Cách câu cá ghềnh biển

Câu cá hiện nay đã trở thành thú vui và nghiễm nhiên trở thành đam mê của rất nhiều người. Sau những ngày làm việc, hoạt động, học tập căng thẳng, cuối tuần hay mỗi buổi tối; những tri thức, học sinh, sinh viên, công nhân, doanh nhân lại cùng bạn bè, người thân mang cần câu ra sông, hồ, biển, kênh rạch, các địa điểm câu cá để thả cần.

Những kỹ thuật câu cá biển căn bản cho người đi đâu

Dù là hình thức câu cá nào, chúng ta đều cần phải có những kỹ thuật cơ bản, những kiến thức câu cá cơ bản. Và ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những kỹ thuật câu cá biển cơ bản. Nếu có thiếu sót mọi người có thể góp ý ở bình luận nhé.

Tại sao lại viết về câu cá trên biển?

Như các bạn đã biết, thậm chí quá rõ, Việt Nam chúng ta có đường bờ biển dài hơn 3.200 KM, một con số vô cùng ấn tượng cho biết rằng, phần lớn đất nước chúng ta tiếp giáp biển. Đồng nghĩa với sự đa dạng trong các loại cá cũng như có rất nhiều địa điểm tuyệt vời để câu cá.

Biển rộng và to đấy, nhưng đâu phải thả cái câu xuống là con nào cũng ăn, phải không nào? Thật sự trong rất nhiều loài cá dưới biển, nếu đi câu và cắn câu, chúng ta sẽ chỉ có thể nhắm đến khoảng 50 loại cá biến khác nhau mà thôi. Và cũng có thể chia ra một vài địa điểm cơ bản đề câu cá, như: Câu cá ở bờ biển, câu cá ở ghềnh đá, câu cá ở khu vực chắn sóng và cầu cảng, câu cá ở trên thuyền ngoài biển.

1. Câu cá bờ biển [Surfcasting]

Đây có lẽ là hình thức câu cá dễ dàng nhất. Chúng ta sẽ thường câu ở những khu vực có bãi cát trải dài và có nhiều khu vực nông, sâu khác biệt được tạo ra do sóng biển. Khu vực nước sâu là nơi có nhiều cá tụ lại để tìm kiếm thức ăn. Vì thế, để câu được cá biển gần bờ, phải nhận biết được khu vực nào có nước sâu, mới câu cá có hiệu quả.

Để nhận biết nông, sâu, người câu phải quan sát sóng biển, những khu vực có sóng biển cuộn lên tức nước nông, những khu vực không có sóng cuộn lên sẽ là điểm sâu hơn. Đó là cách nhận biết nông, sâu trong kỹ thuật câu cá bờ biển.

Để phục vụ câu cá bờ biển, chúng ta thường sử dụng những loại cần Carbon có khoen, dài từ 4-5.4m, sử dụng máy spinning từ 4000 trở lên, dây trục dài từ 0.4mm-0.5mm. Cùng với đó là thẻo câu dài 2m, lưỡi câu dùng loại vừa, chì râu từ 100-150gr tùy theo sóng lớn hay nhỏ. Và quan trọng nhất là phải có cây xỏ trùn biển để xuyên qua toàn bộ con trùn biển, sau đó mới luồn sang lưỡi câu.

Và nhớ là chuẩn bị thêm phần giá đỡ cho cần câu nhé. Có thể tự chế hoặc tìm mua trên các trang cung cấp phụ kiện câu cá, thường sẽ có đường kính 40mm, dài 1m.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các công cụ ở trên, thì bạn ném mồi vào chổ sâu, kiểm tra mobil cho độ nhả cước vừa đủ, quấn dây hơi căng và đặt cần lên giá, chờ đợi. Một khi thấy đầu cần nhấp liên tục nghĩa là có cá cắn câu, hãy quay máy thu dây và cá về.

Câu bờ biển chúng ta sẽ thu được một số loài cá sau đây: Cá đù, cá tráp, cá vược, cá vòn, cá đối cát…

2. Câu cá ở ghềnh đá [Rock angling]

Ghềnh đá là những khu vực có bờ đá nối với đất liền hoặc ngoài khơi, ở những khu vực này thì nước chảy xiết và sóng đánh vào liên tục. Ở những ghềnh đá này, cá rất nhiều, là những điểm câu rất lý tưởng.

Những loại cá thường xuất hiện ở ghềnh đá như cá dìa, cá mú, cá tráp, cá hồng… Và chúng ta phân biệt các loại cá bằng cách ăn mồi: Cá ăn mồi ở tầng giữa nước, tầng đáy…

Với các loại cá ở tầng giữa nước thay đổi vị trí theo mùa và nhiệt độ nước, như cá tráp. Còn các loại cá ở tầng đáy nước có tính định cư lâu dài, chúng không dễ rời bỏ khu vực sống của mình nếu không có sự đe dọa như hóa chất hay những loài cá lớn hơn…

Với kỹ thuật câu cá ghềnh đá, chúng ta có hai phương pháp câu, là câu đáy và câu nổi:

  • Câu đáy: Không dùng phao, dùng cục chì có lỗ xuyên tâm, trọng lượng tùy thuộc và dòng chảy mạnh hay yếu, và chặn cục chì cách lưỡi câu khoảng 30-40cm bằng hạt chặn cao su.
  • Câu phao nổi: Là câu cá sử dụng phao, chúng ta sẽ sử dụng các loại phao khác nhau tương ứng với nhiều loại cá khác nhau, chúng ta sẽ đưa mồi từ trên mặt nước chìm dần xuống nước. Các loại phao nên dùng có hình trứng 1B, 2B, 3B, 4B… và sử dụng kèm một phao phụ nhỏ hơn có số tương ứng. Đặt phao chính ở trên, phao phụ ở dưới cách khoảng 20-30cm.

Mồi câu: Dùng tôm chết bóc vỏ, mực cắt nhỏ hay tôm sống và cà phốc càng tốt. Và nên dùng thính để tập trung cá lại.

Cần câu: Có thể sử dụng cần tay hoặc cần máy. Cần tay với chiều dài khoảng từ 4.5 đến 9m, có số từ 1.5 đến 3.0. Sử dụng cước nổi cùng với thẻo flourcarbon. Cần lắp máy thì có chiều dài 4.5m, khoen nhỏ, sử dụng máy Spinning hoặc máy rùa nhỏ từ 2000 đến 3000 và sử dụng cước chìm nhanh, thẻo flourcarbon.

Câu ghềnh đá sẽ nguy hiểm hơn các khu vực câu khác. Vì vậy phải coi trọng việc an toàn khi câu. Cần chuẩn bị thật kỹ những đồ bảo hộ như phao cứu sinh, giầy chống trượt, một cuộn dây dài và chắc để buộc chúng ta vào nơi cao và chắc tránh việc rơi xuống biển khi bị sóng đánh.

3. Câu cá ở đê chắn sóng và khu vực cảng

Rất thú vị, chẳng thua gì khi câu ở ghềnh đá. Mặc dù chúng ta câu ở đê chắn sóng hay cảng vẫn là ở mép đất liền, tuy nhiên, ở khu vực này, chúng ta sẽ câu được những loại cá gộp của cá câu cá gần bờ và câu cá ở ghềnh đá, cùng với một số loài khác như cá đù, cá vược, cá bạc má…

Tương tự như câu ở ghềnh đá, chúng ta cũng có 2 cách câu, là câu nổi và câu đáy. Nổi bật và tốt nhất nên sử dụng câu đáy, vì ở đây, có các khối bê tông 3 cạnh để giảm sóng, tạo ra rất nhiều vị trí trú ẩn và săn mồi cho cá.

Ở kỹ thuật câu cá đê chắn sóng, cảng này. Mồi xả là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả câu. Vì thế cần chú ý đến mồi xả, khi xả mồi xuống, cá sẽ tập trung ở xung quanh khu vực này, hãy thả mồi câu xuống chổ xả mồi, kiểu gì cũng có cá cắn câu.

Các dụng câu cá cá cần mang theo: Các dụng cụ để giữ cá, và những dụng cụ cần thiết như hộp đựng mồi, thẻo câu, vợt bắt cá… Và sử dụng máy Spinning 2000-4000. Các loại cần thụt và ghép có khoen, dài hơn 4m có độ đàn hồi phù hợp.

4. Câu cá biển trên thuyền

Hình thức này được rất nhiều cần thủ trên thế giới sử dụng nhằm câu những loại cá lớn. Ở Việt Nam không được phổ biến lắm, vì hầu hết không có điều kiện. Nên chúng tôi cũng không trình bày nó ở bài viết này.

Hy vọng với những kỹ thuật câu cá biển ở trên, mọi người sẽ có được sự lựa chọn khu vực câu cá cũng như cách câu cá tốt nhất cho mình. Chúc các bạn câu được thật nhiều cá.

[Nguồn : //www.cauca.info/2016/02/nhung-ky-thuat-cau-bien-can-ban.html]

Sướng gì bằng thú câu ghềnh...

Trời càng về trưa, tần suất cá cắn câu càng thưa. Chúng tôi rời khu vực mũi Một để kịp chuyến đò trở về đất liền, kết thúc một buổi câu ghềnh đầy thú vị, không phải ai cũng dễ tìm.

  • Câu được cá trê quái vật nặng 127kg

  • Câu được cá chép dài gần 1 m

  • 150 cần thủ cả nước đua tài câu cá

Từ tháng 9 âm lịch đến tháng Chạp, một số đảo trong vịnh Nha Trang là điểm đến lý tưởng của các cần thủ câu ghềnh. Lượng cá câu được tuy không nhiều, nhưng cảm giác ngồi thư thái trên những mỏm đá nhô ra biển, buông câu và chờ đợi… là những trải nghiệm thú vị không thể tìm thấy ở các hình thức câu cá khác…

Nhiều cần thủ buông câu ở khu vực mũi Cá Sấu.

Vượt thử thách...

Sáng cuối tuần trên cầu cảng Cầu Đá, không khí tấp nập hối hả hơn ngày thường. Trong số những người khách chờ tàu đi ra đảo, chúng tôi thấy nhiều người đàn ông đội mũ rộng vành, vai mang túi đồ nghề câu cá. Theo chuyến đò ra đảo Trí Nguyên, chúng tôi đánh bạn với 3 nhóm câu đến từ huyện Diên Khánh và phường Ngọc Hiệp [TP. Nha Trang].

Cập bờ đảo Trí Nguyên, chúng tôi đi bộ theo con đường độc đạo nhằm hướng Đông Nam xuyên qua đảo. Đến cuối con đường này là đến mặt ngoài của đảo Trí Nguyên, 3 nhóm câu tách ra. Nhóm đến câu ở khu vực mũi Một, chúng tôi theo nhóm ông Sùng và nhóm anh Dũng đi về phía mũi Cá Sấu cách đó khoảng hơn 1km. “Mũi Một tuy gần hơn, đường dễ đi hơn, nhưng lại ít cá. Mũi Cá Sấu xa hơn và đường rất hiểm trở, khó đi, nhưng bù lại cá nhiều hơn, phong cảnh cũng rất đẹp, trưa nắng còn có chỗ mát để nghỉ ngơi”, ông Sùng cho biết.

Vài người bơi ra câu ở “đầu cá sấu”.

Để đến được mũi Cá Sấu ở góc phía Đông đảo Trí Nguyên, chúng tôi phải băng qua một bãi sạn khá dài với vô số tảng đá nhẵn tròn, ẩm ướt và rất trơn nên chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng dễ dẫn đến tai nạn. Dọc bãi sạn này chúng tôi thấy nhiều người đứng trên những mỏm đá nhô ra biển dùng câu máy tung mồi ra xa.

“Đoạn này khuất gió, lặng sóng nên cá nhái vào rất nhiều. Những người đó đều câu loại cá này. Nhưng mục đích của chúng tôi trong chuyến câu này là cá dò nên phải đi ra mũi Cá Sấu. Cũng nhờ đi nhiều qua con đường thử thách này mà anh em chúng tôi tuy đã gần 60 tuổi nhưng chân tay vẫn còn nhanh nhẹn, rắn chắc”, ông Thạch chia sẻ. Càng đến gần địa điểm câu, chúng tôi thấy con đường càng trở nên hiểm trở vì phải vượt qua nhiều mỏm đá cheo leo, nhô ra biển theo hình răng cưa. Đi một đoạn, ông Thạch quay lại dặn: “Qua vách đá này là đến nơi rồi. Đây là vách đá khó vượt qua nhất, nếu không quen rất dễ bị trượt chân rớt xuống vực đá. Hãy theo sát tôi, tôi bước chỗ nào thì các cậu bước chỗ đó. Nhớ kỹ là tay phải bám được vào chỗ vững chắc thì chân mới bước”.

Tìm niềm vui

Trèo qua bên kia vách đá cao khoảng chục mét, phía dưới là vô số “mũi chông đá” - thử thách cuối cùng của chặng đường - chúng tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm, bao mỏi mệt, căng thẳng trên đường đi dường như đã tan biến trong những làn gió biển mát lạnh.

Đến nơi, chúng tôi mới hiểu, sở dĩ dãy vách đá khổng lồ phía Đông đảo Trí Nguyên này được gọi là mũi Cá Sấu, là bởi nhìn tổng thể nó giống như hình thù con cá sấu nằm uốn mình theo một góc đảo, điểm nhô ra biển xa nhất lại rất thấp, trông như cái đầu con cá sấu đang nhô lên khỏi mặt nước. Lúc này, dọc những vách đá được ví như mình cá sấu đã có rất nhiều người ngồi buông câu. Nhóm ông Sùng, anh Dũng nhanh chóng tìm cho mình những vị trí đắc địa để ngồi câu. Riêng nhóm của anh Ty thì bơi ra câu ở mỏm đá được ví là đầu cá sấu.

2 cần thủ chuyên câu cá nhái.

Theo những tay câu nhiều kinh nghiệm, từ tháng 9 âm lịch đến tháng Chạp là mùa câu ghềnh. Mùa này cá dò, cá dìa vào sát bờ rất nhiều. Tuy nhiên, để câu được loại cá này đòi hỏi không ít công phu, nhất là khâu chuẩn bị mồi câu và kỹ thuật câu.

“Cá dò, cá dìa có thể câu bằng mồi tôm, nhưng chúng hạp ăn nhất vẫn là mồi ruốc biển. Lúc nào không có ruốc tôi phải dùng mồi tôm và mồi bột tự chế để câu”, ông Sùng cho biết. Việc làm mồi bột đòi hỏi nhiều công phu nhất, nó bao gồm hỗn hợp cơm, bột mì, bánh in, ruốc biển [được các cần thủ cấp đông để dành từ mùa trước, nếu không có ruốc loại này thì thay bằng mắm ruốc] giã nhuyễn đến khi dẻo như keo.

Ngoài mồi câu, các cần thủ còn dùng cơm trộn mắm ruốc hay ruốc cấp đông vãi xuống chỗ câu dụ cá dò, cá dìa tụ lại để câu được nhiều hơn. Ông Trần Khanh [xã Diên Phú, huyện Diên Khánh] chia sẻ: “Cá dò cắn câu rất nhạy, chỉ cần thấy nhích phao là mình phải giật ngay nếu không sẽ hụt và mất mồi. Nhưng để nhận biết lúc nào cá cắn câu trong khi cái phao cứ liên tục dập dềnh theo sóng biển, ngoài độ nhạy cảm của kinh nghiệm, đôi mắt phải tập trung cao độ và tay cần phải phản xạ thật nhanh. Nếu không thì ngồi cả ngày cũng chẳng câu được con nào”.

Như để chứng minh lời nói của mình, ông Khanh lấy thêm cần câu và chia cho chúng tôi một ít mồi tự chế để trải nghiệm. Quả đúng như thế, sau khoảng 30 phút, chúng tôi chẳng câu được con nào, trong khi những cần thủ xung quanh liên tục kéo cá lên bờ trong niềm phấn khích. Họ cho biết lý do là chúng tôi thiếu kinh nghiệm nên cá cắn câu nhiều mà... không biết!

Kéo cá lên bờ là khoảnh khắc vui thích nhất của các cần thủ.

Theo quan sát của chúng tôi, lượng cá dò mà các cần thủ câu ở khu vực mũi Cá Sấu rất nhiều, nhưng cá chỉ to bằng 2 - 3 ngón tay nên nhìn chung “chiến lợi phẩm” thu được sau một chuyến câu không đáng là bao so với kiểu câu rạn [ngồi trên ghe thả trôi trên biển để câu]. Tuy nhiên, việc câu được nhiều hay ít dường như không phải là điều quan trọng nhất đối với những người yêu thú câu ghềnh. Vì theo một cần thủ cho biết: “Ra đây câu chỉ tốn 10.000 đồng tiền đò cả đi và về. Bữa trúng thì được 4 - 5kg, bữa ít cũng được vài kg về nấu canh chua chứ không bao giờ phải về không. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến anh em tôi thường ra đây câu là tìm không khí yên tĩnh, trong lành để thư giãn, hơn nữa cũng rất chủ động, muốn về đất liền lúc nào cũng được miễn sao kịp chuyến đò cuối cùng trong ngày vào lúc 16 giờ 30”.

Buổi trưa, chúng tôi ngược về phía Tây đảo Trí Nguyên để đến khu vực mũi Một. Từ con đường độc đạo chạy xuyên đảo đến địa điểm câu ở mũi Một chỉ mất khoảng 20 phút lội bộ qua khu vực bãi sạn và trèo qua vài vách đá khá cao. Nơi đây cũng có nhiều cần thủ ngồi trên những mỏm đá nhô ra biển, ánh mắt chăm chú vào những cái phao xốp màu đỏ nhấp nhô theo từng con sóng. Chúng tôi để ý 2 cần thủ buông câu tại vị trí rất lý tưởng là chiếc cầu tàu nối từ một mỏm đá và có kiểu câu “lạ”. Từ đây, họ dùng cần máy vụt mồi câu ra rất xa, rồi trầm ngâm theo dõi cái phao xốp to bằng cổ tay, cách xa mấy chục mét. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên, một cần thủ tên Ty nói: “Đây là kiểu chuyên câu cá nhái. Loại này rất nhạy cắn mồi và rất khỏe, khi đã đớp mồi là kéo cả cái phao lớn chạy rất nhanh nên người câu rất dễ nhận biết để kéo cá vào bờ”.

Trời càng về trưa, tần suất cá cắn câu càng thưa. Chúng tôi rời khu vực mũi Một để kịp chuyến đò trở về đất liền, kết thúc một buổi câu ghềnh đầy thú vị. Quanh đó vẫn còn không ít cần thủ miệt mài ôm cần câu tiếp tục “bám trụ” trên các ghềnh đá.

Theo Báo Khánh Hòa

Video liên quan

Chủ Đề