Cách tra thuốc mỡ mắt cho trẻ sơ sinh

SỰ KIỆN ĐÃ DIỄN RATrả lại làn da nguyên sơ cho con bạn

Hi các mẹ,Bé nhà mình mấy hôm nay bị nẻ, má cứ ửng đỏ lên. Em thấy có mẹ khuyên nên dùng thuốc mỡ tra mắt bôi cho bé, nhưng vẫn hơi lăn tăn, sợ da bé còn non, dùng cho trẻ 1 tháng tuổi có sao không các mẹ?Mong nhận được tư vấn sớm từ các mẹ. Cảm ơn các mẹ nhé.

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Ba mẹ chuẩn bị  bông gạc sạch để thấm, hoặc chùi thuốc thừa chảy ra bên ngoài.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chắc chắn đây là thuốc nhỏ mắt và dùng đúng theo chỉ định.

Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của thuốc để chắc chắn thuốc còn sử dụng được. Nếu thuốc ở dạng dung dịch thì dung dịch phải còn trong, không được đục, không biến đổi màu. Nếu là thuốc mỡ, nên dùng gạc/bông sạch để chùi hết phần thừa đóng ở đầu tuýp thuốc.

Rửa tay thật sạch trước khi nhỏ thuốc.

Nhỏ/tra thuốc nhỏ mắt cho trẻ

Cho trẻ nằm, hoặc mẹ bế trẻ nằm ngửa, rồi mẹ dùng ngón tay kéo mí mắt xuống dưới, tay còn lại cầm lọ thuốc nhỏ vào mí mắt dưới theo đúng số giọt thuốc yêu cầu. Mẹ lưu ý tránh nhỏ thuốc vào tròng mắt, cũng như tránh không cho chạm đầu lọ thuốc vào mắt.

Nhỏ xong, đậy kín nắp lọ thuốc ngay [không để cho đầu lọ thuốc chạm vào bất cứ vật gì trước khi đậy  nắp để tránh nhiễm trùng đầu lọ].

Nếu là thuốc mỡ, bóp nhẹ tuýp để thuốc thành sợi nhỏ, nằm dài theo mí mắt dưới.

Thả mí mắt để mắt nhắm và phân tán thuốc trong mắt. Trong trường  hợp dung dịch hoặc thuốc mỡ trào hay dính ra bên ngoài, dùng bông, gạc sạch chùi đi. Nên dùng bông và gạc riêng cho mỗi mắt đề tránh nhiễm trùng chéo cho mắt.

Ba mẹ lưu ý nên dùng 1 mảnh băng dính giấy dán lên lọ thuốc, ghi ngày mở nắp để biết thời hạn sử dụng, bởi khi thuốc đã mở nắp chỉ nên dùng trong vòng 15 ngày.

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

Mùa đông là thời điểm mà trẻ em thường hay bị nẻ má và nẻ môi. Nhưng nhiều bố mẹ, ông bà lại lấy luôn thuốc mỡ tra mắt để bôi lên da chống nẻ cho con. Việc làm vô tình này  sẽ ảnh hưởng tới da của các bé. Trẻ càng nhỏ tuổi thì bôi thuốc mỡ lên da sẽ càng nguy hiểm. Vậy trong thuốc mỡ tra mắt có gì mà chúng ta không nên dùng nó thay thế thuốc nẻ cho trẻ.

Thành phần trong thuốc mỡ tra mắt

Thuốc mỡ tra mắt phổ biến chính là Tetracyclin , đây là một thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Do đó những trường hợp bị đau mắt do vi khuẩn, để tránh viêm và điều trị tình trạng viêm ở mắt  thì chúng ta hay sử dụng thuốc mỡ có chứa Tetracyclin. Nhưng nó được chỉ định để bôi tại mắt. Nếu dùng bôi ở vị trí khác sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Tetracyclin khi bôi trên môi nó sẽ tác động vào răng gây xỉn màu, hỏng răng của trẻ. Và khi tác động gây xấu hỏng răng là vĩnh viễn không thể phục hồi bằng thứ gì được. Ngoài ra nó còn có khả năng gây viêm gan, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Thuốc mỡ mắt có tác dụng điều trị nẻ trên da hay không

Trên thực tế thuốc mỡ tra mắt điều trị bệnh viêm kết giác mạc hay chính xác là đau mắt hột. Nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn rất tốt và làm mềm da. Vì vậy,  trong trường hợp bạn bị nẻ,  bôi thuốc mắt sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm trên da, giảm tình trạng sưng, đỏ đau rát trên vùng da bị nẻ. Tuy nhiên nó lại tiêu diệt luôn các lợi khuẩn trên da. Nên khi ngưng sử dụng, da sẽ bị ảnh hưởng tới sức đề kháng.

Vì vậy dù có tác dụng giảm tình trạng nẻ trên da đáng kể nhưng thuốc mỡ tra mắt vẫn không thể dùng thay thế thuốc nẻ thông thường được, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 8 tuổi.

Những tác hại khi dùng sai thuốc mỡ tra mắt

Trên nhãn của thuốc tra mắt là khuyến cáo không được dùng cho trẻ dưới 8 tuổi. Bởi độ tuổi này trẻ đang phát triển hệ xương và răng. Khi bôi thuốc mỡ mắt lên môi, nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng. Tạo thành các vết ố vĩnh viễn, khiến răng bị xỉn màu không thể chữa. Ngoài ra, khi thoa thuốc mỡ trên da, nó sẽ ngấm và đi theo dòng máu tới ảnh hưởng tới sự phát triển xương của trẻ. Sau này khi trẻ trưởng thành sẽ gặp một số vấn đề liên quan tới xương.

Thuốc mỡ tra mắt còn gây ức chế các Protein, từ đó các axit amin dư thừa sẽ khiến tăng nồng độ Ure trong máu. Sự dư thừa Urea sẽ khiến cho thận bị ảnh hưởng, đồng thời chức năng của gan và tụy cũng bị giảm. Vì vậy, nếu dùng thuốc mỡ lâu dài, bé sẽ tăng nguy cơ bị mắc bệnh viêm gan, viêm tụy.

Vì thành phần chính của thuốc mỡ mắt là chất kháng sinh. Nên nó tiêu diệt hết cả những vi khuẩn có lợi và có hại trên da. Vô tình nó bào mỏng da, phá vỡ hàng rào bảo vệ  tự nhiên của da. Da bị mất sức đề kháng, phải phụ thuộc vào thuốc kháng sinh. Nên việc dùng thuốc mỡ mắt bôi da, nó cũng gần như việc bạn dùng kem trộn.

Xét về lợi ích và tác hại thì các mẹ hãy ngưng ngay hành động dùng thuốc mỡ mắt bôi thay thế thuốc nẻ. Bởi vì mọi loại thuốc phải sử dụng đúng cách. Nếu sai nó chính là thuốc độc.

Kem điều trị nẻ cho trẻ nhỏ.

Một số bệnh về mắt, nhất là một số bệnh liên quan đến kết mạc, giác mạc có thể điều trị bằng cách nhỏ trực tiếp thuốc vào mắt. Loại thuốc dùng trực tiếp trên mắt là thuốc mỡ và thuốc nước. Thuốc tra, nhỏ mắt có đặc điểm ngấm trực tiếp vào mắt rất nhanh. Ví dụ: tetracain ngấm vào nội nhãn qua đường giác mạc nhanh hơn qua đường tiêm tĩnh mạch.

Do tính chất của thuốc tra, nhỏ mắt nên một số bệnh liên quan đến kết mạc, giác mạc thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nước hay thuốc mỡ là chính. Ngoài ra thuốc nhỏ mắt còn có tác dụng làm sạch mắt, hoặc điều trị một số bệnh sâu hơn trong nhãn cầu như viêm màng bồ đào trước. Ví dụ: atropin dùng trong việc điều trị viêm màng bồ đào, có tác dụng tách dính đồng tử gây ra do viêm màng bồ đào trước. Một trong số những sai lầm của người dùng là thường nghĩ nước nhỏ mắt là phụ khi được cấp phát chung với các loại thuốc khác. Tuy nhiên tra, nhỏ thuốc nhỏ mắt thế nào cho đúng? Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách là như thế nào? Đây là vấn đề nhiều người còn chưa rõ, cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách nhỏ thuốc mắt đúng cách.

Cách nhỏ thuốc nước

– Đầu tiên phải lau sạch mắt khỏi bụi bẩn hay ghèn.

– Nhỏ thuốc nước vào từng mắt, lưu ý nhỏ vào góc trong của mắt.

– Sau khi nhỏ, dùng ngón tay giữa kéo mi dưới xuống cho thuốc đều mắt, lưu ý sau khi nhỏ mới kéo mi dưới, không vừa nhỏ vừa kéo.

– Tiếp đó lau các giọt thuốc thừa chảy ra cạnh gốc sống mũi và hai mi.

– Nên để mắt cách đầu lọ thuốc nhỏ khoảng 1-2 cm, tránh để đầu lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mi mắt gây nhiễm khuẩn lọ thuốc nhỏ.

Với thuốc nhỏ mắt bình thường như Natri Clirid bạn có thể nhỏ 3 – 5 lần mỗi ngày. Với những loại thuốc nhỏ mắt chuyên trị, hãy nhỏ theo toa của bác sĩ. Tuy nhiên khi phải nhỏ 3-4 loại thuốc khác nhau thì làm thế nào? Đầu tiên ko nên nhỏ cùng lúc, vì sẽ làm pha loãng thuốc và làm thuốc sau rửa trôi thuốc trước. Vì thế mỗi thuốc nhỏ cách nhau nửa giờ là đủ.

Cách tra thuốc mỡ

– Cách tốt nhất là nhờ người khác nhỏ, trong khi người bệnh nằm ngửa đầu hoặc tựa đầu vào ghế.

– Dùng ngón tay trỏ và ngón cái, khẽ mở khe mắt của người bệnh, sau đó bóp một dải thuốc mỡ dài 3-5 ly vào mi dưới.

– Thả ngón trỏ khỏi mi dưới, tuy nhiên ngón cái vẫn giữ mi trên, không cho chớp. Vì mi trên chớp rất nhanh sẽ làm thuốc mỡ dính lên mi và không ngấm được vào mắt.

Thoa thuốc mỡ phải theo chỉ định của bác sĩ, nhưng để dễ dàng hơn nên tra vào giờ ngủ trưa hoặc tối trước khi đi ngủ, như vậy sẽ đủ thời gian hơn cho thuốc ngấm vào mắt.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

* Mỗi lần chỉ cần nhỏ 1 giọt duy nhất, giọt thứ hai thường bị tràn ra ngoài mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, không những gây lãng phí mà còn làm giảm hiệu quả điều trị.

* Nếu sử dụng song song hai loại thuốc nước và thuốc mỡ, nên sử dụng thuốc nước trước, sau đó khoảng nửa giờ sau mới sử dụng thuốc mỡ để tránh thuốc mỡ ngăn cản sự hấp thu của thuốc nước.

* Sau khi vào mắt, thuốc sẽ qua ống mũi lệ vào mũi họng. Những loại thuốc điều trị tăng nhãn áp thường rất dễ ngấm vào máu theo cách nhỏ mắt thông thường. Vì thế, sau khi nhỏ thuốc hãy nhắm mắt, dùng ngón trỏ ấn nhẹ vào góc trong mắt ở gần sống mũi. Ấn trong khoảng 1-2 phút để tạo áp lực giúp giảm lượng thuốc trôi xuống mũi và họng.

Tài liệu tham khảo: tài liệu điều dưỡng Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề