Cách khắc phục rủi ro trong kinh doanh

Một trong những yếu tố chính để xét đến sự thành công của một doanh nghiệp là lợi nhuận, được xem xét ở hai cấp độ là lợi nhuận hoạt động [EBIT] và lợi nhuận trên mỗi cổ phần phổ thông [EPS].

Lợi nhuận của một doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là doanh thuchi phí. Trong đó doanh thu chịu sự thay đổi của giá bánsản lượng tiêu thụ còn chi phí chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: giá của nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản, lãi vay, quá trình tổ chức, sản xuất

Rủi ro là những biến cố tiêu cực tác động đến doanh thu và chi phí theo hướng làm giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc thậm chí phá sản. Vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu để nhận biết khả năng xảy ra và mức độ tác động của nó đến lợi nhuận của doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp để ứng phó với rủi ro một cách hiệu quả. Rủi ro của doanh nghiệp bao gồm rủi ro kinh doanhrủi ro tài chính.

Rủi ro kinh doanh là khả năng tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần phổ thông [ROE] bị âm hay thấp hơn kỳ vọng, khi công ty không sử dụng nợ vay và cổ phần ưu đãi. Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và không thể hoàn toàn triệt tiêu rủi ro này. Rủi ro kinh doanh còn được hiểu là rủi ro là sự không chắc chắn về tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần phổ thông [ROE] hoặc thu nhập trên một cổ phần [EPS] khi công ty không sử dụng nợ vay và vốn cổ phần ưu đãi. Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và thay đổi theo thời gian. Ví dụ: ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe rủi ro kinh doanh thấp. Ngành công nghiệp mang tính chu kỳ như: chế tạo ô tô, sản xuất thép thì rủi ro kinh doanh cao. Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Sự biến động của cầu: Nhu cầu về sản phẩm của công ty càng ổn định, rủi ro kinh doanh của công ty càng thấp.
  • Sự biến động của giá bán: Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp biến động lớn, rủi ro kinh doanh cao và ngược lại.
  • Sự biến động của chi phí đầu vào: Chi phí đầu vào bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công Chi phí đầu vào có giá cả biến động lớn, rủi ro kinh doanh cao và ngược lại.
  • Khả năng điều chỉnh giá bán khi chi phí đầu vào thay đổi: Những doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ mà giá bán của chúng có thể dễ dàng điều chỉnh khi giá đầu vào thay đổi, theo kiểu nước lên thì thuyền lên thì rủi ro kinh doanh thấp.
  • Đời sống kinh tế của sản phẩm: Các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các sản phẩm có đời sống kinh tế ngắn, bị lỗi thời nhanh chóng do sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ thì rủi ro kinh doanh cao. Chẳng hạn các công ty dược phẩm, máy tính, rủi ro kinh doanh cao hơn các công ty thuộc ngành chế biến thực phẩm.
  • Rủi ro từ nước ngoài: Các công ty có hoạt động xuất khẩu mà doanh nghiệp thu từ xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao sẽ gặp rủi ro kinh doanh cao do biến động tỷ giá và bất ổn chính trị.
  • Mức định phí hoạt động hay đòn bẩy hoạt động: Các công ty có định phí hoạt động cao thì rủi ro kinh doanh cao bởi lẽ khi doanh thu giảm sút công ty không thể giảm được định phí hoạt động, lợi nhuận sẽ bị giảm sút hoặc thu lỗ.

Trong các yếu tố trên có các yếu tố nhà quản trị không thể kiểm soát được, nhưng cũng có yếu tố có thể kiểm soát được. Chẳng hạn nhà quản trị có thể hạn chế rủi ro do biến động các giá cả các yếu tố đầu vào bằng cách ký hợp đồng mua nguyên vật liệu và hợp đồng sử dụng lao động dài hạn với giả cá ổn định. Cũng như sự biến động của cầu và giá bán sản phẩm cũng có thể dược hạn chế bằng hợp đồng bao tiêu dài hạn của người mua, bằng việc đa dạng hóa các mặt hàng, đa dạng khách hàng và đa dạng thị trường tiêu thụ. Nhà quản trị cũng có thể giảm bớt định phí hoạt động bằng cách sử dụng công nghệ sản xuất, sử dụng lao động chuyển chi phí cố định thành chi phí biến đổi

Nhằm đáp ứng được các thông tin cho mục đích quản trị giảm thiểu các rủi ro kinh doanh thì việc trang bị hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp sẽ góp phần giúp cho nhà quản trị thực hiện tốt các chiến lược có được các thông tin kịp thời, nhanh chóng cho việc ra quyết định và đồng thời được cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại của doanh nghiệp bất kỳ lúc nào mà không phải chờ đợi các bộ phận lập báo cáo.

Video liên quan

Chủ Đề