Các trường xét học bạ ngành thiết kế đồ họa ở hà nội

Xét học bạ ngành thiết kế đồ họa cũng là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt trong kỷ nguyên khi quảng cáo, thương mại, nhu cầu thẩm mỹ của con người tăng cao, sự cạnh tranh trong các ngành hàng, doanh nghiệp càng lớn thì đòi hỏi nhân sự ngành thiết kế đồ họa càng nhiều.

Và đó là lý do khiến ngày càng nhiều trường xét học bạ ngành thiết kế đồ họa để chiêu sinh, đồng thời các bạn học sinh yêu thích ngành nghề này cũng có thêm cơ hội được học tập và rèn luyện về lĩnh vực thiết kế đồ họa. 

Vậy xét học bạ ngành thiết kế đồ họa như thế nào?

Thông thường các trường xét tuyển học bạ ngành thiết kế đồ họa sẽ có kèm theo thi môn năng khiếu. Nghĩa là ngoài việc xét điểm học bạ của học sinh, thì trường còn tổ chức môn thi năng khiếu hoặc 01 môn thi bắt buộc, và lấy làm điểm xét tuyển vào trường.

Các môn mà trường xét điểm học bạ vào thiết kế đồ họa gồm: Toán, Văn, Vẽ hoặc khối Văn, Vẽ,… Tùy từng trường có yêu cầu đặc biệt riêng về việc tính điểm trung bình xét tuyển.

Xét tuyển học bạ ngành thiết kế đồ họa, cũng khá đơn giản và dễ dàng, chuẩn bị hồ sơ, nộp và chờ đợi kỳ thi năng khiếu sau đó thông báo trúng tuyển. Nhưng nhìn chung nếu học sinh có điểm tổng kết ở mức trung bình – khá thì hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển vào ngành này.

Xét học bạ ngành thiết kế đồ họa có ưu điểm như thế nào?

Bạn nên xét học ngành thiết kế đồ họa, bởi cực kỳ có nhiều ưu điểm, cũng như cách thức xét học bạ ngành công nghệ thông tin hay du lịch, việc xét học bạ sẽ giúp các bạn có thêm một cơ hội để trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích. Đặc biệt giảm tải áp lực, tâm lý căng thẳng cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, hơn nữa còn giúp các bạn giải tỏa tâm lý điểm số, chờ đợi xét nguyện vọng.

Việc xét học bạ cấp 3, là sử dụng kết quả học tập cấp 3 của các bạn thí sinh, do đó, các bạn có thể chủ động chuẩn bị điểm số của mình ngay từ sớm, không bị phụ thuộc vào điểm số trong kỳ thi trung học PT QG. Trong chặng nước rút của lớp 12 này, nếu các bạn có định hướng xét học bạ ngành thiết kế đồ họa, hãy lên lộ trình học tập tốt, và ngay từ bây giờ cải thiện điểm số, để có điểm tổng kết lớp 12 thực ổn định.

Đồng thời tìm hiểu về trường mình sẽ xét học bạ ngành thiết kế đồ họa, xem về điều kiện cũng như yêu cầu xét tuyển về tổ hợp môn hay xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung học tập. Từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với năng lực và yêu cầu xét tuyển chung của trường.

Nhưng trước khi chọn lựa xét học bạ ngành thiết kế đồ họa, thí sinh cần phải biết mình thực sự thích cái gì, mình có muốn làm cái đó hay không và tiềm năng, yêu cầu đối với riêng ngành thiết kế đồ họa. Bởi lẽ, công việc thiết kế đòi hỏi tư duy, công cụ nhạy bén và thực sự có tính sáng tạo để đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong thời đại hiện nay!

Thời gian đào tạo: 4 năm 

Văn bằng: Cử nhân Thiết kế Đồ họa

Tổ hợp môn: môn Vẽ năng khiếu nhân đôi

  • H03: Toán – Khoa học Tự nhiên – Vẽ
  • H04: Toán – Anh – Vẽ
  • H05: Văn – Khoa học Xã hội – Vẽ
  • H06: Văn – Anh – Vẽ

Bạn đã bao giờ lựa chọn một sản phẩm vì thiết kế bao bì bên ngoài quá ấn tượng, hay bạn đã thích một thương hiệu nào vì hình ảnh của thương hiệu đó được xây dựng quá chuyên nghiệp và thuyết phục? Bạn thích vẽ, có khả năng vẽ ra những thứ mình nghĩ nhưng không biết phải làm sao để tạo ra được những bức tranh đẹp mắt với nhiều màu sắc lung linh như bìa của cuốn sách đó hay tấm poster đẹp bạn thấy giữa đường?. Nếu như thế, có thể ngành Thiết kế Đồ họa là ngành bạn nên chọn.

Thiết kế Đồ họa là nghệ thuật sử dụng các yếu tố thiết kế [typography & hình ảnh] để truyền tải thông điệp hoặc tạo ra một sự ảnh hưởng, đây là một sản phẩm nghệ thuật. Hiểu một cách đơn giản thiết kế đồ họa là thiết kế poster hình ảnh, thiết kế bìa sách, tạp chí, thiết kế game, phim ảnh… tất cả đều được thực hiện trên máy tính.

Năng khiếu vẽ và hiểu biết các phần mềm đồ họa sẽ khiến việc học trở nên dễ dàng hơn đới với sinh viên Thiết kế Đồ họa

Học ngành Thiết kế Đồ họa có gì thú vị?

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông quảng cáo, con người bị chi phí bởi nhiều thông tin. Để tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư vào các ấn phẩm quảng cáo với nội dung ngắn gọn, xúc tích và hành ảnh lung linh, màu sắc bắt mắt. Người thiết kế đồ họa sẽ là người trực tiếp thiết kế những ấn phẩm đó để đưa tới công chúng.

Bạn cần tố chất nào để phù hợp học ngành Thiết kế Đồ họa?

  • Đam mê và nghiêm túc với nghề: Đó là yếu tố tiên quyết để bạn theo đuổi nghề nghiệp đầy tính cạnh tranh này.
  • Tư duy thiết kế: Cần nhấn mạnh rằng ngoài kiến thức và đam mê yêu thích thì khả năng thiên phú, năng khiếu mỹ thuật và tư duy của một người thiết kế sẽ là điểm cộng để bạn đạt được những thành công trong nghề.
  • Sự sáng tạo, khả năng quan sát: Là yếu tố đòi hỏi những người học thiết kế phải có.

Học ngành Thiết kế Đồ họa ở đâu?

Tại khu vực phía Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Thiết kế Đồ họa: Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh, …

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với năng lực, kết quả học tập và kết quả thi THPT.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA VĂN LANG

Ở Văn Lang, sinh viên phát triển ý tưởng thành sản phẩm thực và triển lãm nhiều đợt trong năm. Doanh nghiệp tham dự Triển lãm đồ án sinh viên để tiếp cận các thiết kế tiềm năng. Văn Lang tiên phong triển khai thành phạm vi chuyên sâu chuyên đề Nghiên cứu vốn cổ dân tộc trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng, qua các đồ án tranh khắc gỗ, in độc bản, in lụa, điền dã tìm hiểu vốn cổ dân tộc…

Sinh viên Văn Lang đạt quán quân Việt Nam cuộc thi Vô địch Thiết kế Đồ họa thế giới [ACAWC] 2020 – Nguyễn Đức Hoàng, ngành Thiết kế Đồ họa Văn Lang

Có bao nhiêu lựa chọn khi học ngành Thiết kế Đồ họa tại Trường Đại học Văn Lang?

Sinh viên có 02 lựa chọn khi học ngành Thiết kế Đồ họa tại Văn Lang:

  • Chương trình tiêu chuẩn.
  • Chương trình đào tạo đặc biệt.

1. Chương trình tiêu chuẩn

  • Kiến thức cơ bản: Kiến thức về mỹ thuật tạo hình, màu sắc, những cơ sở kết hợp màu làm nền tảng để tiếp thu kiến thức chuyên ngành; kiến thức về Khoa học Xã hội & Nhân văn, thẩm mỹ, nghệ thuật, lịch sử mỹ thuật, văn hóa Việt Nam… Cơ sở thiết kế đồ họa, Hình họa, Trang trí, Nghệ thuật học, Xử lý hình ảnh trên máy tính, Kỹ thuật – Vật liệu in, In ấn đồ họa truyền thống [lụa, đá]…
  • Kiến thức ngành: Kiến thức nền tảng cho hệ thống chuyên ngành: [1] các kiến thức về nguyên lý thiết kế; [2] kiến thức về xử lý màu sắc, chữ trong thiết kế; [3] hệ thống kỹ thuật số hỗ trợ cho thiết kế; [4] công nghệ in.
  • Kiến thức chuyên ngành: [1] Khối kiến thức về đồ hoạ thương mại; [2] đồ hoạ in khắc truyền thống; [3] xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.
  • Công nghệ đồ họa hiện đại: Indesign, Illustrator, Photoshop, Digital, Flash…
  • Đồ án chuyên ngành: Tranh khắc màu, Thiết kế sách – báo – tạp chí, Thiết kế logo, Thiết kế bao bì, Dàn trang, Nghệ thuật chữ, Poster quảng cáo, Thiết kế lịch, Nhiếp ảnh, Thiết kế giao diện web…

Một nhà hàng thuần Việt mang nét ẩm thực Sa Đéc vừa mới ra mắt tại thành phố Hamburg, Đức, với bộ nhận diện được thực hiện bởi nhà thiết kế đồ họa Lại Nguyên Tín – cựu sinh viên Khoá 18 ngành Thiết kế Đồ hoạ Trường Đại học Văn Lang.

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT [tăng cường trải nghiệm, tiếp cận chuẩn công dân toàn cầu]

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CHUƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

Chương trình Đào tạo Đặc biệt được thiết kế dựa trên nền tảng Triết lý Giáo dục Khai phóng, cung cấp cho người học kỹ năng và tư duy khám phá, định vị bản thân, thích ứng với tiêu chuẩn mới của bối cảnh hội nhập toàn cầu.

  1.  Trải nghiệm thực tế [Real World Experience]

Quy mô lớp học của Chương trình Đào tạo đặc biệt tối đa 25 sinh viên giúp sinh viên chủ động và phát huy tối đa năng lực học tập. Theo thiết kế hiện nay, khoảng 50% – 70% chương trình sẽ đào tạo bằng tiếng Anh và hơn 50% chương trình gắn liền với các hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp. Sinh viên cũng có thể khởi nghiệp từ chính giảng đường đại học với sự hỗ trợ của nhà trường, các đối tác và doanh nhân thành đạt.

Sinh viên năm cuối được trải nghiệm: Học kỳ doanh nghiệp, Dự án doanh nghiệp [Social Business Project, Startup Incubation Program], Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế,…

  1. Công dân toàn cầu [Global Citizen]

Vào năm nhất, sinh viên được đầu tư đổ nền tiếng Anh tương ứng với trình độ IELTS 5.5, đảm bảo cho việc học tập chuyên ngành từ 50-70% tiếng Anh. Trình độ Anh văn đạt chuẩn IELTS 6.0, giúp sinh viên giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh thành thạo.

Cá nhân hóa và tối ưu hóa chương trình đào tạo: Sinh viên có thể chọn học [không bắt buộc] một combo môn học của ngành phụ [khối lượng học thêm tương đương 15 tín chỉ] để bổ trợ cho ngành học của mình, sau khi hoàn thảnh combo ngành phụ sinh viên sẽ được cấp chứng nhận điểm của Trường Đại học Văn Lang. Sinh viên có thể chọn combo môn học thuộc 01 trong 08 ngành phụ: Quan hệ Công chúng, Marketing, Kế toán, Tâm lý học, Thương mại Quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị Khách sạn – Du lịch.

  1. Ứng dụng Công nghệ [Smart University]
  • Được tiên phong áp dụng công nghệ trong giảng dạy: thực tế ảo, Trí tuệ nhân tạo, 3D,..
  • Hệ thống học trực tuyến, thư viện trực tuyến
  • App ID, dịch vụ sinh viên được số hóa [sẽ phát triển đồng bộ cùng quá trình Đại học Văn Lang chuyển đổi số].

Chương trình Đào tạo Đặc biệt ngành Thiết kế Đồ họa chú trọng trải nghiệm và thông qua sáng tạo, truyền cảm hứng trong học tập, đào tạo nhà thiết kế phát triển toàn diện dựa trên 03 giá trị cốt lõi “Đạo đức – Ý chí – Sáng tạo”, thông qua rèn luyện thực tế để người học trở thành nhân tố tích cực trong công việc, tập thể và cộng đồng.

Chương trình đào tạo được xây dựng với 04 mục tiêu rõ ràng:

  • Đào tạo Kỹ năng: Công dân toàn cầu, kỹ năng nghề hội nhập xu hướng. [Sinh viên Honor Program ngành Thiết kế Đồ họa có cơ hội tiên phong trong các hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế do Khoa và Nhà trường tổ chức. VD: triển lãm đồ án tốt nghiệp tại Trường ĐH Handong Hàn Quốc]
  • Rèn luyện đạo đức: tính tiên phong, sự hy sinh, tâm hồn rộng mở [Chương trình khuyến khích và tạo động lực để sinh viên sáng tạo, nghiên cứu các xu hướng thiết kế và sản phẩm phục vụ cộng đồng, lan tỏa giá trị tốt đẹp và truyền cảm hứng].
  • Tăng cường trải nghiệm: cuộc sống, văn hóa, nghề nghiệp, hội nhập.

Ngày 11/3/2021 sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa có buổi học ngoại khóa môn Phương pháp Sáng tạo tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Thảo cầm viên Sài Gòn, để cùng trải nghiệm lịch sử, văn hóa và thiên nhiên nhằm phát huy sự tò mò, khả năng quan sát và tương tác đa giác quan thông qua Sketch Note.

  • Huấn luyện sáng tạo: các vấn đề trong thiết kế, đề xuất các giải pháp – Problem Solving – Design thinking. Đây là điểm khác biệt khá quan trọng, vì với chương trình TKĐH tiêu chuẩn ở nhiều nơi, mục tiêu đào tạo là để tạo ra các họa sĩ thiết kế thực hiện được nhu cầu thực tại của khách hàng, nhưng SV CTĐT Đặc biệt được chú trọng tư duy thiết kế để nhìn ra vấn đề trong các thiết kế hiện tại, tiên phong đề xuất các giải pháp thiết kế phù hợp xu hướng, giải quyết được vấn đề thẩm mỹ cho xã hội.

Ngày 12/3/2021, sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa tham dự workshop “Áp dụng công cụ sáng tạo Sketchnote trong Thực hành sáng tạo thông qua dự án thực tế: Thiết kế Brochure và tặng phẩm cho chương trình Đồ hoạ Đặc biệt”.

Chương trình Đào tạo Đặc biệt ngành Thiết kế Đồ họa khác biệt so với chương trình tiêu chuẩn ở mục tiêu đào tạo họa sĩ thiết kế:

  • Chương trình tiêu chuẩn: chú trọng phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn để các họa sĩ thiết kế thực hiện nhu cầu của khách hàng và thị trường.
  • Chương trình đào tạo đặc biệt: chú trọng tư duy thiết kế để nhìn ra vấn đề trong các thiết kế hiện tại, tiên phong đề xuất các giải pháp thiết kế phù hợp xu hướng và đáp ứng thẩm mỹ cho xã hội.

Hoạt động phong trào của sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa tại Văn Lang?

  • CLB Bam Club [cấp Khoa] : Sân chơi nghệ thuật của sinh viên, đóng góp không nhỏ vào các hoạt động nghệ thuật cho Khoa.
  • Học kỳ 1 mỗi năm, Khoa sẽ tổ chức chương trình truyền thống với tên gọi Hoà Sắc. Đây là một trong những chương trình lớn và đầu tư bậc nhất ở Văn Lang, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ bạn bè các Khoa khác.

Hòa Sắc – Lễ hội truyền thống của Sinh viên Khoa Mỹ thuật công nghiệp Trường Đại học Văn Lang

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Thiết kế Đồ họa?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Thiết kế Đồ họa sẽ đảm nhận vị trị sau đây:

  • Hoạ sĩ thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa.
  • Nhân viên thiết kế/ in ấn/ chuyên viên hoạt họa.
  • Trưởng phòng thiết kế/ Giám đốc hình ảnh/ Giám đốc mỹ thuật.
  • Giám đốc sáng tạo là đỉnh cao nghề nghiệp.
  • Freelancer là một lựa chọn việc làm được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm hiện tại với Cử nhân Thiết kế Đồ họa?

Trên các trang tuyển dụng, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy nhiều mẩu tin quảng cáo tuyển dụng với mức lương bình quân từ $500 – $800/ tháng đối với chuyên viên thiết kế đồ họa và từ $1,000/ tháng cho vị trí Trưởng nhóm thiết kế.

Kết quả khảo sát việc làm năm 2020 đối với sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa Trường ĐH Văn Lang tốt nghiệp năm 2019 cũng cho thấy điều đó: 93.94% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, trong đó số có thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng chiếm 52.5%.

Sinh viên Thiết kế Đồ họa Trường Đại học Văn Lang thường đi làm từ năm thứ 2. Theo chia sẻ của sinh viên, mức thu nhập 8 triệu đồng/ tháng dễ dàng đạt được ngay cả khi các bạn chưa tốt nghiệp.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Thiết kế Đồ họa tại Văn Lang?

Điểm Vẽ cao là một lợi thế khi xét tuyển vào ngành Thiết kế Đồ họa [điểm thi Vẽ nhân đôi]. Các bạn muốn xét tuyển vào ngành Thiết kế Đồ họa có thể tham khảo điểm trúng tuyển năm 2019, 2020 tại đây

  • Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT: 20.5 điểm [2019] và 18 điểm [2020].
  • Xét điểm học bạ THPT: 24 điểm [2019], 24 điểm [2020], 24 điểm [đợt 2/2021].

KHOA MỸ THUẬT VÀ THIẾT KẾ

  • Trưởng Khoa: ThS. Phan Quân Dũng
  • Phó Khoa : TS. Nguyễn Đắc Thái
  • Văn phòng Khoa: Lầu 3 – Tòa nhà A, Cơ sở chính [69/68, Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM]
  • Điện thoại: [028] 7109.9248 – ext: 4080
  • Email:

Tháng 6/2020, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn. Nếu bạn muốn học ngành Thiết kế Đồ họa chỉ với 2 năm đào tạo và ra trường với tay nghề cao, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Chương trình Đào tạo ngành Thiết kế Đồ họa của Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề