Các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường truyền thông

Đánh giá và quản lý nguy cơKhoa YTCC - ĐHYHPMỤC TIÊU:1. Nêu được khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ, nhận biết yếu tố nguy cơ, nguy cơ.2. Đánh giá được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe.3. Kiểm soát được nguy cơ, theo dõi sức khỏe.4. Theo dõi, lượng giá kết quả viêc thực hiện đánh giá và quản lý nguy cơNỘI DUNG:1. Khái niệm yếu tố nguy cơ, nguy cơ:Việc lượng giá các nguy cơ sức khỏe gây ra bởi yếu tố nguy cơ môi trường là rất quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.Yếu tố nguy cơ là một thuật ngữ định tính diễn đạt khả năng một yếu tố môi trường có thể gây hại đối với sức khoẻ của một số cá nhân nếu mức phơi nhiễm đủ lớn hoặc các điều kiện khác xảy ra. Một yếu tố nguy cơ được định nghĩa là: một yếu tố hay một sự phơi nhiễm mà có thể để lại tác hại đối với sức khoẻ (Last,1995).Nguy cơ được định nghĩa là: khả năng một sự kiện có thể xảy ra, ví dụ một người bị ốm hoặc bị tử vong trong một khoảng thời gian xác định hay trước một độ tuổi nào đó, khả năng của một hậu quả không mong muốn (Last, 1995). Đây là một xác suất định lượng của một ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực sẽ xảy ra sau khi một người phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ nào đó.Một yếu tố nguy cơ sẽ dẫn tới nguy cơ khi và chỉ khi có sự phơi nhiễm, nếu không có cơ hội phơi nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ được kiểm soát thì cũng không tạo ra nguy cơ.2. Đặc điểm của các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trườngCác yếu tố nguy cơ sức khoẻ môi trường có thể có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. Chúng bao gồm các yếu tố nguy cơ sinh học (vi khuẩn, virus, động vật ký sinh…), các yếu tố nguy cơ hoá học (kim loại độc hại, các chất gây ô nhiễm không khí, các dung dịch thuốc bảo vệ thực vật), các yếu tố nguy cơ cơ học ( xe ôtô, các trò chơi thể thao, nhà ở…), và các nguy cơ tâm lý xã hội (phân biệt đối xử nơi làm việc, các biến động xã hội, thất nghiệp…) đều có khả năng gây ra những ảnh hưởng lớn lên sức khoẻ con người.2.1.Yếu tố nguy cơ sinh học:• Các loại yếu tố nguy cơ sinh học:Các yếu tố nguy cơ sinh học bao gồm tất cả các dạng của sự sống cũng như các sản phẩm của chúng mà có thể gây ảnh hưởng xấu lê sức khỏe. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm các loài thực vật, côn trùng, động vật gặm nhấm và các động vật khác, tảo, nấm, vi khuẩn, virus và rất nhiều các độc tố và chất gây dị ứng.Những ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm vi sinh vật và các động vật ký sinh là vấn đề sức khỏe môi trường quan trọng và sự xuất hiện bùng phát các dịch bệnh này cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường. Những vi sinh vật đựơc quan tâm trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường bao gồm vi khuẩn, virus và động vật nguyên sinh. Hầu hết các vi sinh vật và các động, thực vật ký sinh gây bệnh ở người đòi hỏi sinh trưởng trong cơ thể con người. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh có thể sống và sinh sản ngoài tế bào sống, còn virus thì không thể sinh sản ngoài tế bào sống. Nhiều bệnh do vi sinh vật gây ra truyền trực tiếp từ người này sang người khác được xem như những yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường từ người sang người. Năm bệnh truyễn nhiễm chính gây tử vong trên thế giới là: viêm đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy, lao, sốt rét, sởi. Một số vi khuẩn và vi sinh vật ký sinh sản xuất ra các độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người (hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do các độc tố sản sinh từ các vi khuẩn có trong thức ăn). Sự khác nhau giữa nhiễm trùng và phản ứng độc tố là rất quan trọng. Các bệnh ngộ độc do các độc tố của vi khuẩn không được gọi là bệnh truyền nhiễm. Những bệnh này không lây lan từ người này sang người khác mà chỉ giới hạn ở những người ăn thức ăn bị nhiễm bẩn. Như vậy sẽ không có yếu tố nguy cơ kéo theo cho những người khác trong trường hợp bệnh gây ra bởi độc tố. • Sự phát tán các yếu tố nguy cơ sinh học:Các yếu tố nguy cơ sinh học có thể phát tán trong môi trường thông qua rất nhiều phương thức: qua nước, đất, không khí. Ngoài ra người ta còn nhận thấy rằng có một số động vật ký sinh chỉ có thể phát tán trong một điều kiện khí hậu nhất định do các vật chủ trung gian truyền bệnh chỉ sống ở những khu vực khí hậu này (Ví dụ: sốt rét, sán máng, giun chỉ chỉ gây bệnh ở vùng nhiệt đới). Những thay đổi của môi trường và những can thiệp làm mất cân bằng sinh thái có thể có ảnh hưởng rất lớn trong việc lây lan các bệnh truyền nhiễm.• Các đường phơi nhiễm:Các đường phơi nhiễm môi trường chính đối với các yếu tố nguy cơ sinh học là qua không khí, nước và thực phẩm. Một số động vật ký sinh vào cơ thể thông qua da, một số khác thông qua các vết cắn của động vật, vết đốt của côn trùng. Vi khuẩn và động vật ký sinh có thể lây lan từ đất bị nhiễm bẩn lên da, qua bụi trong không khí vào cơ thể con người. Sự tiếp xúc giữa người với người là con đường lây nhiễm quan trọng làm lây lan các yếu tố nguy cơ sinh học.Vấn đề sức khỏe môi trường lớn nhất do các yếu tố nguy cơ sinh học là sự lây lan các vi khuẩn trong phân từ người bệnh sang người khác thông qua môi trường nước. Các bệnh hay gặp chủ yếu là các bệnh về tiêu hóa. Sự lây lan vi sinh vật trong không khí là nguyên nhân chủ yếu làm phát tán các bệnh về đường hô hấp và thông thường so các hạt bụi nhỏ bắn ra khi ho hay hắt hơi. 2.2.Yếu tố nguy cơ hóa học:• Các yếu tố nguy cơ hoá học:Kể từ đầu thế kỷ 20 đã có khoảng 10 triệu chất hoá học khác nhau được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Khoảng 1% trong số này được sản xuất để đưa ra thị trường sử dụng trực tiếp, còn hầu hết các chất khác được sử dụng làm các chất trung gian để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đới sống con người. Ở một chừng mực nào đó thì tất cả các chất hoá học đều độc hại và các nguy cơ về sức khoẻ phụ thuộc vào độc tính và thời gian phơi nhiễm. Tuy nhiên đến nay thì hầu hết các hoá chất chưa được kiểm tra một cấch đầy đủ để xác định độc tính của chúng.Hoá chất được phân loại theo 2 nhóm: các chất vô cơ và các chất hữu cơ.- Các chất vô cơ:Halogen là các nguyên tố khi phản ứng với kim loại tạo thành các muối. Các halogen ở dạng nguyên tố hay hợp chất đều có tính độc nhất định. Triệu chứng chính của việc hít thở phải các halogen (trừ các hợp chất halogen hữu cơ) là gây kích thích đường hô hấp và mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nồng độ. Các hợp chất ăn mòn bao gồm các chất kiềm hay axit. Những hợp chất này gây kích thích ăn mòn ở các mô như da, mắt, hô hấp, tiêu hoá…Các kim loại như mangan, đồng, chì, thuỷ ngân, asen…là các kim loại độc hại và tồn tại bền vững trong môi trường. Sự tồn tại trong môi trường và mức độ độc hại của câc kim loại này phụ thuộc nhiều vào trạng thái vật lý và hoá học của chúng. - Các hợp chất hữu cơ:Các hydrocacbon: Tính độc của các hydrocacbon phụ thuộc vào số lượng nguyên tử cácbon trong chuỗi, cấu trúc no hay không no, dạng vòng hay mạch thẳng…Các hydrocacbon chứa halogen: là một trong những nhóm hoá chất hay được sử dụng trong công nghiệp. Các triệu chứng cũng như các tổn thương mà nhóm chất này gây nên đối với cơ thể là rất đa dạng.Rượu là các hydrocacbon có độc tính đối với một số cơ quan và rõ nhất là hệ thần kinh trung ương. Ví dụ hội chứng rượu ở bào thai là một rối loạn ở trẻ em trước khi sinh ra do người mẹ uống rượu khi đang mang thai. Các ảnh hưởng mãn tính do uống rượu methanol gây ra bao gồm mờ mắt và cuối cùng dẫn tới mù. Đây là trường hợp rất phổ biến khi uống rượu mua ở những cửa hàng không có giấy phép và rượu bị nhiễm bẩn. Những rượu có khối lượng phân tử lớn hơn có thể gây viêm da.Glycol và các dẫn xuất được sử dụng nhiều trong làm chất chống đông và trong y học thì làm chất gây mê và gây ảnh hưởng lên da.Các dung môi hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và dẫn tới nguy cơ phơi nhiễm cao cho công dân. Trong số những dung môi này có nhiều loại rất độc, tồn dư lâu trong môi trường và đã được chứng minh hoặc bị nghi ngờ là các chất gây ung thư.• Các đường phơi nhiễmPhơi nhiễm các yếu tố nguy cơ hoá học có thể xảy ra theo nhiều con đường khác nhau như: hít thở, ăn uống, thấm nhiễm từ da, mắt, tiêm truyền, qua nhau thai từ mẹ sang con và thâm nhiễm trực tiếp vào cơ quan đích trong cơ thể từ sữa mẹ sang con. Ở trong môi trường xung quanh thì con đương phơi nhiễm chủ yếu nhất của các yếu tố nguy cơ hoá học là đường tiêu hoá. Trong môi trường lao động thì do bản chất của sự phơi nhiễm, thời gian làm việc và đặc tính của các hoá chất mà hô hấp là con đường phơi nhiễm quan trọng nhất, tiếp đến là qua da và sau cùng là đường tiêu hoá.2.3.Yếu tố nguy cơ vật lý:Các yếu tố nguy cơ vật lý là các dạng năng lượng có hại tiềm tàng trong môi trường mà có thể gây ra các tổn thương tức thời hoặc từ từ khi nó được truyền tới cá thể bị phơi nhiễm một lượng đủ mạnh. Các yếu tố nguy cơ vật lý có thể được tạo thành từ dạng năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo. Có rất nhiều dạng năng lượng khác nhau có thể tạo ra yếu tố nguy cơ vật lý như: sóng âm, phóng xạ, quang năng, nhiệt năng và điện năng. Tiếng ồn, phóng xạ, nhiệt là các ví dụ điển hình về yếu tố nguy cơ vật lý. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng sức khoẻ trong điều kiện phơi nhiễm tự nhiên. Tuy nhiên trong công tác quản lý sức khoẻ môi trường thì các tình huống phơi nhiễm nhân tạo là quan trọng nhất.Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ sinh học, hoá học và vật lý theo các con đường phơi nhiễm (nguồn: Schaefer, 1991)2.4.Yếu tố nguy cơ tâm lý xã hội.Yếu tố nguy cơsinh họcYếu tố nguy cơhóa họcYếu tố nguy cơ vật lýMôi trường không khíTác nhân/ nguồnCác vi sinh vậtKhói, hơi, bụi, các hạt vật chấtChất phóng xạ, nhiệt, tiếng ồnVéc tơ Ho, hơi thởKhông khí bị ô nhiễmKhí hậu, các phơi nhiễm do không được bảo vệĐường phơi nhiễmHít thở, tiếp xúc Hít thở, tiếp xúcHít thở, sự thấm nhiễm trực tiếp qua cơ thểMôi trường nướcTác nhân/ NguồnCác vi sinh vật, các chất hữu cơ phân huỷNước thải, chôn lấp rác và các chất ngấm qua đất vào trong nướcChất phóng xạ, nhiệt ở các nhà máy nhiệt điệnVéc tơCôn trùng, động vật gặm nhấm, ốc, phân, chất thải động vật, chuỗi thức ănNước và thực phẩm bị ô nhiễmCác tai nạn, thực phẩm và nước bị ô nhiễmĐường phơi nhiễmCác vết cắn, đường tiêu hoá, tiếp xúcTiếp xúc, tiêu hoá Đường tiêu hoá, tiếp xúcMôi trường đấtTác nhân/ nguồnCác vi sinh vật đấtCác chất rắn, lỏng trong đấtChất phóng xạVéc tơCác chất hữu cơ phân huỷ tạo điều kiện cho các véc tơ phát triểnLàm ô nhiễm thực phẩm và nước ngầmCác tai nạn, ô nhiễm thực phẩm và nước ngầmĐường phơi nhiễmTiếp xúc, các vết cắn, đốtTiêu hoá (ăn), tiếp xúcTiếp xúc, qua đường tiêu hóaTình trạng mệt mỏi không rõ ràng, cảm giác lo lắng, không làm chủ được bản thân hoặc không kiểm soát được môi trường có thể dẫn tới hiện tượng căng thẳng (stress). Stress có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khoẻ như tình trạng buồn chán, gây bạo lực với người khác, các bệnh về căng thẳng thần kinh và tình trạng bất ổn. Các yếu tố nguy cơ tâm lý xã hội là các yếu tố tạo ra một môi trường xã hội không ổn định, lo lắng và không kiểm soát được. Môi trường làm việc, môi trường sống: thành thị, nông thôn, tập thể…đều có những tác động nhất định lên tâm lý con người.Bảng 2: Các yếu tố nguy cơ sức khoẻ môi trường truyền thống và các yếu tố nguy cơ sức khoẻ môi trường hiện đại.3. Lượng giá nguy cơ sức khoẻ và khung quản lý nguy cơ.Các yếu tố nguy cơ sức khoẻ trong môi trường truyền thốngCác yếu tố nguy cơ sức khoẻ trong môi trường hiện đạiCác vật chủ trung gian truyền bệnhCác yếu tố lây nhiễmNhà ở không đảm bảoChất lượng vệ sinh môi trường và nước không đảm bảoÔ nhiễm không khí trong nhà do các hoạt động đun nấuChế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡngCác yếu tố nguy cơ khi sinh conCác động vật nuôi và động vật hoang dãCác yếu tố nguy cơ gây chấn thương trong nông nghiệpHút thuốc láCác yếu tố nguy cơ từ hoạt động giao thôngÔ nhiễm từ nước thải, rác thải và công nghiệp.Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động công nghiệp, xe ôtô, xe máy…Lạm dụng hoá chất và sử dụng hoá chất không mục đích.Các thiết bị máy móc dùng trong công nghiệp Ăn uống không khoa học (mất cân bằng các chất dinh dưỡng)Các stress tâm lýMục tiêu chính của nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ môi trường và sức khoẻ con người là để làm cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm giảm thiểu loại trừ những yếu tố nguy cơ này hoặc giảm thiểu các tác hại của chúng. Quá trình này được gọi là quản lý nguy cơ. Nhưng để thực hiện những công việc này thì trước tiên cần tiến hành nhận biết các nguy cơ và mô tả được đặc điểm của chúng. Quá trình phân tích những ảnh hưởng tiềm tàng lên đối tượng phơi nhiễm với các chất và những yếu tố nguy cơ tiềm tàng khác là một dạng của lượng giá nguy cơ. 3.1.Lượng giá nguy cơ:3.1.1. Giới thiệu về lượng giá nguy cơCó khá nhiều yếu tố bình thường vẫn tồn tại trong môi trường nhưng trở thành yếu tố nguy cơ với sức khoẻ một khi vượt qua giới hạn cho phép. Lượng giá nguy cơ giúp xác định được mức độ ô nhiễm, mức độ nguy cơ. Để lượng giá nguy cơ cần phải so sánh mức độ ô nhiễm với các tiêu chuẩn hoặc các bảng chỉ dẫn của các ngành, bộ liên quan đã ban hành. Việc sử dụng tiêu chuẩn nào cũng đều dựa trên căn cứ:- Cơ sở khoa học: đảm bảo mức tiếp xúc tối đa cho mọi đối tượng trong cộng đồng không bị ảnh hưởng cấp tính hay mạn tính.- Khả năng kiểm soát môi trường.- Khả năng thực thi và giám sát thực thi dựa trên các tiêu chuẩn.Nếu sử dụng một tiêu chuẩn với độ an toàn cao, khả năng kiểm soát ô nhiễm, áp dụng các tiêu chuẩn trong thực tế khó khăn thì hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn đó nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng khó có tính khả thi. Tương tự như trường hợp đưa ra một luật lệ mà khả năng áp dụng luật đó không được thì luật đó không có hiệu quả. 3.1.2. Những khó khăn của việc lượng giá nguy cơ:Trên thực tế việc lượng giá nguy cơ gặp không ít khó khăn về kỹ thuật, quy trình, nhưng khó khăn hơn là sẽ sử dụng kết quả lượng giá đó như thế nào trong quá trình đưa ra quyết định xử lý. Điều này khá rõ ràng khi chúng ta thấy môi trường bị ô nhiễm nặng nề, rất nhiều nguy cơ từ môi trường đã được xác định, song không thể đưa ra một giải pháp nào, không phải vì không tìm đựơc giải pháp mà chọn giải pháp nào khả thi, không để khi áp dụng một giải pháp thì hậu quả của giải pháp đó lại mang các ảnh hưởng khác đến điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng, từ đó lại gây ra các hậu quả sức khoẻ khác, tạo ra các nguy cơ mới.Một điểm đáng lưu ý khác khi xác định nguy cơ là việc đo đạc mức độ ô nhiễm môi trường không phải là việc dễ dàng.Thứ nhất, về mặt kỹ thuật: Có rất nhiều yếu tố ô nhiễm khó xác định, cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu biết yếu tố ô nhiễm là gì, phải chọn kỹ thuật đo đạc đủ nhạy. Nếu chưa biết yếu tố phơi nhiễm là gì thì phải tiến hành các nghiên cứu dịch tễ học để sàng lọc, tìm ra các yếu tố nguy cơ để sau đó đo lường mức độ ô nhiễm.Thứ hai, về mặt nhận định kết quả: đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn: quy luật ô nhiễm của một yếu tố trong môi trường rất khác nhau. Để đo lường mức độ ô nhiễm đòi hỏi kỹ thuật phải có độ nhạy và độ đặc hiệu nhất định. Thêm vào đó, sai số trong quá trình phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm có thể không lớn bằng các sai số khi lấy mẫu. Chỉ cần đặt mẫu sai vị trí, số mẫu ít, thời điểm lấy mẫu không đúng, không đủ thời gian thì sai số có thể gặp rất nhiều lần, có khi tới hàng trăm lần so với mức độ thực, trong khi mức sai số trong khâu phân tích mẫu chỉ ở mức vài phần ngàn, phần trăm hoặc phần mười. Đối với các yếu tố ô nhiễm trong môi trường lao động thường có mức giới hạn tối đa cho phép cao hơn với cùng chất đó cho môi trường sinh hoạt. Do môi trường sinh hoạt là nơi người ta phải sống ở đó không chỉ trong thời gian làm việc (như môi trường lao động) và đối tượng tiếp xúc là toàn bộ dân cư, trong đó có trẻ em, phụ nữ, người già, những người không khoẻ mạnh là các đối tượng dễ bị ảnh hưởng hơn. Trường hợp các cơ sở sản xuất tại khu dân cư hoặc ngay trong nhà ở, khi đối chiếu mức độ ô nhiễm thì phải so sánh với tiêu chuẩn cho môi trường sinh hoạt.Trong thời kỳ phát triển công nghệ nhanh chóng và đa dạng cùng với những quy định bí mật công nghệ, việc nhà sản xuất hoặc người phân phối hàng hoá không sẵn lòng cung cấp thông tin về các yếu tố có thể có hại cho sức khoẻ nên việc xác định, đo lường nguy cơ ô nhiễm rất khó khăn. Để khắc phục điều này không chỉ có các giải pháp kỹ thuật, tài chính mà còn cần củng cố hệ thống pháp luật và hệ thống thanh tra môi trường.3.1.3. Các bước lượng giá nguy cơ.• Xác định các yếu tố nguy cơ: dựa vào kết quả của các nghiên cứu độc chất học và nghiên cứu dịch tễ học. Bước xác định yếu tố nguy cơ có thể bao gồm việc mô tả cách thức các chất sẽ phản ứng như thế nào khi vào trong cơ thể và sự tương tác của chúng tại các cơ quan, tế bào và phân tử. Những nghiên cứu này có thể xác định các ảnh hưởng độc hại tiềm tàng trong điều kiện thí nghiệm. Xác định yếu tố nguy cơ có thể được xem như là một mô tả định tính về những ảnh hưởng sức khoẻ tiềm tàng.• Lượng giá liều- đáp ứng (dose- response assessment): Đây là bước sử dụng các thông tin khoa học để mô tả và định lượng mối quan hệ giữa phơi nhiễm và liều hấp thu cũng như mối liên quan của nó với nguy cơ sức khoẻ. Điều quan trọng trong bước này là chọn phương pháp xử lý số liệu hợp lý.• Lượng giá phơi nhiễm: Là bước tính toán sự phơi nhiễm, xác định các nguồn phơi nhiễm, ước luợng sự hấp thu vào cơ thể từ nhiều con đường phơi nhiễm khác nhau và thu thập thông tin nhân khẩu học để xác định nhóm người bị phơi nhiễm. Nên thu thập số liệu thực địa từ hệ thống quan trắc và giám sát môi trường để đánh giá chất lượng môi trường. Nếu không có sẵn số liệu quan trắc thì có thể tính hoặc ước lượng sự phát thải tại nguồn và mức phơi nhiễm dựa vào các mô hình tính toán chỉ rõ các chất phát thải được vận chuyển trong môi trường không khí, nước và đất như thế nào. Việc sử dụng kết hợp các số liệu này có thể giúp đưa ra một ước lượng khá chính xác mức phơi nhiễm của những người tiếp xúc với chất ô nhiễm.• Mô tả nguy cơ: Là sự kết hợp của cả ba bước trên trong quá trình lượng giá nguy cơ. Một cách lý tưởng thì bước này đưa ra được ước tính định lượng về nguy cơ mà quần thể phơi nhiễm sẽ phải gánh chịu, hoặc ước tính nguy cơ tiềm tàng dưới nhiều tình huống phơi nhiễm khác nhau. Đặc biệt cần phải đưa ra được các ước lượng khác nhau sử dụng các giả định và các phương pháp thống kê khác nhau để xác định độ nhạy cảm của các ước lượng đối với những giả định trong mô hình. Nếu nhiều nguy cơ sức khoẻ có khả năng xảy ra thì phải mô tả từng nguy cơ riêng biệt. Những phơi nhiễm hay những yếu tố khác góp phần gây ảnh hưởng lên sức khoẻ cũng cần được xác định và mô tả.Khi đã mô tả được nguy cơ sức khoẻ gây ra bởi một yếu tố nguy cơ sức khoẻ môi trường nào đó thì cần đưa ra các quyết định về giải pháp can thiệp. Các cơ quan luật pháp có thể xây dựng những phương án kiểm soát bằng luật lệ, đánh giá tác động của mỗi phương án về mặt sức khoẻ cộng đồng, kinh tế, xã hội, chính trị và thi hành những quyết định này. Những quyết định và hành động này chính là cốt lõi của quá trình quản lý nguy cơ.Sơ đồ các bước lượng giá nguy cơ3.1.4. Các phương pháp lượng giá nguy cơ:Để lượng giá nguy cơ môi trường, người ta có thể sử dụng phương pháp định tính và/hoặc định lượng để xác định xem mức độ trầm trọng của nguy cơ, liệu nguy cơ đó có cần phải giải quyết hay không và trong một bối cảnh có nhiều nguy cơ đe dọa sức khoẻ của cộng đồng. Việc lượng giá nguy cơ góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách, các bên liên quan đưa ra quyết định xem nguy cơ nào cần ưu tiên giải quyết, nguy cơ nào có thể tạm thời chưa gải quyết khi nguồn lực còn hạn chế.a. Sử dụng phương pháp định tính để lượng giá nguy cơPhương pháp định tính sử dụng để lượng giá nguy cơ thông qua sự đánh giá một cách định tính về các hậu quả có thể có do nguy cơ đó gây nên và khả năng xảy ra của nguy cơ đó.Bảng 3. Các mức độ định tính để đo lường các hậu quả của nguy cơNGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ 4. Mô tả nguy cơ(Uớc tính nguy cơ sức khoẻ đối với cộng đồng phơi nhiễm) Quản lý nguy cơ(Xây dựng, đánh giá Các nghiên cứu thực địa và trong phòng thí nghiệm về những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ do phơi nhiễm với một yếu tố nào đó1. Xác định yếu tố nguy cơ(Yếu tố này có thể gây ra những ảnh hưởng nào đến sức khoẻ?)Nghiên cứu định lượng liều- đáp ứng với liều từ thấp tới cao và từ động vật tới con người2. Lượng giá liều- đáp ứng(Xác định mối liên quan giữa liều và những ảnh hưởng lên sức khoẻ con nguời)Đo đạc thực địa để ước tính mức phơi nhiễm trong quần thể nghiên cứu3.Lượng giá phơi nhiễm(Xác định liều phơi nhiễm đang hoặc sẽ xảy ra dưới các điều kiện khác nhau)Mức độ Mô tả Ví dụ1 Thảm khốc Chết người, ngộ độc, thiệt hại ghê gớm về tài chính2 LớnChấn thương, giảm khả năng lao động, thiệt hại lớn về tài chính3 Trung bình Cần có can thiệp y học, có thiệt hại về tài chính4 Nhỏ Cần sơ cứu, tiểu phẫu, thiệt hại nhỏ về tài chính5 Không rõ ràngKhông có bệnh, chấn thương, thiệt hại tài chính không đáng kể Bảng 4. Các mức độ định tính đo lường khả năng xảy ra của nguy cơ:Mức độ Mô tả Ví dụA Chắc chắn xảy ra Được cho là sẽ xảy ra ở mọi hoàn cảnhB Gần như chắc chắn sẽ xảy ra Có thể xảy ra ở mọi hoàn cảnhC Có thể xảy ra Có thể xảy raD Chưa chắc chắn có xảy ra hay khôngCó thể xảy ra nhưng không chắc chắnE Hiếm khi xảy ra Chỉ có thể xảy ra trong một vài trường hợp đặc biệtBảng 5. Bảng lượng giá mức độ nguy cơ:Khả năng xảy raHậu quả1 2 3 4 5A E E E H HB E E H H MC E E H M LD E H M L LE H H M L LTrong đó các mức độ nguy cơ được diễn giải như sau:E (Extreme): Nguy cơ nghiêm trọng, cần phải giải quyết ngayH (High): Nguy cơ cao, cần có sự quan tâm đặc biệtM (Moderate): Nguy cơ trung bình, có trách nhiệm phải quản lýL (Low): Nguy cơ thấp, có thể được quản lý bằng quy trình thường quy Việc lượng giá nguy cơ bằng phương pháp định tính do dựa vào đánh giá chủ quan của các bên liên quan nên thiếu tính chính khách quan. Mặc dù đánh giá về khả năng xảy ra và tính nghiêm trọng của các hậu quả do nguy cơ có thể gây ra có thể được dựa trên bằng chứng của các báo cáo trước đây, các nghiên cứu về liều- đáp ứng, liều hậu quả… Tuy nhiên việc đưa ra tiêu chí cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào ưu tiên giải quyết và khả năng tài chính trong bối cảnh quản lý nguy cơ hiện tại.Bảng 6. Mã hoá các mức độ lượng giá nguy cơ:TT Yếu tố Các mức độ Mã hoáThảm khốc, chết người, thiệt hại >1.000.000 USD 100Chết nhiều người, thiệt hại 500.000- 1.000.000 USD 50Có người chết, thiệt hại 100.000- 500.000 USD 25Chấn thương nghiêm trọng có thể dẫn tới tàn tật vĩnh viễn, thiệt hại 1000- 100.000 USD15Chấn thương, thiệt hại <1000 USD 5Chấn thương, bệnh, thiệt hại không đáng kể 12Tình trạng Liên tục (hoặc nhiều lần trong ngày) 10Thường xuyên (một lần trong ngày) 6Thỉnh thoảng (từ 1 tháng/lần đến 1 tuần/lần) 3Ít (từ 1 năm/lần đến 1 tháng/lần) 2Hiếm (đã từng xảy ra) 1Khó có thể xảy ra (chưa từng nghe nói có xảy ra) 0.53Khả năng xảy raChắc chắn 100% sẽ xảy ra 10Có thể xảy ra, khả năng 50% 6Có thể xảy ra một cách trùng hợp, không thường xuyên 3Xảy ra một cách trùng hợp, hiếm gặp 1Chưa xảy ra sau nhiều năm phơi nhiễm, tuy nhiên có thể xảy ra0.5Không thể xảy ra 0.1Nguồn NSCA (1973). Phân loại các yếu tố trong hệ thống lượng giá nguy cơ môi trường Điểm nguy cơ lúc này được tính bằng: R = C x E x PTrong đó: R: Điểm nguy cơ E: Tình trạng phơi nhiễm C: Hậu quả có thể xảy ra P: Khả năng xảy ra của nguy cơb. Lượng giá nguy cơ bằng phương pháp định lượngCác nghiên cứu dịch tễ học đóng vai trò quan trọng trong việc lượng giá nguy cơ định lượng này. Các nghiên cứu về mối quan hệ nguyên nhân- hậu quả sẽ chỉ ra một yếu tố nguy cơ (hoá chất, sinh học…) có thể gây ra các nguy cơ như thế nào cho một cộng đồng, đặc biệt là ảnh hưởng lên sức khoẻ. Các nghiên cứu dạng giám sát sinh học có thể chỉ ra mức tăng đột biến cần phải giải quyết của một hoá chất hoặc một chất độc nào đó trong môi trường. Các thông tin định lượng thu được sẽ được đối chiếu với các tiêu chuẩn, các ngưỡng cho phép theo quy định để xác định mức độ của nguy cơ.c. Lượng giá nguy cơ bằng phương pháp bán định lượng (semi-quantitative)Việc lượng giá nguy cơ bằng phương pháp bán định lượng có nghĩa là sử dụng các bằng chứng, thông tin từ các phương pháp nghiên cứu định lượng dựa vào thang phân loại để đánh giá nguy cơ. Các số liệu định lượng thu nhập từ các nghiên cứu dịch tễ học sẽ được mã hoá theo các tiêu chuẩn định sẵn. Từ các mã chuẩn về hậu quả, số người phơi nhiễm và khả năng xảy ra của nguy cơ từ đó có thể lượng giá được mức độ của nguy cơ.3.2.Quản lý nguy cơQuản lý các yếu tố nguy cơ môi trường có hại cho sức khoẻ là xác định mức độ của nguy cơ và nếu xác định nguy cơ đó là cần thiết phải phòng chống thì đề ra các giải pháp để phòng chống các tác hại từ ô nhiễm môi trường, quá trình quản lý nguy cơ bao gồm các bước chính sau:- Lượng hoá mức độ ô nhiễm- Nhận thức và chuyển tải các thông tin về tình trạng ô nhiễm- Dự phòng và kiểm soát tình trạng tiếp xúc quá mức.- Theo dõi và giám sát các nguy cơ ô nhiễm môi trường.Quản lý nguy cơ là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều bên liên quan ngay từ bước xác định vấn đề và lựa chọn nguy cơ ưu tiên cần phải giải quyết. Quản lý nguy cơ môi trường khác các dạng quản lý nguy cơ khác do nó có mang đầy đủ các đặc điểm phản ánh bản chất phức tạp của môi trường.Một ví dụ để chứng minh tính phức tạp trong việc xác định các nguy cơ từ môi trường là ngộ độc chì. Rất khó để có thể xác định nguồn phơi nhiễm chính trên một bệnh nhân bị ngộ độc chì. Các nguồn có thể là do khí xả động cơ của các phương tiện giao thông sử dụng xăng pha chì, có thể nguồn thức ăn bị nhiễm chì, nguồn nước nhiễm chì hoặc môi trường lao động có tiếp xúc với chì, hoặc là do nhiều nguồn kết hợp lại. Chu trình quản lý nguy cơ được khái quát theo sơ đồ sau: Xác định vấn đềTrước khi đưa ra các biện pháp phòng chống tác hại ô nhiễm môi trường, người ta phải xác định xem:- Yếu tố ô nhiễm là yếu tố nào?- Những đặc trưng ô nhiễm đó là gì sau khi đã biết mối quan hệ giữa tiếp xúc với những hậu quả đối với sức khoẻ cũng như tiếp xúc với quá trình thâm nhiễm, mức độ thâm nhiễm.Luợng giá nguy cơ1, Xác định yếu tố nguy cơ2, Lượng giá liều- đáp ứng Quản lý nguy cơ3, Lượng giá phơi nhiễm 1, Đánh giá nguy cơ2, Nhận thức và truyền thôngnguy cơ3, Kiểm soát phơi nhiễm4, Giám sát nguy cơ4, Mô tả nguy cơKhung lượng giá và quản lý nguy cơ Các bên liên quanPhân tích mức độnguy hiểm Đánh giá can thiệpLựa chọn giải phápTiến hành can thiệpRa quyết định can thiệp4. Dự phòng phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ môi trường:Một bộ phận quan trọng của quản lý nguy cơ là dự phòng và khống chế tiếp xúc với các yếu tố tác hại trong môi trường.Giống như các dây truyền dịch tễ học, khống chế yếu tố ô nhiễm môi trường cũng bao gồm ba khâu:- Khống chế nguồn gây ô nhiễm.- Ngăn chặn sự phát tán yếu tố gây ô nhiễm.- Bảo vệ những đối tượng tiếp xúc.Mức độ dự phòng được chia làm ba cấp độ như sau:Dự phòng cấp 1: Bảo vệ khối cảm thụ, không tiếp xúc quá mức với các yếu tố nguy cơ để không bị bệnh.Dự phòng cấp 2: Bảo vệ những người đã và đang tiếp xúc quá mức với các yếu tố nguy cơ, không để các tổn thương dưới lâm sàng hoặc lâm snàg gây ra các hậu quả lâu dài trên sức khoẻ (phát hiện sớm và xử trí đúng kịp thời)Dự phòng cấp 3: Không để xảy ra các rủi ro, hậu quả gây chết người do ô nhiễm môi trường.Trong y tế dự phòng, người ta chỉ chú ý đến dự phòng cấp 1 và dự phòng cấp 2, còn dự phòng cấp 3 thuộc về trách nhiệm của hệ thống khám chữa bệnh.Dự phòng cấp 1:Các giải pháp dự phòng cấp 1 bao gồm:• Khống chế ô nhiễm tại nguồn phát sinh:- Thay thế các yếu tố độc hại bằng các yếu tố không độc hại.- Thay thế các quy trình công nghệ phát sinh nhiều độc hại bằng các quy trình không phát sinh độc hại, ít phát sinh độc hại hơn hoặc quy trình công nghệ phát sinh độc hại nhưng dễ khống chế sự lan toả các yếu tố độc hại ra môi trường xung quanh hơn.- Không để yếu tố độc hại phát sinh bằng thông gió thoáng khí.- Khống chế sự phát tán yếu tố độc hại vào môi trường sản xuất hoặc môi trường xung quanh:+ Áp dụng biện pháp che chắn bao bọc, cách ly nguồn phát sinh ô nhiễm.+ Hút cục bộ hoặc tạo ra các mảng hút, hấp thụ yếu tố ô nhiễm tại nguồn.• Bảo vệ người tiếp xúc- Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân phòng chống tác hại từ môi trường.- Giáo dục sức khoẻ môi trường cho cộng đồng.- Các giải pháp tổ chức hành chính.4.1.Khống chế ô nhiễm tại nguồn phát sinh:Thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu phát sinh độc hại bằng nguyên liệu nhiên liệu ít độc hại hơn hay hoàn toàn vô hại sẽ giải quyết tận gốc nguồn ô nhiễm. Một khi nguồn ô nhiễm chỉ hạn chế mức độ gây hại cần áp dụng các biện pháp thông thoáng gió hoặc đưa gió vào làm thoáng bớt nồng độ chất ô nhiễm trước khi bị thải vào môi trường trong cơ sở sản xuất: mở thêm cửa thông thoáng, sử dụng quạt thổi, quạt hút. Khác với việc thay thế chất độc, ở đây nhờ cấp một lượng khí lớn làm cho nồng độ chất độc hoặc bụi trong không khí bị loãng ra để đạt được dưới mức cho phép. Việc khống chế chất độc hại tại nguồn được thực hiện qua các tiêu chuẩn sản phẩm và các tiêu chuẩn về quy trình hoặc tiêu chuẩn chất thải.4.2.Các tiêu chuẩn sản phẩm: Nếu một chất chưa được biết về ngưỡng cho phép hoặc vẫn chưa được thử nghiệm một cách đầy đủ, có thể thực hiện giảm tác hại bằng cách thiết kế lại sản phẩm sao cho hạn chế tối đa khối lượng cần sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó hoặc đi tìm nguyên liệu thay thế. Trong nhiều trường hợp, tiêu chuẩn hoá các thành phần của nguyên liệu và nhiên liệu để khống chế mức thải chất độc vào môi trường.4.3.Các tiêu chuẩn về quy trình sản xuấtNếu có một yếu tố ô nhiễm thải vào môi trường trong quá trình sản xuất thì Chính phủ (thông qua Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Y tế…) có thể đưa ra các chính sách thuế ưu đãi cho các quy trình công nghệ không hoặc ít gây huỷ hoại môi trường. Khuyến khích các quy trình công nghệ sạch cũng như đánh thuế cao với các công nghệ lạc hậu hoặc đưa ra các yêu cầu xử lý chất thải (khí thải, rác thải, nước thải) một cách nghiêm ngặt.4.4.Các tiêu chuẩn về chất thải:Những tiêu chuẩn về chất thải có thể thể hiện qua việc quy định các nồng độ tối đa cho phép về hàm lượng chất ô nhiễm trong khí xả, nước thải. Cũng có các mức quy định chất thải theo đơn vị thời gian hoặc theo đơn vị sản phẩm hoặc đơn vị nhiên liệu, nguyên vật liệu tiêu thụ.Các tiêu chuẩn được đặt ra cần phải cân nhắc tới thực tế sản xuất, thực tế thị trường. Các tiêu chuẩn quy định cho đào tạo công nhân, tiêu chuẩn đóng gói và dán nhãn hàng hoá, tiêu chuẩn cất giữ sử dụng và vận chuyển cũng như huỷ bỏ, xử lý các chất độc.4.4.1. Khống chế sự phát tán yếu tố độc hại vào môi trường.Đây là giải pháp tiếp theo giải pháp không chế ô nhiễm tại nguồn, một khi giải pháp đó chưa đạt yêu cầu.Đối với chất độc, biện pháp hút cục bộ nhằm hạn chế sự phát tán chất độc vào môi trường không khí. Hút cục bộ sẽ rất hữu hiệu nếu kết hợp với các biện pháp che chắn, làm kín nguồn phát sinh. Các chất độc, kể cả bụi sau khi được hút sẽ được xử lý, làm sạch trước khi thải vào môi trường. Nhiều trường hợp chỉ hút sau đó lại đưa vào ống khói để thải ra môi trường xung quanh (lúc đó nồng độ chất độc có thể bị loãng ra) và làm ô nhiễm phát tán đi xa hơn, cho dù không còn mức gây hại nhưng quá trình tích luỹ có thể để lại hậu quả lâu dài. Đối với các yếu tố ô nhiễm môi trường là tiếng ồn, bức xạ, việc hút cục bộ không có tác dụng, thay vào đó là các bộ phận bao bọc, các tấm hút âm, chắn bức xạ. Kết cấu tường và trần nhà phù hợp có thể làm giảm mức độ ồn. Tận dụng quy luật giảm cường độ theo khoảng cách, có thể tạo khoảng cách cách ly xa nguồn phát sinh cũng bảo vệ được công nhân. Bên cạnh các xa lộ có mật độ giao thông lớn, người ta thiết kế các hệ thống cản âm hoặc trồng cây hai bên đường.4.4.2. Bảo vệ người tiếp xúc:Bảo vệ người tiếp xúc áp dụng trong môi trường lao động qua việc sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân: quần áo bảo hộ, găng ủng, kính, nút tai, mặt nạ, khẩu trang, bảo vệ người tiếp xúc cũng được thực hiện qua giảm thời gian tiếp xuác, giảm số người phải tiếp xúc.Các biện pháp phòng hộ cá nhân chỉ được coi là giải pháp bổ trợ khi hai giải pháp trên bị hạn chế. Các biện pháp phòng hộ cá nhân rất khó áp dụng cho các loại ô nhiễm môi trường xung quanh. Việc đeo khẩu trang trong 8 giờ lao động đã khó khăn thì việc sử dụng trong môi trường sinh hoạt cũng còn hạn chế hơn rất nhiều. Việc sử dụng các túi thở khi môi trường ô nhiễm quá nặng chỉ có thể thực hiện ở các nước giàu một cách hạn chế.Ở các nước nghèo, vùng nghèo, người nghèo phải sống tại các vị trí mà người giàu không ở đó (ví dụ gần các nguồn chất thải, bãi rác, các nhà máy ). Trong điều kiện đô thị hoá mạnh mẽ như hiện nay, khu vực nội thành phát triển dần dần có quy hoạch hơn, song khu vực ngoại thành lại là nơi hứng chịu những hậu quả của đô thị, đó cũng là nơi nhận các nguồn rác thải, khí thải, nước thải từ thành thị. Tệ nạn xã hội cũng từ thành phố ảnh hưởng tới các khu ngoại ô. Đây là hiện tượng bóng rợp đô thị như đã được đề cập tới ở các nước trong khu vực từ hàng thập kỷ trước đây. Việc quản lý môi trường cũng cần chú trọng cả đến khía cạnh công bằng xã hội, nghĩa là phải dàng những khoản kinh phí thích đáng cho các chương trình làm sạch môi trường, xây dựng thành phố lành mạnh ở cả hai khu vực nông thông ngoại thành và thành thị, khu vực công nghiệp và vùng phụ cận. Đây cũng là một yếu tố của phát triển bền vững.Bảo vệ người tiếp xúc khỏi các nguy cơ từ môi trường, ngoài nhà máy, ngoài khu đô thị phải được thực hiện bằng các luật lệ và bằng các chiến lược tổng thể, không phải bằng các phương tiện phòng hộ các nhân.4.4.3. Giáo dục sức khoẻ môi trường:Giáo dục sức khoẻ môi trường là một bộ phận của quản lý môi trường. Người dân phải nhận thức được các vấn đề môi trường mà họ đang sống. Những người lãnh đạo cộng đồng cũng cần được trang thiết bị kiến thức về chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường trong quá trình quy hoạch sản xuất, quy hoạch khu công nghiệp và đô thị để có thái độ xử trí đúng.Giáo dục sức khoẻ bao gồm:- Các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các yếu tố ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của các yếu tố đó lên sức khoẻ.- Hướng dẫn cộng đồng tạo ra môi trường sạch hơn, an toàn hơn.- Thay đổi cách ứng xử của cộng đồng với ô nhiễm môi trường do sinh hoạt, do lao động sản xuất và môi trường thực phẩm không an toàn.Nước ta là một nước nông nghiệp đang trên đà công nghiệp hoá. Gánh nặng môi trường vừa mang đặc trưng của một nước đang phát triển với ô nhiễm các nguồn chất thải sinh hoạt, các mầm bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, vừa phải chịu ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm đô thị.Trong khi mức độ tiếp cận với các nguồn nước sạch còn hạn chế, tình trạng thiếu công trình vệ sinh cơ bản như hố xí, nhà tắm, nhà ở hợp vệ sinh, hệ thống xử lý rác thải, phân gia súc,… thì nhiệm vụ của các nhà vệ sinh môi trường vẫn cần chú trọng rất nhiều tới các hoạt động giáo dục sức khoẻ môi trường với đặc trưng nông thôn. Bên cạnh đó, các đặc điểm đo thị hoá thiếu quy hoạch, ít được kiểm soát bằng luật lệ, tạo ra tình trạng ô nhiễm đo thị rất phức tạp, ở đây việc giáo dục môi trường có thể thực hiện qua các chương trình giáo dục sức khoẻ ở nông thôn.Một trong những điểm lưu ý của truyền thông giáo dục sức khoẻ là tránh lặp lại quá nhiều những kiến thức phổ thông như: cần ăn chín, uống sôi… vì những điều này đã quá thông thường. Dân trí phát triển, người dân cần biết nhiều hơn về bệnh tật gây ra do môi trường để từ đó có thái độ ứng xử phù hợp. Việc giáo dục vệ sinh cho các công nhân trong nhà máy dễ dàng hơn do ở đây có các chương trình đào tạo về vệ sinh an toàn trong lao động một cách định kỳ, bắt buộc. Đối với một số công nhân cũng như chủ sản xuất của các cơ sở nhỏ, công nghệ lạc hậu, phát sinh nhiều độc hại, hệ thống phòng hộ sơ sài, công nhân thường là tạm tuyển, tay nghề thấp và gần như rất ít tiếp cận với các chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ. Họ là các đối tượng rất dễ bị tổn thương và phải là đối tượng trọng tâm của các chương trình giáo dục sức khoẻ môi trường, nhất là trong điều kiện xí nghiệp nhỏ ngày càng phát triển như hiện nay ở các khu đô thị cũng như tại các làng nghề ở nông thôn.Nếu các giải pháp trên không áp dụng được hoặc có nhiều hạn chế không đảm bảo bảo vệ để không gây tác hại trên sức khoẻ, lúc đó mới áp dụng các biện pháp dự phòng cấp 2.5. Theo dõi, giám sát môi trường và các hậu quả của ô nhiễm lên sức khoẻ cộng đồng.5.1. Theo dõi và giám sát môi trường.Đây là hệ thống kỹ thuật nhằm phát hiện tình trạng ô nhiễm môi trường và cảnh báo về các nguy cơ gây ô nhiễm5.1.1. Hệ thống lấy mẫu và phân tích mẫu:Hiện nay hệ thống này ở nước ta còn hoạt động khá rời rạc, thụ động, và thiếu chuẩn mực. Hệ thống giám sát môi trường ở các địa phương chưa mang tính dự phòng mà mang nặng tính vụ việc khi có vấn đề ô nhiễm xảy ra hay có những khiếu kiện của người dân hay của các cơ quan. Việc lấy mẫu rất ít khi được chú ý về tiêu chuẩn, đối với từng yếu tố ô nhiễm, từng loại nguồn phát tán ô nhiễm, các quy luật ô nhiễm rất khác nhau. Câu hỏi đặt ra là: Cần lấy bao nhiêu mẫu cho mỗi điểm là đủ? lấy ở đâu? lấy vào thời điểm nào? (chiến lược lấy mẫu ra sao?). Trên thực tế, người ta ít để ý đến chiến lược lấy mẫu mà chú ý nhiều đến các kỹ thuật phân tích mẫu. Các máy lấy mẫu và phân tích mẫu tự động (máy hiện số) cho phép cùng một lúc phân tích nhiều loại chất ô nhiễm. Tuy nhiên, độ nhạy của các thiết bị này bị giới hạn cũng như tính chính xác của các kết quả đưa ra từ các máy hiện số cũng khó được chuẩn hoá (nhất là khi chưa có một cơ quan nào có một labo chuẩn để hiệu chỉnh các thiết bị này).Ở những nước tiên tiến, chiến lược lấy mẫu và giám sát môi trường được quan tâm rất nhiều. Các phương tiện thu mẫu và phân tích mẫu định lỳ theo thời gian, thông báo kết quả về mức độ ô nhiễm của một số yếu tố chỉ điểm cho mọi người cùng biết (có thể nhận thấy bảng thông báo ô nhiễm ngay trên trục đường cao tốc). Với kỹ thuật này, cộng đồng được thông tin rộng rãi và ý thức bảo vệ môi trường của họ qua đó được nâng lên.Trong thực tế, không phải lúc nào cũng dễ dàng thu mẫu và phân tích các mẫu. Có nhiều cách đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường khác không chỉ dựa trên kỹ thuật kinh điển phân tích trong labo. Sau khi lấy mẫu, phân tích mẫu để đánh giá mức độ phát tán các yếu tố ô nhiễm trong môi trường, người ta phải tính toán tiếp các chỉ số đo lường tiếp xúc.5.1.2. Đo lường tiếp xúcThuật ngữ tiếp xúc (exposure) trong một số tài liệu được gọi là phơi nhiễm, cũng có tài liệu định nghĩa là yếu tố được nghiên cứu vì nhiều trường hợp không có biểu hiện gì của tiếp xúc hay phơi nhiễm (ví dụ: trạng thái căng thẳng tinh thần, stress trong môi trường xã hội, trong mối liên quan nhân- quả với chứng suy nhược thần kinh, tình trạng trầm cảm, tự tử, ly hôn…). Trong thực tế, tiếp xúc có ý nghĩa rất rộng: nếu nghiên cứu ảnh hưởng của nghề nghiệp với một đặc trưng nào đó, tiếp xúc có thể là: làm nghề gì? làm nghề đó bao nhiêu năm? Yếu tố ô nhiễm là gì? mức độ ô nhiễm như thế nào? Nếu nghiên cứu ảnh hưởng của khí thải nhà máy ra môi trường xung quanh thì tiếp xúc có thể là: loại nhà máy? Chất thải chủ yếu trong khói của nhà máy là gì? lượng chất thải của nhà máy vào môi trường xung quanh trong vòng một năm là bao nhiêu? Vào từng mùa, từng hướng gió, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng khác nhau ra sao? …Đo đạc ô nhiễm bằng phương tiện xét nghiệm là cách đánh giá trực tiếp tình trạng tiếp xúc. Song khi số mẫu không đủ lớn, không đại diện, kỹ thuật phân tích không đủ nhạy sẽ không nói lên mức độ ô nhiễm. Mặt khác những chỉ số về ô nhiễm không kém phần chắc chắn như tổng lượng nước thải, tổng lượng tro toả vào môi trường xung quanh cũng có thể sử dụng đê ước tính tiếp xúc. Dưới góc độ của đánh giá tiếp xúc, môi trường chia làm 2 loại: môi trường khách quan (lý học, hoá học, sinh học và xã hội học) và môi trường chủ quan hay còn gọi là môi trường cảm nhận được màu, mùi vị. Môi trường còn được phân chia thành:- Môi trường gia đình (vi môi trường) bao gồm: nhà ở, các thói quen, sở thích, nghiện hút, sử dụng mỹ phẩm, thuốc sát khuẩn sử dụng trong vườn…- Môi trường là việc: với những tiếp xúc nghề nghiệp, chế độ làm việc, quan hệ chủ thợ, quan hệ đồng nghiệp…- Môi trường địa phương: đó là những nơi tiếp xúc với những yếu tố môi trường sinh hoạt.- Môi trường khu vực: điều kiện địa lý, khí hậu của một vùng.Trong đánh giá tiếp xúc tác nhân, một cộng đồng với các tác nhân nào đó phải tính đến mức độ tham dự của một hay nhiều trong nhóm trên.Tiếp xúc khác với yếu tố tác hại, vì không phải lúc nào tiếp xúc cũng gây ra tác hại. Nhiều khi tiếp xúc lại là yếu tố có lợi cho sức khoẻ trong trường hợp nghiên cứu yếu tố làm tăng cường sức khoẻ (ví dụ: chế độ ăn hợp lý, thể thao…).Trong nghiên cứu độc chất học, dược học người ta còn dùng thuật ngữ liều (dose) để chỉ khối lượng chất hấp thụ và chỉ suất liều (dose- rate) để nói lên liều đó đưa vào trong một đơn vị thời gian. Trong dịch tễ học khó có thể xác định liều một cách chính xác, nên thường dùng thuật ngữ tiếp xúc và thời gian tiếp xúc. Tiếp xúc cũng được tính tương tự như chỉ suất liều bằng con số tổng hợp với tiếp xúc và thời gian tiếp xúc (trong ca, tháng, trong năm hoặc tuổi nghề với công việc đó). Nhiều trường hợp mức tiếp xúc phụ thuộc chặt chẽ vào thời gian tiếp xúc hơn là cường độ ô nhiễm (vì cường độ ô nhiễm dao động rất lớn giữa các mẫu đo trong cùng một thời điểm và khác nhau giữa các thời điểm tới mức xét nghiệm các mẫu chất độc, bụi trong môi trường cũng chỉ mang ý