Cách đi xe máy số cho người mới tập

Cùng tham khảo những hướng dẫn đi xe máy cho người mới tập đi nhé. Dù là một chiếc xe máy phổ thông hay môtô phân khối lớn, nắm vững 10 kỹ năng sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn và những người tham gia giao thông.

10 kỹ năng người đi xe máy cần có

 Sở hữu bằng lái A1, A2 trong tay nhưng nhiều người vẫn chạy xe máy theo bản năng nhiều hơn là nắm vững những kỹ năng cần thiết. Với tốc độ thấp, có vẻ những hành động bản năng này vẫn an toàn, nhưng ở tốc độ cao thì mọi chuyện không hề đơn giản. Cần thiết ghi nhớ 10 nguyên tắc sau để an toàn trên xa lộ.

1. Tỉnh táo nhận biết các dấu hiệu

Điều khiển xe máy là bạn đang rời vào hoàn cảnh vừa chủ động vừa bị động, vì thế hãy tỉnh táo quan sát, lắng nghe những dấu hiệu giao thông như xi-nhan, đèn tín hiệu, còi…để phản ứng kịp thời với bất cứ tính huống nào trên đường.

2. Vượt xe khác khi cần thiết

Phần lớn mọi người cho rằng đi tốc độ chậm, không nên vượt xe khác, đặc biệt các xe to như ôtô tải, container…là an toàn. Tuy nhiên, thực tế trong nhiều trường hợp, nên vượt những xe to này khi có đủ khoảng trống và thời gian để chủ động tay ga, nếu không rất dễ bị động bởi những tình huống bất ngờ như xe phía trước phanh gấp, rẽ sang hai bên.

Chỉ vượt xe khác khi quãng đường phía trước đủ an toàn. Ảnh: Lazymotobike.

 3. Quan sát rộng

Quan sát rộng đặc biệt cần thiết khi bạn di chuyển trên những con đường nhỏ, hẹp nhiều đoạn cắt trong khu dân cư. Luôn sẵn sàng phanh bất cứ lúc nào bằng cách đặt 1 hoặc 2 ngón tay trên tay phanh làm điểm tựa phản ứng.

 4. Luồn lách

Với tình trạng giao thông hỗn loạn như ở Việt Nam, kỹ năng luồn lách cũng rất quan trọng với bạn để tiết kiệm thời gian đồng thời giảm tắc đường. Nhưng hãy lưu ý cho xe di chuyển qua những khoảng không gian nhỏ hẹp ở đúng làn đường và sử dụng đầy đủ các tín hiệu cảnh báo giao thông như đèn xi-nhan và còi.

5. Tốc độ phù hợp

Đi với tốc độ đủ để bạn làm chủ các tình huống trên đường đồng thời không vi phạm luật giao thông, đặc biệt chỉ tăng tốc khi nhận thấy khoảng trống phía trước mặt là đủ để phanh nếu có tình huống bất ngờ.

Đi đúng tốc độ cho phép [cách giới hạn tốc độ dưới lòng đường tại Nhật Bản]. Ảnh: Lê Hải Hưng.

6. Đi đúng cấp số

Rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ chỉ đi ở 1 cấp số, điều khiển xe số như xe ga. Hãy lên, xuống số phù hợp với tốc độ di chuyển để đảm bảo an toàn cho bạn và độ bền của xe. Nếu di chuyển ở đường núi nhiều đèo dốc, sử dụng cấp số thấp và ghi nhớ nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó”. Bởi khi lên dốc, số thấp sẽ giúp truyền mô-men lực lớn, còn khi xuống dốc số thấp sẽ ghì xe không chạy theo quán tính, gọi là phanh động cơ.

7. Quan sát bánh xe ôtô trong tầm mắt

Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn lưu thông trên đường quốc lộ, cao tốc. Khi bạn đang bám đuôi một chiếc ôtô hoặc gặp tại ngã tư, quan sát bánh xe của ôtô là điều cần thiết để đưa ra quyết định hợp lý bởi bánh xe sẽ là bộ phận phản ứng đầu tiên trên xe khi gặp ổ gà hay rẽ sang hai bên.

8. Di chuyển theo nhóm

Trên những cung đường “phượt”, an toàn nhất là di chuyển theo nhóm hàng 1, hàng 2 tùy thuộc độ rộng của đường. Mỗi người cần nghiêm khắc tuân thủ vị trí của mình trong nhóm, điều khiển xe sao cho không vào vùng điểm mù của người phía trước và đảm bảo quan sát thấy người phía sau trong gương chiếu hậu.

Di chuyển theo nhóm, tuân thủ nguyên tắc vị trí của mình. Ảnh: Lesliekays.

9. Vào cua đúng cách

Giảm tốc độ, trả về số thấp, quan sát mặt đường trước khi vào cua, đặc biệt không được ngắt côn. Khi góc cua đủ rộng, tốc độ cao cần nghiêng người theo xe, hạ thấp đầu gối để mở rộng trọng tâm người và xe, khi đó xe sẽ vào cua an toàn. Rất nhiều người theo phản xạ tự nhiên nghiêng người sang phía ngược lại với xe khi vào cua, đây là một sai lầm bởi khi đó người và xe không cùng một phương chuyển động, cộng với tốc độ cao, xe mất trọng tâm rất dễ ngã.

10. Sử dụng phanh đúng cách

Kết hợp cả phanh trước và phanh sau, với lực phanh trước bằng 60-70% so với phanh sau, nhấp phanh sau chậm hơn phanh trước một chút để đảm bảo xe chuyển trọng tâm dần từ trước ra sau mà không gây ra hiện tượng rê bánh sau sang hai bên hoặc chúi mũi về trước. Hạn chế sử dụng phanh khi trời mưa, đường trơn ướt, thay vào đó đi với số thấp và tốc độ vừa phải.

Lỗi phổ biến của người mới đi xe máy

Tư thế cầm lái bẻ cổ tay làm giảm khả năng bóp phanh, về ga trong tình huống khẩn cấp là sai lầm phổ biến.

Chiếc xe sẽ không phù hợp cho việc tập lái nếu người điều khiển phải kiễng gót khi chống chân. Dù thích môtô phân khối lớn, nhưng tập lái với một chiếc xe nhỏ, dễ điều khiển sẽ tốt hơn. Bởi khi chưa hình thành kỹ năng, tốc độ xử lý tình huống chậm và lâu hơn với chiếc xe khó điều khiển, người mới lái dễ bị bất ngờ trước sự thay đổi trạng thái của xe.

Quá nhiều quá nhanh

Người mới lái thường thích lái ở mọi nơi, nhưng lại chưa đủ khả năng xử lý các tình huống bất ngờ ở những nơi mật độ phương tiện cao, hoặc tốc độ di chuyển nhanh. Vì thế hãy dành nhiều thời gian luyện tập trên những đoạn đường vắng, bởi sẽ tập trung hơn vào việc luyện tập kỹ năng thay vì lo lắng về các mối nguy hiểm xung quanh. Những kỹ năng đầu tiên vô cùng quan trọng, nó giúp người mới lái có thêm niềm tin sẵn sàng đối mặt với các tình huống phức tạp hơn

Không bao quát tình huống giao thông xung quanh

Có quá nhiều thứ cần phải quan tâm hơn là chỉ chăm chăm nhìn về phía trước. Liệu rằng chiếc xe phía xa có dịch dần sang phải lấn làn của bạn? Liệu cánh cửa của xe đỗ bên đường có bất ngờ mở ra? Người lái xe phía sau có nhận biết rằng bạn đang giảm tốc trước đèn đỏ?

Nhìn xung quanh và đảm bảo rằng kiểm soát tốt tình hình. Ở mức độ cao hơn phải nhận thức được mối nguy hiểm, phán đoán tình huống. Không chỉ quan sát phía trước, bạn cần để ý cả hai bên, thi thoảng cũng cần nhìn gương hậu.

Không giả định về những gì không nhìn thấy

Sẽ rất hữu ích nếu bạn nghĩ rằng những người lái xe xung quanh không phận ra sự hiện diện của bạn. Dù đi đúng phần đường cũng đừng giả định rằng những xe khác không cắt ngang phía trước. Nhìn thấy lái xe cũng không thể chắc chắn, người ấy sẽ không đột nhiên đẩy bạn vào tình huống nguy hiểm.

Cuối cùng, hãy luôn để một ngón tay trên cần phanh để đối phó với tình huống nguy hiểm. Phanh trước và tay ga thường bố trí bên phải. Trạng thái vít ga tăng tốc thường đưa cổ tay xuống thấp, ngón tay rời xa cần phanh. Khi kéo phanh, lòng bàn tay tỳ lên tay ga và có xu hướng về ga. Nhưng nếu ở giai đoạn giữ ga, cổ tay bẻ sâu, nó sẽ làm giảm khả năng cơ động của bàn tay, thậm chí ngón tay không thể với tới cần phanh.

Vội vã chở người khác

Khi có người ngồi sau, động học của xe sẽ khác, tay lái nặng, xe khó kiểm soát hơn. Người mới lái cũng dễ bị kích thích khi lái xe trong một nhóm, háo hức thể hiện mình thường kiến họ chạy nhanh hơn khả năng.

Trong giai đoạn đầu tập lái hãy dành nhiều thời gian tự luyện tập để có cảm nhận tốt hơn về trạng thái làm việc của 2 bánh, sự thay đổi tốc độ.

[ST]

Xe máy số là một trong những phương tiện đi lại giúp bạn rút ngắn khoảng cách quãng đường và thời gian. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chạy xe số đúng cách và an toàn. Dưới đây là một vài kỹ thuật cơ bản là bạn đã có thể chạy xe một cách thành thạo. Để biết thêm về cách chạy xe máy số an toàn thì bạn hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chọn địa điểm tập

Tâm lý chung khi mới tập lái xe máy là sợ không làm chủ được tay lái và va phải người đi đường. Vì vậy khi mới tập xe, bạn hãy tìm một khoảng đường ít xe cộ, rộng rãi để tự tin tập những thao tác chạy cơ bản nhất nhé!

2. Ngồi lên xe

Hãy tìm cho mình một người đã lái xe thành thạo để tập nhé! Họ ngồi sau sẽ giúp bạn tự tin hơn và yên tâm hơn khi tập xe. Chú ý tiếp thu những gì người của người hướng dẫn nói với bạn.

3. Cách chạy xe máy số

Sau khi ngồi lên xe, sau đó mở máy và đạp vào số 4 để bạn không bị bất ngờ vì sự tăng tốc đột ngột của xe. Sau đó vặn ga nhẹ nhàng và bắt đầu chạy, chân của bạn luôn luôn đặt vào bàn đạp phanh. Nên chạy từng đoạn đường ngắn 300-400 mét, để rút kinh nghiệm sau mỗi lần chạy xe.

Khi bạn đã chạy thành thạo thì hãy tập đi ở một số thấp hơn để làm quen với độ giật của xe. Khi bạn đã có thể tự đi được một mình thì hãy vào số thấp khi chuyển bánh [số 1] và lên số dần dần đến số 4, như vậy sẽ giúp bạn chạy nhanh hơn và đỡ hại máy.

Khi lái xe lên dốc thì bạn hãy về số 2 hoặc 3 để xe lên dốc dễ dàng hơn, các đoạn đường bằng phẳng bạn hãy về số 4 để chạy. Khi vào cua, về hết ga, kết hợp đạp phanh để khi thoát cua được dễ dàng hơn, xe sẽ không bị hụt hơi và ngã. Khi thoát cua bạn hãy tăng ga và chạy bình thường.

Khi dừng xe thì bạn hãy xuống ga từ từ kết hợp đạp phanh tay và phanh chân để xe dừng hẳn. Kết thúc buổi tập chạy, bạn không quên đá chân dậy xuống và tắt chìa khóa trước khi rời khỏi xe.

Một số kỹ năng cần biết khi chạy xe số

1. Đội mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm là một trong những vật dụng rất cần thiết khi điều khiển xe máy lưu thông trên đường. Nó giúp bạn tránh khỏi những vật cứng va chạm vào đầu mỗi khi té ngã xuống đường. Đề phòng sự nguy hiểm đến tính mạng.

2. Cần tỉnh táo khi chạy xe

Khi lái xe máy số, bạn cần thật tỉnh táo để xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trên tham gia lưu thông trên đường. Một khi chạy xe thì không được uống rượu bia, bởi khi đó bạn sẽ không đủ tỉnh táo để quan sát và xử lý các tình huống bất ngờ nguy hiểm xảy ra trên đường.

3. Vượt qua xe khác khi cần thiết

Bạn cứ nghĩ chạy xe máy số với tốc độ trung bình không nên vượt qua các xe lớn khác, đặc biệt là xe tải, container,… Tuy nhiên sự thật rất nguy hiểm khi bạn chạy phía sau hoặc ngang bằng với xe lớn sẽ rất nguy hiểm. Tùy theo trường hợp lưu thông trên đường mà bạn suy tính có nên chạy xe vượt mặt xe lớn hay không.

4. Chú ý quan sát xung quanh ở tầm rộng

Khi bạn chạy xe máy số ở những con đường nhỏ, hẹp hoặc những khúc cua nguy hiểm. Lúc này đòi hỏi người điểu khiển xe thật cứng, quan sát rộng xung quanh. Sẵn sàng đạp phanh khi có tình huống bất ngờ xảy ra, luôn đặt chân phải lên bàn thắng, tay trái giữ thắng phanh gấp để có những phản ứng kịp thời.

5. Kỹ năng luồn lách trong đám đông

Kỹ năng luồn lách trong chạy xe số trong đám đông cũng rất quan trọng, giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển. Tuy nhiên khi luồn lách xe, người điều khiển cần giữ khoảng cách an toàn giữa 2 chiếc xe. Đặc biệt cần bật xinhan và còi mỗi khi giành đường.

6. Tốc độ phù hợp khi chạy xe máy số

Khi bạn chạy xe máy số, để giữ xe chạy im không bị giật mạnh thì bạn cần chạy xe với đúng cấp số. Với những đoạn đường thẳng, ít xe qua lại thì tốt nhất chạy số 3 hoặc số 4. Những đoạn đường dốc hoặc cua quẹo thì chạy xe ở cấp số 2. Đặc biệt khi vừa lên ga xe máy số, bạn nên chạy xe với cấp số 1 sau đó chuyển sang cấp số 2. Cách gài cấp số này sẽ giúp xe chạy bền theo thời gian, ít hư hỏng.

7. Di chuyển theo nhóm

Khi bạn di chuyển xe máy số theo nhóm người, bạn hãy di chuyển theo hàng 1 hoặc hàng 2 theo độ rộng của con đường. Tuy nhiên bạn cần giữ khoảng cách an toàn giữ 2 xe khi lưu thông. Vào những đoạn đường mù, bạn nên giảm tốc độ, chia hàng xe rồi cùng vượt qua.

8. Sử dụng phanh thắng đúng cách

Khi bạn muốn dừng xe lại hoàn toàn tại một vị trí, bạn chỉ cần sử dụng phanh chân là được. Tuy nhiên ở những trường hợp thắng gấp, bạn nên sử dụng phanh tay lẫn phanh chân. Đặc biệt những lúc thời tiết mưa lớn, bạn không nên sử dụng phanh tay phải. Cách phanh này sẽ làm xe máy quay ngang và ngã về phía trước hoặc phía sau.

9. Kiểm tra xe trước khi chạy

Việc kiểm tra xe có đầy nhiên liệu, vỏ bánh xe có hư hỏng hay không cũng là một cách giúp bạn chạy xe máy số an toàn. Hãy đảm bảo xe máy số thật an toàn nhằm đảm bảo những tình huống hư xe hoặc thiếu xăng giữa đường.

10. Bảo dưỡng xe máy số định kỳ

Theo thời gian, xe máy số sẽ xuống cấp không còn mạnh như lúc mới mua. Bởi thế bạn cần bảo dưỡng theo định kỳ nhằm giúp xe đạt chất lượng an toàn, giúp xe luôn mạnh và mới.

Xem thêm: Cách chạy xe honda Winner đúng cách, an toàn

Với những thông tin bên trên, chắc hẳn các bạn sẽ nắm rõ cách chạy xe số an toàn trên mọi nẻo đường. Hi vọng cách chạy xe này sẽ giúp bạn điều khiển xe máy thành thạo hơn, xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ làm nguy hiểm đến tính mạng.

Video liên quan

Chủ Đề