Cách bảo quản nhôm không bị oxi hóa

Nồi nhôm hay hợp kim nhôm thì thành phần chủ đạo là nhôm không chỉ có vậy hợp kim nhôm còn thêm một số sắt kẽm kim loại khác, Hơp kim nhôm cững hơn nhôm và ngăn ngừa tối đa sự hòa tan của nhôm vào thức ăn.

Nồi hợp kim nhôm có khả năng sử dụng được trên bếp gas, bếp từ nhưng mới gần đây với công nghệ tiên tiến phun bột nhiễm từ vào đáy nồi thì nồi nhôm bây giờ có thể sử dụng được trên bếp điện như các vật tư nhiễm từ khác.

Một số điểm nổi bật của nồi nhôm và nồi hợp kim nhôm

Nồi nhôm có những ưu điểm như trong lượng nhẹ hơn nhiều chủng loại nồi chảo làm từ chất liệu khác được thiết kế với nhiều mẫu mã và sắc tố bắt mắt hơn. Năng lực dẫn truyền nhiệt nhanh giúp giảm thiểu tối đa chi phí đun nấu

Nắp đa phần bằng chai lọ thủy tinh trong suốt, chịu nhiệt, giữ nhiệt tốt, tay cầm trên nắp và trên thân nồi bọc nhựa hoặc silicon cách nhiệt, giúp bạn không bị nóng, bỏng khi chuyển dời, sử dụng.

Trong thời điểm này các loại nồi nhôm còn được phun thêm bột nhiễm từ để đun được trên bếp điện như những loại nồi khác.

Nồi nhôm bị oxi hóa bởi nhiều nguyên nhân cách sử dụng nồi nhôm đúng cách

Dùng chảo nhôm để xào nấu thức ăn, bạn không nên dùng vật quá sắc dảo trên bề mặt, càng chưa được dùng loại môi bằng sắt kẽm kim loại. Vì bề mặt của đồ nhôm có một lớp ô xy hóa mỏng, có tác dụng vừa bảo vệ, vừa tránh cho nhôm không sinh phản ứng hóa học với các chất khác.

Nếu làm mất màng này thì có khả năng gây ngộ độc thực phẩm. Lớp oxi hóa dễ bị axit hoặc kiềm ăn mòn tạo thành dạng muối axit hòa tan, hoặc muối dạng kiềm. Vì vậy, bạn tránh việc dùng đồ nhôm để đựng thức ăn chín, tương, dấm, muối, đường. Đặc biệt không dùng nồi nhôm để chứa bột mì những năm dài vì sẽ tạo thành những vết lốm đốm, rỗ trên bề mặt nồi. Khi đun nấu, chưa được để than đá cháy đỏ áp sát đáy nồi, cũng không được xào cháy thức ăn trong đồ nhôm.

sau lúc đun hấp thức ăn bằng đồ nhôm, không nên làm lạnh đột ngột vì có khả năng gây biến dạng đồ. Nồi nhôm mới mua về nên dùng nấu cơm hoặc xào thịt là thích hợp, tránh việc dùng đun nước trước vì sẽ làm nồi bị đen.

Nhận biết nồi nhôm tái chế

Nhận biết đồ nhôm tái chế theo cảm quan bên ngoài thì nồi nhôm tái chế có lẫn nhiều tạp chất nên bề mặt thường có nhiều vết màu xám đen, không bóng, có vệt đen.

Khi dùng một thời gian ngắn nếu là nhôm tái chế thì sẽ oxi hóa nên bị xỉn, rỗ mặt, có hiện tượng ăn mòn, độ bền không cao. Bản thân axit nhôm có tính trơ không gây hại cho sức khỏe, nhưng nếu nó tác dụng với một số chất như muối, thì sẽ gây nên hại cho sức khỏe.

Chọn thương hiệu uy tín

Bên cạnh các mẫu sản phẩm đáng tin cậy chất lượng thì các sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn bày bán nhan nhãn với giá thành thấp. Tuy vậy, sắt kẽm kim loại nhôm không phải khi nào cũng như nhau.

Vì vậy cho nên Goldsun khuyên người tiêu dụng nên chọn những thương hiệu uy tín trên thị trường tuy giá cao hơn nữa các mặt hàng hàng tái chế nhưng an toàn tuyệt đối cho sức khỏe thể chất của gia dình bạn.

Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nhôm là một vật liệu linh hoạt được dùng để làm rất nhiều vật dụng khác nhau, từ nồi niêu, xoong chảo đến vành xe đạp. Tuy nhiên, nhôm thường bị ô-xi hóa theo thời gian, nghĩa là vật liệu này sẽ tích tụ một lớp xám đen trên bề mặt. Khi thấy nhôm bắt đầu bị ô-xi hóa, bạn có thể thử nhiều cách để làm sạch. Trước tiên, bạn sẽ rửa và chà nhôm để loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt, tiếp theo là làm sạch đồ nhôm bằng các sản phẩm vệ sinh có tính axit và chà để loại bỏ lớp ô-xi hóa.

  1. 1

    Rửa bề mặt nhôm. Bắt đầu quá trình làm sạch nhôm bị ô-xi hóa bằng cách rửa với nước để loại bỏ bụi bẩn hoặc mảng bám trên bề mặt. Nếu định làm sạch nồi hoặc chảo nhôm, bạn sẽ rửa chúng dưới vòi nước mạnh. Nếu muốn vệ sinh bánh xe bằng nhôm hoặc vật dụng khác, bạn cần dùng khăn ướt để lau hoặc dùng vòi xịt nước để rửa sạch.[1]

  2. 2

    Rửa sạch đồ nhôm bằng xà phòng và nước. Nếu thấy đồ nhôm đã sạch sau khi được rửa bằng nước, bạn sẽ tiếp tục làm sạch nhôm bằng sản phẩm tẩy rửa tự nhiên. Nếu đồ nhôm vẫn còn bẩn hoặc còn mảng bám trên vùng bị ô-xi hóa, bạn sẽ rửa bề mặt nhôm với nước nóng, xà phòng và bàn chải lông mềm hoặc miếng nhám.[2]

  3. 3

    Làm sạch sâu đồ nhôm. Để làm sạch vết bẩn cứng đầu hoặc thức ăn bám trên đồ nhôm, bạn sẽ dùng nước nóng và một dụng cụ có cạnh phẳng để cạo sạch những thứ còn bám trên bề mặt nhôm. Nếu muốn làm sạch nồi nhôm, bạn hãy đổ một ít nước vào nồi rồi đặt lên bếp đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó, bạn nhấc nồi ra khỏi bếp, chờ nước bớt nóng và dùng cây sạn để cạo vết bẩn trong nước.[3]

    • Nếu muốn làm sạch vành xe hoặc đồ nhôm khác, bạn hãy nhúng khăn vào nước nóng và đắp lên bề mặt bám bẩn để vết bẩn dần bong ra, sau đó dùng cây sạn phẳng cạo sạch.

    Quảng cáo

  1. 1

    Dùng giấm. Khi rửa nồi nhôm, bạn đổ nước vào nồi rồi thêm 2 thìa canh [khoảng 30ml] cho mỗi một lít nước. Đun nước và giấm đến khi sôi rồi để hỗn hợp tiếp tục sôi trong 15 phút, sau đó đổ bỏ nước. Bạn sẽ phải thực hiện bước này vài lần để làm sạch phần ô-xi hóa.[4]

    • Đối với những đồ nhôm nhỏ, bạn sẽ đun sôi nồi nước có pha giấm rồi nhấc nồi ra khỏi bếp và bỏ đồ nhôm vào nồi. Ngâm món đồ đó trong 15 phút, sau đó lấy ra rửa sạch.
    • Nếu đang xử lý bề mặt rộng, bạn có thể dùng khăn nhúng giấm lau lên vùng bị ô-xi hóa. Chà bằng bàn chải lông mềm, sau đó lau sạch giấm và lớp ô-xi hóa bằng khăn ướt.
    • Không dùng vật liệu ma sát mạnh như bùi nhùi kim loại hoặc giấy nhám để chà lên bề mặt nhôm. Mặc dù những dụng cụ này có thể chà sạch lớp ô-xi hóa nhưng sẽ làm xước bề mặt nhôm và sau này rất khó làm sạch lớp ô-xi hóa.

  2. 2

    Dùng nước chanh. Khi dùng nước chanh, bạn vẫn thực hiện quy trình tương tự như đã làm với giấm. Nếu chỉ vệ sinh bề mặt nhỏ, bạn có thể chà một lát chanh lên chỗ bị ô-xi hóa và lau sạch. Rắc một ít muối lên chanh để thêm độ cọ xát nếu bạn cần làm sạch bề mặt ô-xi hóa cứng đầu.[5]

    • Bạn có thể mua nước chanh pha sẵn bán ở cửa hàng thực phẩm để sử dụng một cách tiện lợi mà không cần vắt chanh khi cần dùng.

  3. 3

    Vệ sinh đồ nhôm bằng cream of tartar. Sử dụng cream of tartar theo cách tương tự như khi dùng nước chanh và giấm để làm sạch lớp ô-xi hóa trên đồ nhôm. Nếu phải làm sạch một bề mặt lớn, bạn cần làm ướt khăn rồi cho một ít cream of tartar vào khăn và chà lên bề mặt. Sau đó, bạn sẽ dùng bàn chải lông mềm chà sạch cream of tartar. [6]

  4. 4

    Đun thứ gì đó có tính axit. Nếu muốn làm sạch nồi nhôm bị ô-xi hóa, bạn chỉ cần đun thứ gì đó có tính axit, chẳng hạn như cà chua, vài lát táo, chanh hoặc đại hoàng. Đặt nồi lên bếp, thêm một loại thực phẩm có tính axit và lượng nước vừa đủ để làm ngập vùng bị ô-xi hóa. Đun sôi nước, sau đó nhấc nồi ra khỏi bếp và đổ bỏ những thứ vừa đun.[7]

    • Vì lớp ô-xi hóa trên nồi sẽ bong ra, bạn không nên ăn thực phẩm vừa đun.

    Quảng cáo

  1. 1

    Dùng sản phẩm vệ sinh nhôm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vệ sinh với công thức dành riêng cho nhôm. Sau khi loại bỏ lớp ô-xi hóa bằng phương pháp kể trên, bạn sẽ đeo bao tay và sử dụng sản phẩm vệ sinh nhôm theo hướng dẫn trên bao bì.[8]

    • Chỉ dùng sản phẩm vệ sinh dành riêng cho nhôm. Nhiều sản phẩm vệ sinh có chứa amoniac, natri photphat và các hóa chất khác có thể gây hại cho nhôm.

  2. 2

    Dùng kem đánh bóng kim loại. Bên cạnh khả năng đánh bóng bề mặt, kem đánh bóng cũng giúp làm sạch nhôm và loại bỏ lớp ô-xi hóa. Bạn nên chọn mua kem đánh bóng kim loại có thể dùng an toàn trên nhôm và đọc kỹ hướng dẫn khi xử lý vùng bị ô-xi hóa.[9]

  3. 3

    Bôi sáp sau khi làm vệ sinh. Tùy thuộc vào từng loại vật dụng hoặc bề mặt nhôm, bạn có thể phủ một lớp sáp dành cho động cơ sau khi làm vệ sinh để vật liệu nhôm không bị ô-xi hóa về sau. Chỉ bôi sáp lên các bề mặt của mâm bánh xe ô tô hoặc vành xe đạp, đồ dùng đặt ngoài trời; không bôi sáp lên đồ dùng nhà bếp bằng nhôm.[10]

    Quảng cáo

  • Khi làm vệ sinh nồi hoặc chảo nhôm, bạn nên rửa sạch các vật dụng đó và xử lý bằng phương pháp tự nhiên thay vì dùng sản phẩm tẩy rửa công nghiệp.
  • Đảm bảo chỉ sử dụng sản phẩm tẩy rửa công nghiệp ở ngoài trời hoặc trong phòng thoáng khí.

  • Xà phòng rửa bát
  • Cây sạn phẳng
  • Giấm
  • Nước chanh
  • Cream of tartar
  • Khăn sạch
  • Sản phẩm vệ sinh nhôm
  • Kem đánh bóng nhôm
  • Sáp dành cho động cơ

Cùng viết bởi:

Chuyên gia Vệ sinh & Sắp xếp

Bài viết này đã được cùng viết bởi Kadi Dulude. Kadi Dulude là chủ sở hữu của Wizard of Homes, một công ty dịch vụ vệ sinh có trụ sở tại New York. Kadi quản lý một nhóm hơn 70 chuyên gia vệ sinh và dịch vụ tư vấn vệ sinh của cô đã từng được đăng trên các tạp chí Architectural Digest và New York Magazine. Bài viết này đã được xem 39.120 lần.

Chuyên mục: Nhà ở và Làm vườn

Trang này đã được đọc 39.120 lần.

Video liên quan

Chủ Đề