Cách làm phồng tôm tại nhà

Bánh phồng tôm là đặc sản của miền sông nước Nam Bộ. Ảnh: Internet

Cách làm bánh phồng tôm rất đơn giản, đồng thời những nguyên liệu chính như tôm, trứng, bột năng lại dễ dàng tìm mua tại chợ, thế nên bạn không cần phải quá lo lắng khi vào bếp thực hiện món này nhé.

1.1. Nguyên liệu

  • 500 gram bột năng
  • 500 gram tôm
  • 1 muỗng canh đường phèn
  • 2 lòng trắng trứng gà
  • 2 tép tỏi
  • 2 củ hành tím
  • 5 nhánh hành lá
  • 2 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1 muỗng cà phê bột ngọt
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê tiêu xay
  • Miếng vải thưa gói bánh

1.2. Hướng dẫn cách làm bánh phồng tôm truyền thống

Sơ chế nguyên liệu

  • Tôm mua về đem rửa sạch, cắt bỏ đầu đuôi, rút chỉ lưng và loại bỏ vỏ. Dùng ít muối ăn chà sơ để thịt tôm có màu sắc đẹp hơn.
Tôm đem bóc vỏ và loại bỏ chỉ lưng thật sạch. Ảnh: Internet
  • Lấy giấy ăn thấm khô nước, sau đó dùng chày giã sơ để thịt tôm mềm ra. Tiếp theo, cho tôm vào tô và ướp với tỏi, hành tím băm, một ít tiêu, hạt nêm, muối ăn khoảng 15 phút cho ngấm gia vị. Sau đó tiếp tục cho tôm vào cối và giã nhuyễn.
Cho tôm vào cối giã nhuyễn. Ảnh: Internet

Làm bột bánh

  • Chuẩn bị một tô sạch, lần lượt cho vào bột năng, lòng trắng trứng và phần thịt tôm vừa giã nhuyễn.
  • Trộn đều và dùng tay nhào liên tục đến khi tạo thành hỗn hợp bột đồng nhất và không còn hiện tượng dính vào tay là được.
Nhồi mạnh tay để bột được nhuyễn mịn. Ảnh: Internet
  • Bước nhào bột này rất quan trọng, quyết định lớn đến độ ngon dở của bánh phồng. Do đó, bạn cần nhào thật kỹ để hỗn hợp được nhuyễn mịn.
  • Đặt bột bánh lên mặt phẳng, sau đó se thành hình trụ dài tròn, có đường kính khoảng 3 đến 4 cm. Không nên để đường kính quá lớn, vì khi chiên bánh sẽ phồng lên gấp 2 đến 3 lần.
  • Mẹo nhỏ là trước khi lăn bột ra mặt phẳng, bạn nên rải một ít bột khô để không bị dính.
  • Lưu ý, khi se bột thành hình trụ, phải se thật đều và chắc tay để hạn chế tình trạng tồn tại các bọt khí. Khi thành phẩm, bánh phồng sẽ có nhiều lỗ li ti gây mất thẩm mỹ.
Bột sau khi tạo khối trụ dài, cho vào nồi hấp chín. Ảnh: Internet
  • Khối bột hình trụ vừa làm xong, cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 1 tiếng cho chín. Tiếp theo, để bột nguội hẳn thì cho vào ngăn mát tủ lạnh từ 5 đến 6 tiếng để bột cứng lại. Đủ thời gian, lấy bột ra ngoài và dùng dao cắt thành từng lát thật mỏng, tạo hình tương tự như những chiếc bánh phồng bán bên ngoài.
  • Xếp bánh ra khay, đem phơi ngoài trời nắng to khoảng 1 ngày để bánh được khô hẳn. Cách này cũng góp phần giúp bánh bảo quản được lâu mà không bị ẩm mốc.
Đem phơi bánh ngoài năng để bảo quản được lâu. Ảnh: Internet
  • Cho bánh vào túi zip và bảo quản nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Chiên bánh phồng tôm

  • Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu ăn rồi thả bánh phồng tôm vào chiên. Lưu ý, số lượng dầu cần ngập mặt bánh để bánh vàng đều và không bị "chai".
Bánh phồng tôm ăn kèm với gỏi cũng rất ngon. Ảnh: Internet
  • Trong quá trình chiên nên để lửa vừa, khi thấy bánh phồng trắng thì lật sang mặt bên kia. Bánh dậy mùi và có màu hơi kem thì vớt ra ngay, nếu để quá lâu bánh sẽ cháy và khi ăn rất đắng.
  • Vớt bánh ra đĩa có trải sẵn giấy thấm dầu hoặc giấy ăn để ráo bớt dầu. Như vậy, món bánh phồng tôm đã hoàn thành rồi đây, bạn có thể dùng không hoặc ăn kèm với các món gỏi đều được.

2. Cách làm bánh phồng tôm từ bột mì

Làm bánh phồng tôm từ công thức này không chỉ có phần nguyên liệu ít hơn mà thời gian thực hiện cũng được rút ngắn đi rất nhiều. Thế nhưng hương vị vẫn đảm bảo thơm ngon nhé.

  • 200 gram bột mì
  • 3 muỗng canh bơ
  • 1 muỗng cà phê thì là
  • 1/2 muỗng cà phê tiêu
  • 200 ml dầu ăn
  • 1/2 muỗng cà phê muối
  • 80 ml nước
  • Bột mì dùng rây lọc sơ qua để loại bỏ những cặn lớn, sau đó cho vào tô trộn đều với thì là, tiêu xay, muối ăn và bơ đã đun chảy.
  • Thêm vào 80 ml nước và dùng tay nhào mạnh để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Bột sau khi nhồi kỹ đem chia thành từng viên nhỏ. Ảnh: Internet
  • Chia bột thành những viên tròn nhỏ vừa ăn, cho lên thớt và dùng dụng cụ cán để dàn bột ra thật mỏng.
  • Tiếp theo, phết dầu ăn lên mặt bánh rồi tiến hành cuộn chặt. Sau đó, cắt bột thành từng khúc nhỏ có chiều dài khoảng 1,5 cm.
  • Kế đến, tiếp tục cho viên bột lên thớt, dùng tay ấn dẹt để bánh được mỏng và dàn ra. Làm lần lượt đến khi hết số bột đã chuẩn bị.
Dùng tay ấn dẹt để bánh có hình tròn tương tự như ngoài hàng. Ảnh: Internet
  • Bắc chảo lên bếp, cho vào 200 ml dầu ăn, đợi dầu sôi mạnh, vặn lửa vừa và thả bánh vào chiên. Đến khi hai mặt bánh vàng đều thì vớt ra giấy ăn cho thấm bớt dầu.
  • Cách làm bánh phông tôm này tuy không bảo quản được lâu nhưng tiết kiệm được nhiều thời gian chế biến biến và hương vị cũng rất thơm ngon. Món bánh này sẽ rất thích hợp cho những bà nội trợ không có quá nhiều thời gian nhưng vẫn thích dùng bánh mình tự làm đấy.
Cách làm bánh phồng tôm từ bột mì tiết kiệm được nhiều thời gian. Ảnh: Internet

Bánh phồng tôm mặc dù rất dễ chiên nhưng nếu canh lửa không phù hợp sẽ dễ khiến bánh bị chai hoặc cháy khét. Vậy nên: 

  • Trước khi cho bánh phồng tôm vào, bạn phải đảm bảo dầu đã được làm nóng già. Cách nhận biết khá đơn giản, dùng một chiếc đũa tre cho vào chảo, nếu thấy xung quanh đũa sủi bọt thì nghĩa là dầu đã sôi, bạn có thể thả bánh phồng tôm vào chiên.
  • Điều chỉnh lửa vừa ở 2-3 mẻ đầu, tức không quá lớn cũng không quá nhỏ. Nếu lửa lớn bánh sẽ chưa kịp chín phồng thì đã cháy. Ngược lại lửa quá nhỏ sẽ khiến bánh co lại và chai. Giảm đi một chút nữa mức lửa cho các đợt chiên sau để tránh bị cháy. Bánh phồng đủ bạn lật mặt là có thể vớt ra ngay nhanh tay. 
  • Dùng giấy thấm dầu hoặc giấy ăn lót sẵn dưới đĩa đựng bánh. Cách này giúp bánh phồng được ráo dầu và giòn hơn khi nguội.
  • Nếu sử dụng không hết, bạn có thể cho và túi ni lông và cột kín miệng để dùng dần.

Trên đây, bài viết của Chuyên mục Món ngon đã bật mí cho bạn 2 cách làm bánh phồng tôm tại nhà vô cùng đơn giản. Nếu muốn bánh để được lâu bạn có thể áp dụng theo công thức đầu tiên. Còn với những bà nội trợ bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian thì có thể thực hiện theo công thức hai. Cả hai cách làm bánh phồng tôm này đều mang lại hương vị cực kỳ thơm ngon, do đó nếu đam mê nấu nướng, bạn có thể thực hiện thử cả hai cách nhé.

Mỹ Lệ tổng hợp

Mẹo làm bánh phồng tôm tại nhà tuyệt ngon mà cực đơn giản

Chia sẻ

Làm bánh phồng tôm khá dễ dàng. Chỉ có một thứ đặc biệt duy nhất bạn cần là máy sấy khô thực phẩm. Bạn cũng có thể phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

"Wow tôi có thể thấy hương vị của tôm!” là một phản ứng tích cực từ bất cứ ai nếm thử bánh phồng tôm nhà làm. Không giống các sản phẩm bánh phồng tôm ở cửa hàng, với giá bán bao gồm giá nguyên liệu và một đống lợi nhuận thêm vào, bánh phồng tôm tự làm có hơn 50% thành phần làm từ tôm, không chất bảo quản, chất tạo màu và bất kỳ chất phụ gia nào khác.

Làm bánh phồng tôm khá dễ dàng. Chỉ có một thứ đặc biệt duy nhất bạn cần là máy sấy khô thực phẩm. Bạn cũng có thể phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, tuy nhiên cần chú ý tới các loại động vật, ví dụ như mèo có thể lấy trộm hết thành quả của bạn.

Tùy từng loại tôm bạn sử dụng có thể cho ra bánh phồng tôm với các hương vị khác nhau, và là hương vị đặc trưng của loại tôm đó. Cá nhân tôi đã thử nghiệm nhiều loại tôm cho món này, và loại tôm làm bánh phồng tôm ngon nhất chính là loại đắt tiền nhất: tôm sú! Nhưng dù là làm bánh phồng tôm từ loại tôm nào thì chất lượng của nó cũng vượt xa các sản phẩm đang được bày bán ngoài thị trường.

Bạn cũng có thể thử làm món này với một số nguyên liệu khác như sò điệp, cá, hay đặc biệt hơn là tôm hùm và tôm hùm đất!

Chuẩn bị nguyên liệu

Tỷ lệ tôm – tinh bột sắn lý tưởng là 1:1 hoặc càng nhiều tôm hơn thì càng tốt.

- 1 kg tôm nguyên con để làm 500g thịt tôm sau khi đã loại bỏ đầu và vỏ

- 500g tinh bột

- Tôm sú 200ml [làm từ đầu và vỏ]

- 3 - 4 muỗng cà phê muối hoặc hương vị

- tiêu trắng

- 2 muỗng cà phê bột nở

Chuẩn bị tôm

Loại bỏ đầu và vỏ tôm. Dùng một con dao sắc và nhỏ rạch một khe dọc theo lưng tôm đẻ loại bỏ đường ruột. Làm khô thịt tôm bằng giấy thấm và để sang một bên.

Bỏ đầu vào vỏ vào nồi, và cho nước vừa đủ ngập.

Để mở nắp và đun sôi cho tới khi còn chừng 300ml nước. Lượng nước còn lại không cần quá chính xác, mà để nước có được hương vị của đầu và vỏ tôm.

Làm bột tôm

Với mỗi 500g thịt tôm cần 200ml nước. Nếu nhiều hơn 200ml, hãy đun sôi cho tới khi lượng nước chỉ còn 200ml. Nếu chỉ có 426g tôm thịt thì lượng nước đun sôi cần có là 170ml.

Với bột sắn, ta cần 100g bột cho 500g thịt tôm. Đổ dần nước luộc thịt tôm vào và trộn lẫn với bột để tạo thành hỗn hợp dính và đặc như trong ảnh.

Chuẩn bị thịt tôm

Nêm thịt tôm với muối và hạt tiêu và xay nhuyễn thịt tôm.

Thêm hỗn hợp bột tôm đã chuẩn bị ở bước trước và xay tới khi hỗn hợp trộn đều vào nhau.

Nhào bột

Trộn 400g bột sắn với 2 muỗng cà phê bột nở trong một tô lớn. Và để bột tôm vào một tô lớn khác.

Rây bột dần dần vào hỗn hợp bột tôm cho tới khi bạn có được thành quả như hình. Lưu ý không cần dùng hết 400g bột sắn, bạn có thể dừng trước khi hỗn hợp quá khô.

Lăn bột thành dạng cuộn dài và hấp

Bạn lăn hỗn hợp thành dạng cuộn dài hình trụ, đường đính 3 – 5 cm. Nên sử dụng tấm thảm bằng nhựa lót bên dưới khi lăn hỗn hợp.

Sử dụng khay hấp cho bước tiếp theo, hoặc bạn cũng có thể dùng nồi hấp tre như những quán làm dimsum thường sử dụng, tuy nhiên chúng sẽ để lại mùi tôm sau đó. Nhưng vì nồi hấp tre có giá khá rẻ, bạn có thể bỏ đi sau khi dùng.

Không đặt lên đĩa để hấp bởi hơi nước sẽ bán vào đĩa và biến sản phẩm của bạn thành cục bột thịt sung nước.

Các cuộn phải được để cách nhau bởi khi hấp lên, chúng sẽ phồng ra khoảng gấp đôi.

Thái lát

Sau khi hấp chín, để nguội hẳn các cuộng thịt. Bọc mỗi cuộn trong màng thực phẩm và để lạnh qua đêm để làm chắc thịt và dễ cắt.

Sau đó thái lát thành miếng nhỏ dày 1mm.

Phơi/ sấy khô

Điều quan trọng trong bước này là để các lát bánh khô hoàn toàn và cứng, giòn. Chúng sẽ không phồng lên khi chiên nếu như bên trong vẫn còn ẩm.

Bánh được phơi khô bằng cách truyền thống sẽ mất vài ngày nếu như thời tiết tốt. Nếu có mấy sấy thì việc sấy khô sẽ là hiệu quả nhất và chỉ mất một đêm. Tuy nhiên nếu không có máy sấy thực phẩm, hãy phơi chúng ở nơi cao và khô ráo trong ít nhất 24h cho tới khi khô hoàn toàn và kết thúc quá trình bằng việc bỏ lò ở nhiệt độ rất thấp và để trong vài tiếng.

Nếu sử dụng máy, hãy rải các lát lên khay và đặt thiết bị ở mức thấp nhất [35 độ C] trong ít nhất 18 giờ.

Sau đó, bảo khoản trong bình kín ở nơi khô mát. Bạn cũng có để để trong tủ lạnh.

Chiên bánh tôm

Chiên các lát bánh trong dầu ở nhiệt độ cao. Chúng sẽ phồng lên trong vài giây. Mỗi lần chiên chỉ nên bỏ 4 – 5 lát để vớt ra nhanh chóng. Và đặt chúng vào giấy thấm dầu.

Có thể ăn bánh ngay hoặc cất trữ trong bình kín để không khí không thể lọt vào.

Chúc ngon miệng!

Tôm bọc cốm chiên thơm lừng, níu giữ chút hương thu

Thịt tôm chắc, ngọt được bao bọc một lớp cốm bên ngoài thơm ngon, giòn rụm lại vừa đẹp mắt. Món này dùng để chiêu...

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề