái xe ngồi nguyên tại vị trí vô lăng điều khiển xe thì có một người nữa làm việc liên tục với người và hàng hóa trên xe - đó chính là phụ xe. Vậy phụ xe là gì?

Phụ xe là gì?

Phụ xe hay lơ xe là người phụ giúp việc cho các lái xe trên những chuyến di chuyển người hay hàng hóa nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trong suốt hành trình, cam kết xe đi đến nơi về đến chốn, tuân thủ các quy định về an toàn giao thông.

Thông thường, xe buýt, xe khách đường dài hay xe tải chở hàng sẽ cần tuyển phụ xe.

Bản mô tả công việc phụ xe

Thông thường, công việc của phụ xe không quá rõ ràng và cụ thể. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại xe phụ trách và yêu cầu của lái xe mà công việc của phụ xe sẽ có sự khác nhau tương ứng. Bản mô tả công việc phụ xe sau đây sẽ bao gồm nhiệm vụ chung và riêng cho từng hình thức.

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi

+ Vệ sinh xe sạch sẽ tại khu vực ghế ngồi, thùng xe tải, hộp để đồ, thu gom và vứt rác bẩn tránh gây mùi trên xe

+ Tiến hành kiểm tra xe trước chuyến đi như xăng dầu, độ căng cứng của bánh xe, tình hình chân ga, phanh, đèn xe, cây gạt nước... đảm bảo xe vận hành tốt và an toàn trong suốt chuyến đi

+ Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết như giấy phép lái xe, bằng lái xe, bảo hiểm xe, đơn giao hàng và mọi chứng từ liên quan khác để trình cơ quan chức năng khi bị kiểm tra, cũng như phục vụ cho công việc như thỏa thuận

+ Chuẩn bị nước uống, khăn lạnh, hộp thuốc sơ cứu cho khách và lái xe

Phục vụ khách hàng và xử lý hàng hóa trên xe

* Nếu là phụ xe buýt:

+ Bán và thu vé xe buýt

+ Chỉ dẫn khách lên xuống xe tại trạm dừng an toàn và đúng luật

+ Sắp xếp ghế ngồi hay vị trí đứng cho khách, ưu tiên người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người tàn tật

+ Tiếp nhận và sắp xếp đặt/ để hàng hóa tại vị trí thích hợp - trả và ký nhận đúng người, đúng hàng

+ Tiếp nhận và xử lý những mâu thuẫn, tranh chấp của khách xảy ra trong quá trình di chuyển

* Nếu là lái xe khách đường dài:

+ Nhận và kiểm tra vé xe của khách trước khi khách di chuyển lên xe, đảm bảo đủ số lượng khách nhận theo danh sách và khách ngồi đúng vị trí quy định trên vé xe

+ Hướng dẫn và hỗ trợ khách cất hành lý, đảm bảo gọn gàng và không xê dịch, hư hỏng khi di chuyển

+ Hướng dẫn và đề nghị khách thắt dây an toàn, giữ vệ sinh chung trên xe

+ Phục vụ tận nơi nước uống, khăn lạnh cho khách

+ Hướng dẫn khách xuống xe đi vệ sinh, ăn uống và mua quà lưu niệm tại trạm dừng [nếu có] - kiểm đếm số lượng khách sau khi lên xe, tránh để lạc khách

+ Giải đáp thắc mắc về lộ trình đi, nơi đến cho khách khi có thắc mắc

+ Trả khách tại điểm dừng tương ứng trên vé xe

* Nếu là xe tải:

+ Bốc xếp hàng hóa lên thùng hàng, đảm bảo gọn gàng và không xê dịch, hư hỏng khi vận chuyển, đúng quy định về chiều cao tối đa

+ Bốc vác hàng hóa xuống xe khi giao nhận và đặt để đúng nơi quy định

Lái phụ

+ Trường hợp xe di chuyển đường dài, phụ xe sẽ là người lái phụ khi tài xế mệt, buồn ngủ hay có sự cố không thể cầm lái

+ Cần đảm bảo thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ lái xe - đã có bằng lái đạt chuẩn để điều khiển xe,

Kiểm tra và vệ sinh xe sau chuyến đi

+ Tắt các thiết bị đang hoạt động trên xe khi kết thúc chuyến đi

+ Kiểm tra xe, tránh tình trạng khách bỏ quên hành lý, đồ đạc, hàng hóa hoặc người ngủ quên trên xe

+ Làm vệ sinh, lau rửa toàn bộ xe sau mỗi chuyến di chuyển

+ Vệ sinh thùng xe tải đảm bảo sạch, khô ráo

+ Kiểm tra tổng thể xem xe có đảm bảo vận hành tốt cho chuyến đi kế tiếp không, trường hợp phát hiện sự cố, hư hỏng thì có kế hoạch sửa chữa ngay

Các công việc khác

+ Thực hiện các yêu cầu công việc khác của lái xe

+ Báo cáo công việc lên cấp trên khi được yêu cầu

+ Tham gia các buổi tập huấn nghiệp vụ để nâng cao khả năng làm việc và xử lý sự cố

+ Nỗ lực học hỏi kiến thức và kinh nghiệm để lên làm lái xe

Công việc phụ xe khá vất vả và nặng nhọc, vì thế cần có sức khỏe tốt và chăm chỉ, siêng năng

Mức lương phụ xe hiện nay

Tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu, khối lượng công việc mà mức lương phụ xe ở từng lĩnh vực sẽ có sự chênh lệch ít nhiều. Tham khảo từ trang việc làm lao động phổ thông Grabviec.vn, mức lương phụ xe hiện nay dao động trong khoảng:

+ Từ 3,5 - 5 triệu đồng/ tháng đối với phụ xe buýt

+ Từ 4 - 8 triệu đồng/ tháng đối với phụ xe khách

+ Từ 5 - 9 triệu đồng/ tháng đối với phụ xe tải

Mức lương - thu nhập cao hay thấp còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận về chế độ lương thưởng và đãi ngộ giữa hai bên.

Phụ xe là công việc vất vả và nặng nhọc. Người tìm việc phụ xe cần đảm bảo có sức khỏe tốt, không say xe, chịu được áp lực công việc, trung thực, chăm chỉ, linh hoạt trong tính toán và xử lý tình huống... như thế mới làm tốt nhiệm vụ được giao.

Hồng Thy

Video liên quan

Chủ Đề