Cách hạch toán vay theo tỉ giá ngoại tệ

Kính gửi Bộ Tài chính Kính mong Bộ Tài chính giúp tôi trả lời câu hỏi liên quan đến chênh lệch tỷ giá dưới đây. Theo nguyên tắc hạch toán tỷ giá tại thông tư số 200/2014/TT-BTC đối với các tài khoản tiền ngoại tệ - Bên Nợ - Ghi nhận theo tỷ giá thực tế của ngân hàng thương mại - Bên Có - Ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ bình quân của TK tiền Như vậy, khi doanh nghiệp chuyển tiền ngoại tệ trong hai trường hợp sau đều phát sinh chênh lệch tỷ giá có đúng không? (1) Từ 01 Tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng A sang Tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng B hoặc (2) Chuyển tiền ngoại tệ từ 01 Tài khoản tiền gửi ngoại tệ (TK vãng lai thanh toán theo dõi trên TK 112) tại ngân hàng A sang 01 Tài khoản tiền gửi ngoại tệ (TK tiền gửi có kỳ hạn theo dõi trên TK 128) cũng tại ngân hàng A Vậy, kính mong Bộ Tài chính xác nhận giúp tôi hai trường hợp trên có hay không ghi nhận chênh lệch tỷ giá khi chuyển tiền? Tôi xin chân thành cảm ơn.

03/10/2018

– Nguyên tắc thứ nhất: Doanh nghiệp phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu và phải trả.

– Nguyên tắc thứ hai: các khoản chênh lệch tỷ giá phải phản ánh doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.

– Nguyên tắc thứ ba: Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

– Nguyên tắc thứ tư: Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

Cách hạch toán vay theo tỉ giá ngoại tệ

\>>> Xem thêm:

Thanh toán bù trừ công nợ là gì? Hướng dẫn cách hạch toán bù trừ công nợ

Cách hạch toán tiền đặt cọc và những điều cần lưu ý về tiền đặt cọc

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tùy theo trường hợp mà doanh nghiệp sẽ hạch toán khác nhau:

a. Cách hạch toán ngoại tệ trong trường hợp mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ bằng ngoại tệ

– Nợ các tài khoản: 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).

– Nợ TK 635 – Chi phí tài chính nếu lỗ theo tỷ giá hối đoái.

– Có TK 111 (1112), 112 (1122) theo tỷ giá ghi sổ kế toán.

– Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính nếu lãi theo tỷ giá hối đoái.

b. Trường hợp mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ bằng ngoại tệ nhưng chưa thanh toán, vay hoặc nhận nợ nội bộ bằng ngoại tệ

– Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…

– Có các TK 331, 341, 336…

c. Trường hợp ứng trước ngoại tệ cho người bán để mua hàng hóa, vật tư, TSCĐ, dịch vụ

Kế toán cần phản ánh số tiền ứng theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ứng trước, cụ thể:

– Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (theo tỷ giá thực tế của ngày ứng trước).

– Nợ TK 635 – Chi phí tài chính trong trường hợp lỗ tỷ giá hối đoái.

– Có các TK 11 (1112), 112 (1122) theo tỷ giá được ghi trên sổ kế toán.

– Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính trong trường hợp lãi tỷ giá hối đoái.

d. Khi nhận hàng hóa, vật tư, tài sản cố định từ người bán với giá trị hàng hóa, vật tư, TSCĐ, dịch vụ đã ứng trước bằng ngoại tệ

Kế toán ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ứng trước:

– Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642.

– Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế của ngày ứng trước).

\>>> Xem thêm:

Cách hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và 200

Cách hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định

e. Khi nhận hàng hóa, vật tư, tài sản cố định từ người bán với giá trị hàng hóa, vật tư, TSCĐ, dịch vụ vẫn còn nợ

– Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

– Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

f. Cách hạch toán ngoại tệ trong trường hợp thanh toán khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ

– Nợ TK 331, 336, 341 – Tỷ giá ghi sổ kế toán.

– Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (trường hợp lỗ tỷ giá hối đoái).

– Có TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

– Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

Trên đây là hướng dẫn cách hạch toán ngoại tệ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Các bạn kế toán cần lưu ý 4 nguyên tắc quan trọng để hạch toán ngoại tệ cho từng trường hợp cụ thể đảm bảo đúng quy định.

Để việc hạch toán được diễn ra đơn giản, nhanh chóng và tự động, các bạn có thể sử dụng phần mềm kế toán ACMan cho doanh nghiệp của mình. Tất cả nghiệp vụ sẽ được xử lý nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Mọi chi tiết về sản phẩm phần mềm kế toán ACMan xin quý khách vui lòng liên hệ: