Cách học thuộc năm sáng tác lớp 9

Đối với các em học sinh việc học thuộc và ghi nhớ luôn là nỗi ám ảnh khiến các em luôn cảm thấy lo lắng. Nhất là đối với môn Văn, làm sao để học thuộc thơ, ghi nhớ cả tác phẩm dài, thậm chí là tác giả?… Nếu không có phương pháp hợp lý, chắc chắn các em sẽ khó mà học thuộc được bất kì bài thơ nào. Các em hãy tham khảo một số kĩ năng hữu ích của Toptailieu dưới đây để vận dụng vào cách học thuộc nhanh môn Văn nhé

Chọn một thời gian yên tĩnh nhất trong ngày là cách học thuộc Văn nhanh nhất mà học sinh nên áp dụng.

Buổi sáng khoảng thời gian từ 4h30 đến 6h là khung giờ vàng để não bộ ghi nhớ kiến thức. Lúc này không gian sẽ rất yên tĩnh, không khí trong lành nâng cao hiệu quả học tập.

Bên cạnh đó các em cũng cần chú ý đến bàn học của mình. Cần sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập thật ngăn nắp gọn gàng. Một góc học tập sạch sẽ bao giờ cũng mang lại cảm hứng học tập tốt hơn.

Trong bất kì một tác phẩm văn học nào, điều các em bắt buộc phải nhớ là: Tên tác giả, tác phẩm, thời gian sáng tác, nội dung chính của tác phẩm, các dụng ý nghệ thuật…

Ngoài ra học sinh cần học thuộc cả những câu thơ, câu văn để sử dụng trong bài viết của mình. Vậy nên, khi bắt tay vào học một tác phẩm văn học nào đó, các em cần đọc lượt từ trên xuống dưới. Việc đọc lướt qua sẽ giúp các em hình dung được nội dung mà tác giả muốn gửi gắm. Sau đó gạch chân những từ, những ý văn quan trọng. Bước này sẽ hộ trợ việc tóm tắt tác phẩm nhanh chóng hơn. Đây là cách học thuộc lòng nhanh có thể áp dụng cho nhiều môn học.

Sau khi đã gạch chân những từ, ý chính của tác phẩm và nắm được nội dung cốt lõi, học sinh nên tóm tắt lại nội dung chính trong bài. Các em có thể lập dàn ý hoặc dùng sơ đồ tư duy.

Lập sơ đồ tư duy được coi là cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất. Với sơ đồ tư duy các em sẽ không sợ bỏ sót ý. Tất cả phần quan trọng cần học đều được gói gọn trong 1 sơ đồ. Sau này khi cần ôn tập các em cũng chỉ cần nhìn vào sơ đồ là có thể nhớ được hết ý cần thiết.

Bản thân mỗi tác phẩm văn học đã là một câu chuyện. Các em có thể liên hệ câu chuyện đó với thực tế để tăng thêm sự thú vị. Một câu chuyện thú vị có thêm chút yếu tố gây cười sẽ giúp não bộ ghi nhớ nhanh hơn. Theo nghiên cứu thì bộ não của con người thường lưu giữ nhanh những thông tinh có tính hài hước, mạch lạc.

Vì vậy hãy cố rèn luyện trí tưởng tượng của mình, tạo nên những câu chuyên thú vị, logic khi học Văn. Đây là cách đề học thuộc bài nhanh vô cùng hữu hiệu mà các em không nên bỏ qua

Giữ tâm trạng thoải mái khi học thuộc lòng tuy là việc đơn giản nhưng rất cần thiết. Dù là môn Văn hay môn học khác, các em cần có khoảng thời gian hợp lý để tiếp thu. Không nên gò ép mình học quá nhiều kiến thức cùng một lúc. Học với một tâm trạng không thoải mái thì không thể mang lại hiệu quả cao trong học tập được.

Hãy tạo niềm vui, sư yêu thích thật sự, các em sẽ cảm thấy học Văn không hề khó một chút nào. Hơn nữa các em còn cảm nhận được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống mà văn chương đem lại. .

Một trong cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất là tìm được tài liệu phù hợp. Một cuốn sách tham khảo đã tóm tắt đầy đủ các kiến thức trọng tâm chắc chắn sẽ giúp các em rút ngắn được thời gian học bài.

Một nhóm chỉ cần từ 2-5 em chắc chắn sẽ giúp các em học thuộc hiệu quả hơn. Các em sẽ giúp nhau kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung gì, còn thiếu nội dung nào hay không. Trình bày trước các bạn còn giúp các em tự tin và tránh lúng túng. Tuyệt đối không học với những người không cùng công việc với bạn bởi vì bạn dễ bị lôi kéo vào những câu chuyện không liên quan.

Đây là cách mà các em học sinh hay sử dụng. Sau khi đã đọc 1 lượt nội dung, các em gấp sách vở lại rồi tự nhẩm cho đến hết bài, chỗ nào quên thì các em cố gắng nhớ. Sau cùng mở sách, vở ra kiểm tra lại xem mình còn thiếu chỗ nào và tiếp tục nhẩm lại đến khi học thuộc thì thôi.

Khi nhìn thấy nội dung học dài quá, các em dễ nản trí và không tiếp tục cố gắng sẽ ảnh hưởng tới quá trình học thuộc môn Văn rất nhiều. Điều đó làm giảm đi sự quyết tâm học thuộc của bạn một cách nhanh tróng. Hãy cố gắng kiên trì đọc hiểu Văn bản chứ không nên gượng ép để mà nhớ.

Hãy nhớ rằng trí nhớ của bạn được chia thành hai dạng chính: Ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là lưu lại những thông tin trong một thời gian rất ngắn. Còn trí nhớ dài hạn có thể ghi nhớ thông tin từ vài giờ cho đến vài chục năm. Trong quá trình học tập thì chủ yếu sử dụng trí nhớ ngắn hạn nhiều hơn.

Để ghi nhớ thông tin về tác giả, các em chỉ cần nhớ rõ các nội dung như tên, một số thành tựu, tác phẩm nổi bật, phong cách sáng tác, tư tưởng chủ đạo.

Học truyện thì các em chú ý nhớ tên các nhân vật, nội dung và các dữ kiện chính, sau đó sắp xếp chúng theo trình tự. Còn với thơ thì các em học thuộc lòng bằng cách đi đọc lại nhiều lần và dành nhiều thời gian luyện tập hay phân tích sẽ giúp các em nhớ sâu sắc hơn.

4 phương thức biểu đạt chính cần nắm vững

Kiến thức trọng tâm phần Tập làm văn lớp 9 chủ yếu xoay quanh các phương thức biểu đạt trong văn bản. Có tất cả 6 phương thức biểu đạt trong văn bản bao gồm tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và cuối cùng là hành chính – công vụ. Trong đó có 4 phương thức biểu đạt chính thường gặp trong môn Ngữ văn là tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc các phương thức biểu đạt chính là nắm vững đặc trưng của từng loại:

a] Phương thức biểu đạt thứ nhất: Tự sự

Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng cũng có một kết thúc thể hiện một ý nghĩa

Đặc trưng: Có cốt truyện, có nhân vật tự sự, sự việc, có tư tưởng, chủ đề rõ ràng và cuối cùng là có ngôi kể thích hợp

b] Phương thức biểu đạt thứ hai: Miêu tả

Khái niệm: Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Đặc trưng: Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình ảnh, diện mạo, màu sắc,.. của người và sự vật [tả người, tả cảnh, tả tình,…]

c] Cách học thuộc văn 9 nhanh Phương thức biểu đạt thứ ba: Biểu cảm

Khái niệm: Là phương thức dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc

Đặc trưng: Có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. Lưu ý rằng là cảm xúc của người viết chứ không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện

d] Phương thức biểu đạt thứ tư: Nghị luận

Khái niệm: Là phương thức dùng lí lẽ, lập luận, dẫn chứng để bàn bạc một vấn đề nào đó theo quan điểm của người nói/ viết

Đặc trưng: Có luận điểm, có luận cứ [bao gồm lý lẽ và dẫn chứng]

Học thuộc nhanh văn bản văn học

Các em nên học theo các mục như sau

  • Về nội dung văn bản:
  • Chủ đề chính của văn bản
  • Nội dung tóm tắt của văn bản theo từng phần, từng đoạn
  • Hình ảnh, từ ngữ nổi bật của văn bản
  • Liên hệ văn bản với những tác phẩm khác [cùng chủ đề, cùng thời kì]

Cách học thuộc lòng văn nhanh nhất phần văn bản

Cách học thuộc lòng văn nhanh nhất phần văn bản, học sinh học theo các mục sau:

  • Tên văn bản
  • Tên tác giả
  • Tên nhân vật
  • Xuất xứ tác phẩm
  • Hoàn cảnh sáng tác

Sơ đồ tư duy

Học sinh có thể lập sơ đồ tư duy [mindmap] hoặc kẻ bảng tổng hợp kiến thức. Ví dụ như sau

STT

Tác phẩm

Tác giả Năm sáng tác Xuất xứ

Hoàn cảnh sáng tác

1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Thế kỉ 18 Là 1 trong 20 truyện thuộc tập “Truyền kì mạn lục” Nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các triều đại phong kiến tranh quyền gây nội chiến kéo dài. Thông qua những câu chuyện kỳ lạ, hoang đường được lưu truyền, tác giả phản ánh hiện thực xã hội đương thời
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Đầu thế kì 19 Trích từ Vũ trung tùy bút được viết vào khoảng đầu thời Nguyễn, gồm 88 mẩu chuyện nhỏ được viết theo thể tùy bút Ghi chép về cuộc sống nơi phủ Chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm. Đó chính là hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó
3 Hoàng Lê nhất thống chí – hồi thứ XIV Ngô gia văn phái Thế kỉ 19 Tác phẩm gồm có tất cả 17 hồi, trên đây trích phần lớn hồi thứ 14, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh 30 năm cuối thế kỉ 18 đầu thế kì 19 [cuối Lê đầu Nguyễn] nước ta có những biến động lịch sử dữ dội, nhà Lê suy vi, nhà Thanh xâm lược.

Với riêng văn bản thơ, cách học thuộc thơ nhanh là nghe audio các bài thơ. Nghe từ 5 cho đến 10 lần là các em có thể thuộc được tác phẩm thơ rồi đấy

Kiến thức lý thuyết của phân tiếng việt bao gồm các biện pháp nghệ thuật, các loại từ và câu. Để nắm vững được những kiến thức này, các em cũng nên lập sơ đồ tư duy hoặc kẻ bảng để so sánh các mục thuộc cùng một chủ điểm tương tự như với văn bản nắm vững kiến thức tiếng Việt giúp học sinh tự tin đạt điểm cao phần Đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn

Các em có thể áp dụng linh hoạt các cách học thuộc văn 9 nhanh phù hợp với bản thân như infographic, sơ đồ tư duy hay kẻ bảng,… Chúc các em ôn thi học kì I tốt và đạt điểm cao!

Video liên quan

Chủ Đề