Cách lập dàn bài văn nghị luận

Dàn ý bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội

Nghị luận thể loại văn học thường đưa ra những lí lẽ, luận điểm và các dẫn chứng có tính cơ sở, thuyết phục cao. Thông thường những đề văn nghị luận sẽ chia ra làm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Mỗi loại sẽ có bước lập dàn ý riêng.

Dàn ý chung văn nghị luận

Dàn ý bài văn nghị luận văn học

Trước tiên học sinh cần xác định yêu của đề văn nghị luận văn học. Ví dụ đề bài sẽ yêu cầu như bình giảng khổ thơ, bài thơ, phân tích bài thơ, phân tích hình tượng nhân vật, vẻ đẹp nhân vật…khi đã xác định chủ đề, học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa các thao tác lập luận vào bài viết.

Lập dàn ý bài văn nghị luận có điểm chung đều sẽ có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

a] Mở bài

Các thông tin mà học sinh nên đề cập trong phần mở bài chung như sau:

–Giới thiệu về tác giả [không cần chi tiết, chỉ nêu vài nét]. Nếu đề bài yêu cầu về tác phẩm thì không cần đề cập tỉ mỉ về tác giả.

– Các thông tin nên đưa vào bài viết như: tên, thời điểm sáng tác, đặc sắc của tác phẩm…

– Nêu được các luận đề cần giải quyết.

Xem thêm >>> Dàn ý bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội

b] Thân bài

– Bố cục sẽ theo các bước đó là:Luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2 – dẫn chứng thuyết phục người đọc.

– Nêu các nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ, đoạn trích. Nên phân tích rõ hơn các câu thơ hoặc dẫn chứng từ đoạn trích để làm rõ cái hay cái đẹp của bài thơ, đoạn trích.

– Để giúp cho bài văn có tính thuyết phục nhớ so sánh tác phẩm với các tác phẩm cùng thời điểm. Điều này làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc, giá trị nghệ thuật của chủ đề nghị luận [bài thơ, đoạn trích tác phẩm…]

– Nhớ vận dụng thêm các biện pháp phân tích, chứng minh, bàn luận…để làm rõ nhận định.

c] Kết bài

Dựa theo công thức:

– Tóm lại vấn đề đang trình bày

– Rút ra các kết luận về chủ đề nghị luận văn học.

– Ý kiến, bàn luận của cá nhân về chủ đề.

Dàn ý bài nghị luận xã hội

Thông thường bài nghị luận xã hội có các đề bài như:

– Nghị luận về câu nói, tục ngữ, tư tưởng, đạo lý.

–Nghị luận về hiện tượng đời sống xã hội.

Dàn ý nghị luận về tư tưởng đạo lý

a] Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói.

b] thân bài

– Giải thích khái niệm của câu nói, tục ngữ, ca dao, tư tưởng đạo lý ở 2 nghĩa đó là nghĩa đen và nghĩa bóng.

– Khẳng định được tính đúng đắn của tư tưởng đạo lý, nhớ dùng các dẫn chứng để lập luận thêm thuyết phục [cuộc sống, văn học…]

– Phê phán các ý kiến sai lệch về tư tưởng đạo lý.

– Nêu lên các ý kiến cá nhân như phê phán hoặc ca ngợi về tư tưởng đạo lý đó.

c] Kết bài

– Ý nghĩa của tư tưởng đạo lý.

– Đưa ra được bài học/lời khuyên/cảnh tỉnh cho mọi người.

– Liên hệ với bản thân.

Dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống

a] Mở bài: Nêu vấn đề về hiện tượng xã hội cần đề cập đến.

b] Thân bài:

– Giải thích hiện tượng đó là gì ? [khái niệm].

– Nêu lên được những ưu điểm, nhược điểm, mặt tích cực tiêu cực củahiện tượng xã hội. Bàn luận vấn đề, nêu các dẫn chứng để chứng minh.

– Nguyên nhân củahiện tượng, hậu quả để lại.

– Các ý kiến của cá nhân về hiện tượng đó [đồng ý hoặc phản đối].

– Nêu lên các giải pháp để giải quyết hiện tượng xã hội.

c] Kết bài

– Khẳng định lần nữa tính đúng đắn hoặc sai trái của hiện tượng xã hội.

– Rút ra bài học cho bản thân.

Với dàn ý bài văn nghị luận văn học & xã hội này hi vọng sẽ cung cấp kiến thức với các bước lập dàn ý chi tiết và viết thành bài văn nghị luận đạt điểm cao.

Nghị Luận -
  • Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm

  • Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông [chi tiết]

  • Nghị luận về hiện tượng nghiện facebook

  • Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết

  • Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn

  • Dàn ý nghị luận xã hội về lòng dũng cảm của con người

  • Dàn ý nghị luận xã hội quan niệm về hạnh phúc

Để làm được một bài văn nghị luận hoàn hảo và đạt được điểm số tuyệt đối thì điều quan trọng nhất là các bạn cần biết cách phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận cụ thể và chi tiết. Hãy cùng thuvienhoidap tìm hiểu chi tiết cách lập dàn ý phân tích trong văn nghị luận nha.

Video hướng dẫn các bước lập dàn ý

Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận là gì?

a Khái niệm dàn ý phân tích

Dàn ý bài văn nghị luận là một hệ thống các luận điểm, luận cứ được sắp xếp theo một trình tự logic. Muốn lập dàn ý cho bài văn nghị luận cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý, có trọng tâm.

Lập dàn ý phân tích và Dàn ý bài văn nghị luận gồm có 3 phần:

  • Mở bài: giới thiệu định hướng và triển khai vấn đề.
  • Thân bài: Tìm hiểu đề và lập dàn ý ,Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ.
  • Kết bài: Nhấn mạnh và mở rộng vấn đề.

b Tác dụng của việc lập dàn ý văn nghị luận

Dưới đây là tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn và giải thích tại sao phải lập dàn ý ?

  • Giúp bao quát những nội dung trọng yếu, những luận điểm, luận cứ cần được triển khai, xác định được phạm vi, nội dung, vấn đề, phương pháp cần được nghị luận.
  • Giúp tránh tình trạng lạc đề, bỏ sót các ý quan trọng, triển khai các ý không cân xứng, không theo trình tự cụ thể.
  • Giúp phân phối thời gian hợp lý nhất.

c Tác hại việc không lập dàn ý trước khi viết bài

  • Bạn sẽ không thể phân phối thời gian một cách hợp lý nhất cho từng phần trong bài văn nghị luận.Ví dụ như phần đầu sẽ dài hơn phần cuối.
  • Không nhấn mạnh được những nội dung chủ yếu.
  • Bài viết không tổng hợp đủ các ý chính và ý phụ.

Chúng ta đẫ thấy sự khác nhau giữa việc lập dàn ý và không lập dàn ý khi trình bày vấn đề chưa !

Xem thêm: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

1 Tìm hiểu đề và tìm ý và phân tích đề là gì ?

  • Xác định chính xác luận đề, vấn đề trung tâm cần bàn luận.
  • Xác định chính xác luận điểm: gồm các ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng đó.
  • Tìm các luận cứ: gồm các lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm chính và luận điểm phụ.

2 Lập dàn bài 

Bất kỳ một dàn ý bài văn nghị luận nào các bạn cần thực hiện theo 5 bước sau gồm:

Bước 1: Xác định luận đề chính

Có thể đặt ra các câu hỏi như:

  • Bài văn, đoạn thơ trên cần làm sáng tỏ vấn đề gì?
  • Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào?

Bước 2: Tìm và xác định luận điểm

Có thể có 1 luận điểm chính hoặc nhiều luận điểm chính, tùy từng đề bài mà chúng ta nên đọc kỹ để tìm chính xác nhất các luận điểm đó.

Bước 3: Tìm các luận cứ cho các luận điểm ở bước 2

Có thể dựa vào các luận cứ có trong đề bài hoặc dẫn chứng từ các bài văn, bài thơ đã học, các câu tục ngữ, thành ngữ hay các mẫu chuyện liên quan đến đề bài. Lưu ý các loại số liệu cần phải chính xác hoặc dựa vào các tài liệu khoa học uy tín.

Bước 4: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo trình tự hợp lý

Đây là bước quan trọng, khi đã tìm đầy đủ luận cứ, luận điểm thì chúng ta nên sắp xếp các ý này theo trình tự thật logic để phát huy hết tác dụng của nó.

Bước 5: Triển khai các luận điểm, luận cứ

Tham khảo thêm: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Bài tập cách lập dàn ý văn nghị luận

Câu hỏi bài tập 1 SGK trang 91 ngữ văn 9

Trong một lần nói chuyện với học sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” 

Theo anh/chị nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Đáp án bài tập 1

1 Tìm những ý chính 

  • Giải thích khái niệm về tài và đức.
  • Có tài mà không có đức là người vô dụng.
  • Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
  • Mối quan hệ giữa đức và tài.
  • Cần thường xuyên rèn luyện và phấn đấu để có cả tài đức vẹn toàn.

2  Cách lập dàn ý

a phần mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận là: Mối quan hệ giữa tài và đức.

b Phần thân bài

Triển khai các luận điểm, luận cứ gồm:

Luận điểm 1: giải thích khái niệm tài và đức.

Các luận cứ về luận điểm 1:

  • Tài là tài năng, sự hiểu biết về những lĩnh vực mà mình biết.
  • Đức là đạo đức, là đức độ ở mỗi con người.

Luận điểm 2: Mối quan hệ giữa tài và đức.

Các luận cứ về luận điểm 2:

  • Có tài mà không có đức là người vô dụng.
  • Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Luận điểm 3: Vận dụng lời dạy của Bác.

Các luận cứ về luận điểm 3:

  • Ý thức vai trò quan trọng của tài và đức.
  • Cần thường xuyên rèn luyện để có đủ cả tài và đức.

c Phần kết bài

Tổng hợp các ý chính thành 1 hoặc 2 câu và mở rộng vấn đề ra ngoài xã hội.

Câu hỏi bài tập 2 SKG ngữ văn 9

Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Cảm nhận 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “ Trao duyên”  trích trong tác phẩm Truyện Kiều Nguyễn Du

Đáp án bài tập 2

a Phần mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 12 câu thơ đầu Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên.

b Thân bài: triển khai các luận điểm, luận cứ gồm:

Luận điểm 1: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

Các luận cứ 1: 

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
  • Giới thiệu khái quát về đoạn trích.

Luận điểm 2: Phân tích nội dung và nghệ thuật

Các luận cứ 2:

  • Nội dung: Hoàn cảnh trao duyên, nói lời trao duyên, lời thuyết phục của Thúy Kiều.
  • Nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, sử dụng ngôn từ tinh tế.

Luận điểm 3: Đánh giá chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật

Các luận cứ 3:

  • Giá trị tư tưởng: Vẻ đẹp của Thúy Kiều, cái nhìn nhân đạo của Nguyễn Du.
  • Giá trị nghệ thuật: Sáng tạo về ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật Thúy Kiều qua miêu tả tâm lý.

Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức mà các bạn cần nắm vững để biết cách phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận chi tiết và đầy đủ nhất.

Từ kháo tìm kiếm : hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý,phân tích bài văn nghị luận,cách lập dàn ý bài văn nghị luận nhanh và chi tiết nhất,dàn ý phân tích bài văn,cách tìm ý trong bài văn nghị luận,lập dàn ý gồm mấy bước,khi tìm hiểu đề ta cần xác định những vấn đề gì,tìm hiểu đề có mấy bước,cách xác định yêu cầu đề bài,dàn ý nghị luận xã hội,lập dàn ý trước khi viết bài văn để làm gì,thế nào là lập dàn ý

Video liên quan

Chủ Đề