Cách chữa bệnh ngáp nhiều

Ngáp là phản ứng tự nhiên cho thấy cơ thể cần thư giãn. Theo các nhà khoa học, ngáp giúp tạo cảm giác dễ chịu cho não. Ngáp hỗ trợ làm mát não bộ nên nếu để ý, bạn sẽ thường ngáp nhiều hơn khi trời nóng so với khi đang ở trong môi trường mát hoặc ở mùa đông. Mỗi người thường ngáp trung bình 5-10 lần vào cuối ngày. Nếu cơn ngáp xảy ra vài lần mỗi phút trong ngày có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe.

Các triệu chứng về giấc ngủ

Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ rũ và ngưng thở khi ngủ thường gây ngáp nhiều hơn bình thường. Người bệnh nên thăm khám y tế nếu thường xuyên cảm thấy mệt, buồn ngủ nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt trong ngày. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể không khiến người bệnh thức giấc nhưng suy giảm dần chất lượng giấc ngủ, giảm năng lượng trong ngày khiến ngáp quá độ, khó tập trung, phản xạ chậm, hay cáu kỉnh, yếu hoặc đau nhức cơ...

Người bệnh có thể được yêu cầu xét nghiệm điện não đồ. Xét nghiệm này cho phép xác định sóng não hoặc hoạt động của dòng điện trong não, hỗ trợ chẩn đoán các rối loạn nội thần kinh liên quan. Đối với các bệnh lý về giấc ngủ, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi nhịp sinh hoạt có thể cải thiện giấc ngủ và phục hồi sức khỏe.

Đa xơ cứng

Bệnh nhân đa xơ cứng cũng thường bị ngáp quá nhiều do mệt mỏi hoặc ngáp để điều hòa nhiệt độ bị gián đoạn ở não. Các rối loạn hệ thần kinh trung ương khác xảy ra cũng khiến ngáp quá độ do hormone căng thẳng [cortisol] tăng cao. Theo một nghiên cứu chuyên sâu về mối liên hệ giữa cortisol và các vấn đề nội thần kinh tại Anh, nhận biết tăng thất thường lượng cortisol có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý nội thần kinh như bệnh đa xơ cứng và các chứng sa sút trí tuệ.

Cơn ngáp quá thường xuyên có thể không do mệt mỏi mà còn có bệnh lý. Ảnh: Freepik

Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Ngáp do mệt mỏi hoặc buồn ngủ cũng có thể do tác dụng phụ của một số thành phần thuốc như thuốc kháng histamine điều trị bệnh lý hô hấp, thuốc chữa trị bệnh trầm cảm và một số thuốc giảm đau. Bệnh nhân đang điều trị trầm cảm nhận thấy bị ngáp thường xuyên hơn bình thường nên trao đổi với bác sĩ phụ trách. Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng thuốc phù hợp hoặc tư vấn kiểm tra sức khỏe chuyên sâu nếu có.

Động kinh

Trước, trong hoặc sau cơn động kinh bắt đầu ở thùy thái dương, người bệnh thường phải đối mặt cơn ngáp nhiều lần mỗi phút. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

U não

Ngáp quá nhiều cũng có thể do u thùy trán hoặc u thân não. Bệnh nhân thường bị đau đầu, ngứa ran cơ thể, có dấu hiệu thay đổi tính cách. Người bệnh cũng bị yếu hoặc cứng một bên cơ thể, mất trí nhớ đột ngột và có vấn đề thị lực. Đây là dấu hiệu nguy hiểm nên được cấp cứu y tế để được điều trị.

Đột quỵ

Người bị đột quỵ có thể ngáp rất nhiều trước hoặc sau khi bị đột quỵ. Điều này xảy ra để điều chỉnh và giảm nhiệt độ sau chấn thương não và chấn thương cơ thể do đột quỵ gây ra. Ngáp quá nhiều có thể do đột quỵ vùng thân não - vùng cơ bản điều khiển sự sống cho cơ thể kết nối với tủy sống. Người bệnh nên lưu ý các triệu chứng sau để phát hiện cơn đột quỵ như liệt mặt, méo miệng, tay yếu, khó nói và gọi 115 để được cấp cứu.

Vấn đề về tim

Khi dây thần kinh phế vị chạy từ dưới não xuống tim và dạ dày hoạt động bất thường, xuất huyết xung quanh tim hoặc nhồi máu cơ tim xảy ra âm ỉ cũng có thể gây ngáp bất thường. Một số triệu chứng khác cho thấy vấn đề sức khỏe tim mạch gồm đau ở ngực, khó thở, đau phần trên cơ thể, buồn nôn, cảm thấy lâng lâng. Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào vừa được nêu, bạn nên thăm khám y tế.

Suy gan

Người bệnh suy gan giai đoạn cuối thường phải ngáp nhiều do cơ thể mệt mỏi. Bệnh nhân thường cảm thấy buồn ngủ nhiều vào ban ngày, phù bàn tay, bàn chân và tích tụ chất lỏng bên trong bụng. Người bệnh suy gan còn có thể bị ăn mất ngon, buồn nôn, tiêu chảy và cảm thấy bồn chồn.

Khi bị ngáp nhiều do buồn ngủ trong ngày, bạn có thể vươn vai trong lúc ngáp giúp thoát khỏi sự mệt mỏi do công việc vào giấc chiều. Một số người cũng có thể bị ngáp khi đi máy bay vì áp suất gây khó chịu cho lỗ tai khi cơ thể ở trên độ cao. Việc ngáp lúc này hỗ trợ giảm áp lực trong tai.

Biểu hiện thông thường của ngáp là há miệng rộng và thở ra hơi thật dài. [Hơi thở này khác với thở dài thông thường].

Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược lên. [Vì vậy, một số diễn viên thường sẽ bắt đầu ngáp rất nhiều đằng sau hậu trường để chuẩn bị cho cảnh khóc của họ được tốt hơn]

Ngáp được chia làm các loại sau:Ngáp lúc ngủ dậy: 

  • Ngáp vì uể oải, buồn ngủ
  • Ngáp vì đói
  • Ngáp vì ưu phiền
  • Ngáp do lây

Tại sao chúng ta lại ngáp?

Những lý giải khác nhau về hành vi ngáp vẫn được đưa ra cho đến thế kỷ 19. Các nhà khoa học giải thích rằng ngáp hỗ trợ hoạt động hô hấp, kích hoạt một luồng khí oxy cho nguồn máu, trong khi xả ra carbon dioxide [CO2].

Một mục đích khác của việc "ngáp" là để giảm căng thẳng và thư giãn. Việc chúng ta thường duỗi thẳng cơ khi ngáp sẽ giúp đưa cơ thể của bạn trở lại đúng hướng và tỉnh táo hơn. Do đó, ngáp thường xảy ra khi bạn cảm thấy lo lắng trước một số sự kiện quan trọng, ví dụ, sinh viên ngáp trước kỳ thi hoặc chuẩn bị cho một buổi thuyết trình trước đám đông. 

Bên cạnh đó, ngáp cũng rất có ích khi bạn phải thực hiện một chuyến bay đường dài nào đó. Ngáp giúp bạn loại bỏ cảm giác ù tai do máy bay cất cánh hoặc hạ cánh do chênh lệch áp suất trên cả hai mặt của màng nhĩ.

Ngáp là căn bệnh "truyền nhiễm"

Ngáp là một hiện tượng rất dễ lây. Mọi người bắt đầu ngáp không chỉ khi bắt gặp thấy người khác đang ngáp, mà thậm chí cả khi xem video hoặc hình ảnh của những người ngáp. 

Các nhà khoa học tin rằng cái gọi là tế bào thần kinh gương chính là trung tâm của vấn đề. Những tế bào thần kinh này nằm trong vỏ não của bộ não con người và xuất hiện ở các loài linh trưởng khác và một số loài chim. Các nơ-ron gương có khả năng bắt chước [ví dụ như học các ngôn ngữ mới] hoặc đồng cảm.

Tuy nhiên, ngáp thường xuyên và kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Rất có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về nhiệt độ cơ thể, rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao, huyết khối động mạch hoặc tổn thương đến thân não. Ngoài ra, ngáp thường xuyên có thể xảy ra ở những người thường xuyên lo âu hoặc trầm cảm - do sự gia tăng nồng độ cortisol, hormone căng thẳng trong máu. Vì vậy, nếu bạn gặp phải triệu chứng ngáp liên tục, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và kiểm tra tim, mạch máu và huyết áp ngay lập tức.

Vậy, làm thế nào để kiểm soát các cơn ngáp?

Thở bằng mũi

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học tiến hóa, hít phải và thở ra bằng mũi có thể giúp bạn ngăn lại các cơn ngáp truyền nhiễm. Gần một nửa số tình nguyện viên thở bằng miệng [ngáp] trong khi xem một đoạn video mà các nhân vật cũng làm như vậy. Các nhà nghiên cứu cho rằng, mong muốn thể hiện sự mệt mỏi chỉ xuất hiện khi bộ não của bạn trở nên quá mệt mỏi. Thay vào đó, việc thở bằng mũi sẽ giúp bạn hạ nhiệt và bình tĩnh hơn.

Thư giãn và Ăn đồ lạnh

Trong phần thứ hai của cùng một nghiên cứu về cách ngừng ngáp, Các nhà nghiên cứu đã cho những người tham gia một túi làm nóng và một túi làm lạnh. Chỉ có 9% số người có túi lạnh trong tay ngáp, so với 41% những người giữ trong tay túi nóng.

Tăng nhiệt độ trong phòng hoặc ăn đồ lạnh như kem có thể giúp bạn ngăn lại cơn ngáp bất chợt. 

Hít thở thật sâu

Hít thở thật sâu cũng là cách thường xuyên được áp dụng. Đừng hít thở sâu quá nhanh vì cơ thể sẽ không chịu nổi sự tăng thông khí đột ngột và vấn đề sẽ chỉ tồi tệ hơn mà thôi.

Ra ngoài thư giãn

Ở một nơi trong một thời gian dài, như trước máy tính hoặc trong một căn phòng chật hẹp với một tâm trạng mệt mỏi có thể bị kích thích bởi các cơn ngáp dài và làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ hơn.

Thay đổi môi trường và không khí hiện tại sẽ giúp bạn loại bỏ sự nhàm chán. Hãy đi ra ngoài trong vài phút và tận hưởng không khí trong lành.

Uống nước

Khi cơ thể của bạn bị mất nước, cơ thể có thể bắt đầu cảm thấy kiệt sức hơn thực tế. Uống một ly nước lớn để phục hồi sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể và chống các cơn ngáp.

Tập thể dục

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái và ngáp liên tục, có thể cơ thể đang nhắc nhở bạn nên di chuyển.

Đi bộ hoặc tập luyện một vài động tác đơn giản để tiêu hao năng lượng sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy bận rộn và tươi tỉnh hơn và không còn nghĩ đến việc làm cách nào để chống lại những cơn ngáp kia nữa. 

Ngáp nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

Ngáp nhiều dấu hiệu của một hoặc nhiều chứng bệnh như đa xơ, bệnh thoái hóa các thần kinh vận động của cột sống, bị nhiễm phóng xạ, bệnh Parkinson... Ngáp ít hơn bình thường xảy ra trên những người bị chứng tâm thần phân liệt.

Ngáp nhiều khó thở là bệnh gì?

Cảm giác hụt hơi, khó thở, hơi thở ngắn, ngáp nhiều kèm theo ra mồ hôi có thể rối loạn cơ thể nhất thời khi em mệt mỏi, làm việc quá sức và cũng có thể dấu hiệu của một số bệnh lý như: rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp, bệnh cường giáp hay bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

Tại sao ngập nhiều mà không ngủ được?

Thiếu ngủ có thể khiến bạn ngáp liên tục, ngay cả khi ban đang thấy rất tỉnh táo, đây là tín hiệu của não nói rằng cơ thể của bạn đang cần được nghỉ ngơi. Nếu xảy ra tình trạng ngáp liên tục trong thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra gan.

Muốn ngáp mà không ngáp được phải làm sao?

Hãy thử các mẹo “chữa” ngáp dưới đây. Ngáp bằng mũi: Ngáp bao gồm việc hít vào một hơi dài và thở ra qua đường miệng. Để “ngụy trang” cái ngáp của mình, thay vì mở miệng, bạn có thể hít vào bằng đường mũi. Hành động này sẽ khiến cánh mũi phồng lên, nhưng ít nhất thì nó không lộ liễu như việc ngáp bằng miệng.

Chủ Đề