Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư

Tiểu luận Kinh tế chính trị
  • UniversityTrường Đại học Ngoại thương

  • CourseKinh tế chính trị

  • Academic year

    2019/2020

Helpful?803
Share

Comments

  • Please sign in or register to post comments.
  • Hằng6 days ago

    Many thanks ._.

  • ĐP
    Đức Quang6 months ago

    thanks

Students also viewed

  • [pdf]Tiểu luận KTCT Hàng hóa sức lao động
  • Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư 1
  • VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
  • ôn tập vi mô giữa kì - ...
  • Ktct - Kinh tế chính trị ôn tập câu hỏi theo bộ
  • Kinh tế chính trị ôn tập giữa kì

Other related documents

  • Tiểu luận KTCT Mac Lenin 20201 [final]
  • T005 - tiểu luận triết
  • T003
  • DANH MỤC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
  • [123doc] - bai-giai-bai-tap-kinh-te-vi-mo
  • Chap 6 answer keys Corporate Finance

Related Studylists

ĐH Ngoại ThươngKTCTTiểu luận

Preview text

M c L cụ ụ

  • PHẦN I: Mở đầu
  • thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư PHẦN II: Lí luận giá trị thặng dư Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư và ý nghĩa
    • I, Định nghĩa giá trị thặng dư
  • II, Đặc điểm quy luật sản xuất giá trị thặng dư
  • III, Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.................................................................
  • IV, Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư....................................................
  • V, Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư..............................
  • PHẦN III: Kết luận.................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................

PHẦN I: Mở đầu

Theo danh giá của VI LêNin thì lý luận giá trị thặng dư là hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của C. Các nhà tư bản để đạt được mục đích tối đa của mình họ đã mua sức lao động của người công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm và thu về giá trị thặng dư.

Các nhà kinh tế học thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bót lột lao động làm thuê. Ta có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư , phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và tư bản chiếm không.

Chính vì vậy mà sản xuất giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật thặng dư. Nó quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư có vai trò rất quan trọng , nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy mà tôi đã chọn đề tài Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư . cho bài tiểu luận của mình.

II. Đặc điểm quy luật sản xuất giá trị thặng dư:

Quy luật sản xuất giá trị thặng dư là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Nội dung quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường độ bóc lột công nhân làm thuê. Nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá là quy luật giá trị thì quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị thặng dư. Có thể thấy, vì giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có sung túc vì xuất hiện giá trị mới, nên để duy trì và phát triển sự giàu có dôi dư này, giai cấp tư sản có xu hướng không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn trước. Những tiền bạc thu được đều được đưa vào tái đầu tư, tái sản xuất, thuê mua nguyên vật liệu nhà xưởng để vận hành tạo giá trị thặng dư.

Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB vì theo kinh tế chính trị Mác nó quy định bản chất của nền sản xuất TBCN, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có CNTB Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư- đó là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất TBCN. Ở đâu có giá trị thặng dư thì ở đó có CNTB, ngược lại ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có giá trị thặng dư.

Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại và thúc đẩy sự vận động phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc.

=> Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản:

  • Mâu thuẫn của tư bản và lao động.
  • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp công nhân.

Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa với mục đích thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.

Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

III. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:

Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, do vậy mà các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng khối lượng giá trị thặng dư. Những phương pháp cơ bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối.

1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp thì phương pháp chủ yếu mà các nhà tư bản thường dùng để tăng giá trị thặng dư đó là kéo dài ngày lao động của công nhân , trong điều kiện thời gian lao động là tất yếu không thay đổi.

Giả sử thời gian lao động là 8 giờ trong đó 4 giờ là thơi gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giá trị ngày lao động kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối , vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên , trình độ bóc lột tăng lên đạt 200%[m=200%].

Các nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hoá , nhưng nó tồn tại trong cơ thể sống con người vì vậy mà người công nhân cần có thời gian để ăn ngủ nghỉ ngơi giải trí để phục hồi sức khoẻ nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác , sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho nhu cầu sinh hoạt về tinh thần , vật chất , tôn giáo của mình. Như vậy , về mặt kinh tế , ngày lao động phải dài hạn

IV. Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư: 1. Lợi nhuận thương nghiệp:

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hoá thay cho mìnhực chất, lợi nhuận thương nghiệp chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư nên nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một bộ phận laođộng của công nhân không được trả công.

- Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp: Tư bản công nghiệp nhượng một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hoá thấp hơn giá trị của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán hàng hoá theo đúng giá trị sẽ thu được khoản chênh lệch [hoa hồng].

[ Giá cả < Giá trị ] - [Giá cả = Giá trị] = Ptn

Bán H Bán H

Người

tiêu

dùng

Tư bản

thương

nghiệp

Tư bản

công

nghiệp

Việc nhượng giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp cũng diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Nghĩa là, tư bản thương nghiệp cũng tham gia vào cạnh tranh giữa các ngành để thu được lợi nhuận bình quân cho mình.

  1. Lợi tức và tỷ suất

- Lợi tức chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. Ký hiệu là z.

Nguồn gốc của lợi tức cũng chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy,có thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bót lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.

- Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định. Ký hiệu z

z' = Kcvz x 100 %

Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. Thông thường giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là: 0 < z < p

3. Địa tô: a] Bản chất của địa tô:

Trong nông nghiệp, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân như các ngành khác, nhưng họ phải thuê ruộng đất của địa chủ để kinh doanh, do vậy ngoài lợi nhuận bình quân họ phải thu được phần lợi nhuận siêu ngạch để trả cho nhà tư bản dưới hình thức địa tô. Phần lợi nhuận siêu ngạch phải ổn định và lâu dài.

tô chêch lêch II thành địa tô chêch lêch I. Tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn: Nhà tư bản muốn kéo dài thời hạn thuê ruộng đất, ngược lại, địa chủ lại chỉ muốn cho thuê trong thời hạn ngắn. Vì vậy trong thời hạn thuê đất nhà tư bản tìm mọi cách quay vòng sản xuất, tận dụng và vắt kiệt độ màu mỡ của đất đai. Mác cho rằng lối kinh doanh TBCN trong nông nghiệp dẫn đến quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm xuống.

- Địa tô tuyệt đối:

  • Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành bởi sự chêch lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung. Đây là loại địa tô mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, bất kể ruộng đất tốt hay xấu.

  • Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp.

  • Nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh để hình thành lợi nhuận bình quân.

Vậy: Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản suất chung.

V. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư:

1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: Việc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

  1. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư trong quản lý các doanh nghiệp nước ta hiện nay khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

a] Điều kiện nước ta:

Quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó, đem lại những tiến bộ vượt bậc và thành tựu đáng kinh ngạc cho chủ nghĩa tư bản. Nước ta nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đang nỗ lực không ngừng trên con đường của mình để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Riêng với nước ta, chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa từ chế độ phong kiến, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, xuất phát điểm là một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng ta phải học tập những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được, trong đó quan tâm đặc biệt đến quy luật kinh tế cơ bản của nó là quy luật giá trị thặng dư, sửa chữa quan niệm sai lầm trước kia xây dựng nền kinh tế tự cấp khép kín, kế hoạch hoá tập trung. Ngày nay chúng ta thực hiện chính sách kinh tế mới: chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy nên hiểu như thế nào cho đúng?

b] Hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

PHẦN III: Kết luận.................................................................................

Đề tài giúp nâng cao tư duy nhận thức và trình độ lí luận về học thuyết kinh tế cũng như chủ nghĩa Mác, nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư, nhận thấy vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế.

Việt nam hiện nay đang phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế mở cửa, vì vậy đã có quy luật giá trị thặng dư hoạt động. Nhận thức về quy luật trang bị cho các nhà kinh tế những hiểu biết trong quản lí và sản xuất kinh doanh. Hiểu được quy luật này thì sẽ nắm được sự vận động của các quy luật khác: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị.... vì quy luật giá trị thặng dư là quy luật trung tâm. Từ đó các nhà kinh tế có biện pháp tối ưu hơn, phù hợp quy luật để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Đề tài thực sự có ý nghĩa thực tiễn và giá trị vận dụng trong phương thức sản xuất và nền sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Một yêu cầu trong phát triển kinh tế, sử dụng quy luật giá trị thặng dư trong quản lí doang nghiệp là các doanh nghiệp nước ta phải vận dụng một cách hợp lí quy luật giá trị thăng dư,

tuân theo sự điều tiết, quản lí vĩ mô của nhà nước để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa quyền lợi thuộc về nhân dân và người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1- Giáo trình: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. 2- Kinh tế chính trị học Mác-Lênin. 3- Giáo trình kinh tế chính trị.

4- Các tạp chí kinh tế thời báo doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề