Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Nguồn gốc

Bánh Chưng là hương vị không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng xanh. Sau đó lại cùng nhau trông nồi bánh bên bếp lửa ấm nồng, tâm sự những câu chuyện năm cũ.

Trong tâm thức người Việt, chiếc bánh màu xanh vuông vắn không chỉ đơn thuần là một món ăn mà nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, gắn liền với truyền thuyết Bánh chưng bánh dày.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Theo đó, vào thời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp tan giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi lại cho con. Trong dịp đầu năm mới, vua họp các hoàng tử lại và truyền ý “Con nào tìm được thức ăn ăn ngon lành, để bày cỗ ý nghĩa nhất thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”. Các hoàng tử đua nhau lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị dâng vua hi vọng có được ngai vàng. Chỉ có Lang Liêu, hoàng tử thứ 18 mất mẹ từ lâu không biết nên chọn món quà nào.

Một đêm nằm ngủ, Lang Liêu mơ gặp được một vị thần. đến và bảo “ Trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp nặn thành hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời và đất. Lấy lá xanh gói bên ngoài, nhân bánh cho vào trong để tượng trưng cho công ơn sinh thành của cha mẹ” Tỉnh dậy, Lang Liêu làm theo lời vị thần, làm bánh Chưng bánh Dầy dâng lên vua và trình bày ý nghĩa của món bánh này. Vua Hùng gật gù khen ngợi sau đó truyền lại ngôi vàng cho Lang Liêu.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Ý nghĩa

Bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Dân tộc Việt Nam với nền văn hóa lúa nước bao đời, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chính vì thế, bánh chưng bày dày thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mang lại mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, bánh chưng là hiện thân của mẹ; bánh dày là sức mạnh của Rồng, sự hy sinh lớn lao của cha. Bánh chưng bánh dày cũng thể hiện chữ hiếu, lòng biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Hình ảnh bánh chưng mang trong mình ý nghĩa thiêng liêng cao quý, một chiếc bánh gói trọn tình yêu thương. Bánh chưng mang trong mình dấu ấn ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tết sẽ chẳng là Tết nếu thiếu đi bánh chưng xanh. Hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật đẹp và ý nghĩa. Trong ngọn lửa bập bùng, cả nhà trông nồi bánh và kể nhau nghe về một năm đã qua. Chính vì thế, bánh chưng không chỉ gói ghém các nguyên liệu truyền thống tạo nên hương vị dân tộc mà gói kèm trong đó tình yêu thương, đoàn kết của cả gia đình.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Cách gói bánh chưng bằng khuôn

Nguyên liệu chuẩn bị

Ngày nay, cuộc sống bận rộn nhưng nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng ngày Tết. Những chiếc bánh chưng tự gói vì thế cũng thơm ngon hơn, đậm đà và ý nghĩa hơn. Tự gói bánh chưng ngày Tết cũng trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Phần nguyên liệu dưới đây bạn có thể gói được khoảng 10 cái bánh chưng. Tùy vào lượng bánh cần mà bạn tăng giảm nguyên liệu nhé.

+ Gạo nếp ngon: 2,5kg + Đậu xanh bỏ vỏ: 600g + Thịt lợn: 1kg + Hành tím: 2 củ + Lá riềng: 1 nắm to + Gia vị: mắm, muối, đường, bột nêm, tiêu xay…. + Lá dong + Lạt tre để buộc

+ Khuôn gói bánh chưng

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Bánh chưng muốn ngon thì đòi hỏi người làm phải tỉ mẩn từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến gói bánh, luộc bánh. Gạo nếp phải nếp Mường, nếp cái hoa vàng, chọn những hạt dài chắc mẩy, to đều và thơm mới. Đậu xanh chọn hạt đậu ta, màu vàng óng và phải tách sạch vỏ. Thịt lợn chọn miếng ba chỉ, có nạc và mỡ xen kẽ nhau để khi bánh chín, thịt mỡ chảy ra quyện vào miếng bánh vừa thơm, vừa béo cực cuốn miệng. Lá dong chọn những tàu bánh tẻ to đều, mành xanh mướt. Không chọn lá bị sâu hay lá rách. Một số nơi, lá gói bánh có thể là là chuối hoặc lá dừa.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Gói bánh chưng bằng khuôn

Bước 1: Ngâm gạo nếp, đậu

– Gạo nếp nhặt bỏ những hạt sâu, hạt sạn còn sót lại. Sau đó, ngâm nước 4 tiếng cho nở mềm. Bạn có thể ngâm từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau dậy gói là được nhé.

– Đậu xanh nhặt sạch sạn, ngâm nước 4 tiếng cùng thời gian với gạo.

– Sau thời gian trên thì đãi sạch gạo, đậu cho hết nước chua rồi để ráo nước.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

– Lá dong rửa sạch rồi dùng khăn lau cho ráo nước. Tước bớt phần cuống cứng để gói bánh dễ hơn

– Lá riềng rửa sạch, để ráo nước. Cho lá riềng vào cối giã hoặc máy xay thực phẩm xay nhỏ rồi vắt lấy 1 bát con nước. Nước riềng không chỉ tạo màu xanh đặc trưng cho bánh mà nó còn có mùi hương rất đặc biệt.

– Thịt lợn rửa với nước muối để khử hết mùi hôi. Rửa thịt lợn sạch rồi cắt thành 10 miếng to bản đều nhau nhé.

– Ướp thịt lợn với hành tím băm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa bột canh, 1,5 thìa tiêu xay. Trộn đều rồi ướp thịt trong 30 phút

Bước 3: Nấu chín đậu xanh

Đậu xanh cho vào xửng hấp 20 phút cho đậu chín. Lúc đậu còn nóng, dùng thìa nghiền nhuyễn đậu sau đó nắm thành 20 năm vừa tay. Mỗi cái bánh sẽ cho 2 nắm đậu vào nhân.

Bước 4: Xóc gạo với nước riềng

– Gạo nếp sau khi để ráo nước thì cho vào khoảng 1 thìa muối tinh cùng với bát nước riềng rồi xóc đều. Để 20 phút cho gạo có màu xanh đẹp mắt. Lưu khi không cho quá nhiều muối sẽ làm mất vị bánh.

– Nhiều người còn tạo bánh chưng nhiều màu khác nhau, bạn sử dụng gấc chín (màu đỏ), lá cẩm (màu tím),… nhưng truyền thống vẫn là màu xanh của lá riềng.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Bước 5: Gói bánh chưng bằng khuôn

– Xếp 2 lá dong mặt xanh úp xuống dưới, nửa mặt lá này đè lên nửa mặt lá kia và ngược chiều nhau. Tiếp đó cho 2 lá mặt phải ngửa lên trên và vuông góc với lá nằm dưới. Đặt khuôn bé vào chính giữa là trên cùng.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

– Lần lượt gấp lá dong sát với mép khuôn để tạo được dáng vuông vức. Tiếp đó, lồng khuôn to ra bên ngoài, nhấc khuôn bé ra rồi mở lá dong .

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

– Cho một bát gạo nếp vào khuôn rồi dàn đều. Tiếp đó đến một nắm đậu xanh dàn đều rồi 1 miếng thịt, 1 nắm đậu xanh, trên dùng là một bát gạo nếp dàn đều. Gấp 2 lá bên trong vào trước rồi đến 2 lá bên ngoài. Khéo léo gấp theo nếp khuôn đã có sẵn để tạo thành cái bánh.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

– Dùng dây lạt buộc cố định bánh. Nên dùng 4 lạt, buộc thành 2 cặp đường song song nhau để đẹp hơn. Lưu ý chỉ buộc vừa tay, không siết chặt sẽ làm bánh bị bục khi luộc.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Bước 6: Luộc bánh chưng

– Bánh chưng phải luộc thời gian từ 10-14 tiếng tùy khối lượng bánh ít hay nhiều. Thông thường, sẽ xếp bánh vào nồi gang hoặc nồi đế dày lớn, đun trên bếp củi. Ngày nay, các bà thường nấu khoảng 2 tiếng buổi tối, sau đó để than nóng âm ỉ qua đêm, sáng dậy đun thêm 2-3 tiếng nữa là bánh chín nhừ.

– Những phần lá cắt thừa bạn đừng bỏ đi nhé, dùng nó lót xuống đáy nồi để bánh luộc không bị cháy khê. Xếp bánh theo chiều thẳng đứng khít nhau vào nồi. Đổ nước ngập bánh rồi đặt lên bếp lửa.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

– Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa. Giữ lửa liu riu liên tục trong quá trình luộc. Lưu ý rằng bánh phải ngập trong nước nên cứ khoảng 1 giờ, bạn kiểm tra lượng nước còn đủ không thì đổ thêm nước vào nồi bánh nhé.

Bước 7: Vớt bánh và đem ép

– Bánh luộc xong thì vớt ra, thả ngay vào chậu nước. Rửa sạch phần nhựa nhớt dính bên ngoài bánh cho sạch. Bạn đừng lo bánh bị ngấm nước lã nhé.

– Xếp bánh ra mâm, khay hay mặt phẳng. Dùng một tấm gỗ phẳng hoặc khay lên trên rồi dùng vật nặng đè lên. Ép bánh chưng trong 30 phút đến khi nước chảy ra hết thì bỏ vật nặng ra.

– Xếp bánh vào rổ, rá để ở nơi thoáng mát. Có thể dùng lá tươi gói lại bên ngoài để bánh có màu xanh đẹp.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Bánh chưng thành phẩm có màu xanh đẹp mắt của nước lá riềng quyện trong màu xanh của lá rong. Phần bánh bên trong vuông vắn, nhân bánh nằm gọn bên trong chứ không bị đảo trộn linh tinh. Bánh rất rền, dẻo thơm của gạo nếp quyện trong bùi bùi của đậu xanh, thơm của thịt mỡ, hành tím, tiêu xay. Bánh chưng có thể ăn cùng dưa hành, giò tai. Tùy từng vùng miền mà chấm bánh chưng cùng tương ớt, nước tương hay có nơi lại chấm cùng mật mía.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Lưu ý khi gói bánh chưng

– Không cần ngâm gạo quá kĩ sẽ làm bánh bị nát và dễ bị chua

– Có thể dùng đậu xanh sống ngâm mềm để gói mà không cần hấp chín

– Không cho quá nhiều hành vào thịt lợn, bánh để lâu cũng dễ bị chua

– Không gói bánh quá chặt tay vì quá trình luộc, bánh nở ra dễ bị bục

– Cần phải rửa và ép bánh ráo nước sau khi luộc xong thì bánh mới chắc và rền, không bị chua bánh

– Ngoài cách gói bánh chưng bằng khuôn ở trên, có người còn gói bánh chưng 1 khuôn hay gói bằng tay, bánh chưng dài…. Gói bánh 1 khuôn quan trọng nhất là khâu gấp lá, bạn có thể quan sát cách gấp lá minh họa bên dưới.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

– Ngày nay, bánh chưng được biến tấu nguyên liệu như bánh chưng gạo lứt, bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng nhân gà nấm, bánh chưng nhân nấm chay….

– Bánh chưng bảo quản bên ngoài nhiệt độ phòng được khoảng 7 ngày. Sau thời gian này, hãy bảo quản bánh trong tủ lạnh, có thể dùng làm bánh chưng rán rất ngon.

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Bánh chưng ngũ sắc

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Bánh chưng gạo lứt

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Bánh chưng đen

Trên đây, Bếp MiNa vừa hướng dẫn bạn cách gói bánh chưng bằng khuôn đẹp vuông vức cũng như về nguồn gốc, ý nghĩa chiếc bánh chưng xanh. Tự gói bánh chưng ngày Tết vừa ngon dẻo, đảm bảo vệ sinh lại vừa gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

=>> XEM THÊM MỘT SỐ MÓN BÁNH HANDMADE CHO NGÀY TẾT:

  • Cách làm bánh đồng tiền mix hạt
  • Cách làm bánh dứa Đài Loan

Cách gói bánh chưng bằng 2 khuôn

Cách gói bánh chưng bằng khuôn vừa đẹp vừa ngon sẽ được chia sẻ dưới đây. Tự gói bánh chưng ngày Tết là cách gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt cho Tết thêm đầm ấm.

In Công thức Pin Công thức

  • 2,5 kg gạo nếp ngon
  • 600 g đậu xanh bỏ vỏ
  • 1 kg thịt lợn
  • 2 củ hành tím
  • 1 nắm lá riềng
  • Gia vị: mắm, muối, đường, bột nêm, tiêu xay….
  • Lá dong
  • Lạt tre
  • Khuôn gói bánh chưng

  • Gạo nếp nhặt bỏ những hạt sâu, hạt sạn còn sót lại. Sau đó, ngâm nước 4 tiếng cho nở mềm. Bạn có thể ngâm từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau dậy gói là được nhé.

  • Đậu xanh nhặt sạch sạn, ngâm nước 4 tiếng cùng thời gian với gạo.

  • Sau thời gian trên thì đãi sạch gạo, đậu cho hết nước chua rồi để ráo nước.

Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Lá dong rửa sạch rồi dùng khăn lau cho ráo nước. Tước bớt phần cuống cứng để gói bánh dễ hơn

  • Lá riềng rửa sạch, để ráo nước. Cho lá riềng vào cối giã hoặc máy xay thực phẩm xay nhỏ rồi vắt lấy 1 bát con nước. Nước riềng không chỉ tạo màu xanh đặc trưng cho bánh mà nó còn có mùi hương rất đặc biệt.

  • Thịt lợn rửa với nước muối để khử hết mùi hôi. Rửa thịt lợn sạch rồi cắt thành 10 miếng to bản đều nhau nhé.

  • Ướp thịt lợn với hành tím băm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa bột canh, 1,5 thìa tiêu xay. Trộn đều rồi ướp thịt trong 30 phút

  • Đậu xanh cho vào xửng hấp 20 phút cho đậu chín. Lúc đậu còn nóng, dùng thìa nghiền nhuyễn đậu sau đó nắm thành 20 năm vừa tay. Mỗi cái bánh sẽ cho 2 nắm đậu vào nhân.

  • Gạo nếp sau khi để ráo nước thì cho vào khoảng 1 thìa muối tinh cùng với bát nước riềng rồi xóc đều. Để 20 phút cho gạo có màu xanh đẹp mắt. Lưu khi không cho quá nhiều muối sẽ làm mất vị bánh.

  • Nhiều người còn tạo bánh chưng nhiều màu khác nhau, bạn sử dụng gấc chín (màu đỏ), lá cẩm (màu tím),… nhưng truyền thống vẫn là màu xanh của lá riềng.

Gói bánh chưng bằng khuôn

  • Xếp 2 lá dong mặt xanh úp xuống dưới, nửa mặt lá này đè lên nửa mặt lá kia và ngược chiều nhau. Tiếp đó cho 2 lá mặt phải ngửa lên trên và vuông góc với lá nằm dưới. Đặt khuôn bé vào chính giữa là trên cùng.

  • Lần lượt gấp lá dong sát với mép khuôn để tạo được dáng vuông vức. Tiếp đó, lồng khuôn to ra bên ngoài, nhấc khuôn bé ra rồi mở lá dong .

  • Cho một bát gạo nếp vào khuôn rồi dàn đều. Tiếp đó đến một nắm đậu xanh dàn đều rồi 1 miếng thịt, 1 nắm đậu xanh, trên dùng là một bát gạo nếp dàn đều. Gấp 2 lá bên trong vào trước rồi đến 2 lá bên ngoài. Khéo léo gấp theo nếp khuôn đã có sẵn để tạo thành cái bánh

  • Dùng dây lạt buộc cố định bánh. Nên dùng 4 lạt, buộc thành 2 cặp đường song song nhau để đẹp hơn. Lưu ý chỉ buộc vừa tay, không siết chặt sẽ làm bánh bị bục khi luộc.

  • Những phần lá cắt thừa bạn đừng bỏ đi nhé, dùng nó lót xuống đáy nồi để bánh luộc không bị cháy khê. Xếp bánh theo chiều thẳng đứng khít nhau vào nồi. Đổ nước ngập bánh rồi đặt lên bếp lửa.

  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa. Giữ lửa liu riu luộc liên tục trong 10-14 giờ. Lưu ý rằng bánh phải ngập trong nước nên cứ khoảng 1 giờ, bạn kiểm tra lượng nước còn đủ không thì đổ thêm nước vào nồi bánh nhé.

Vớt bánh chưng và ép bánh

  • Bánh luộc xong thì vớt ra, thả ngay vào chậu nước. Rửa sạch phần nhựa nhớt dính bên ngoài bánh cho sạch. Bạn đừng lo bánh bị ngấm nước lã nhé.

  • Xếp bánh ra mâm, khay hay mặt phẳng. Dùng một tấm gỗ phẳng hoặc khay lên trên rồi dùng vật nặng đè lên. Ép bánh chưng trong 30 phút đến khi nước chảy ra hết thì bỏ vật nặng ra.

  • Xếp bánh vào rổ, rá để ở nơi thoáng mát. Có thể dùng lá tươi gói lại bên ngoài để bánh có màu xanh đẹp.

Reader Interactions