Các phương pháp dạy học môn lịch sử

[ĐHVO]. Môn lịch sử từ lâu vốn chưa thu hút được sự chú ý của học sinh bởi môn học này có phần khô khan. Vậy nhưng, nhờ vào những phương pháp giảng dạy sáng tạo này, học sinh đã ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đối với sử Việt.

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Từ lâu, bộ môn lịch sử đã được đưa vào là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta. Tuy nhiên, môn học này chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Nhiều học sinh mặc dù vẫn được điểm tốt nhưng lại không nắm chắc các kiến thức lịch sử. Thậm chí, nhiều em còn bỏ bê môn học này vì cảm thấy đây là một bộ môn nhàm chán. Nhằm nâng cao sự quan tâm, chú ý cũng như yêu thích môn lịch sử của học sinh, nhiều trường học trên phạm vi cả nước đã áp dụng các phương pháp dạy lịch sử sáng tạo và thú vị. Những phương pháp này đã đạt được những thành công nhất định và làm cho ngày càng nhiều học sinh đam mê tìm hiểu về lịch sử Việt Nam.

1. Kết hợp giữa âm nhạc và lịch sử

Nhằm giúp học sinh không bị nhàm chán bởi các dấu mốc lịch sử, anh hùng dân tộc,… trong các giờ học Lịch sử, thầy giáo Nguyễn Hữu Nhân – giáo viên Lịch sử trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp – đã khéo léo lồng ghép những bài hát liên quan đến các sự kiện lịch sử trong bài giảng của mình. Cụ thể, khi dạy về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng, thầy Nhân đã cho học sinh của mình nghe các bài ca như “Hò kéo pháo”, “Chiến thắng Điện Biên”. Trong tiết học về thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945, học sinh đã được nghe bản tuyên ngôn Độc lập do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên Quảng trường Ba Đình cùng bài hát “Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc” của nhạc sỹ Tân Huyền. Nhờ có phương pháp giảng dạy đặc biệt này mà các học trò của thầy Nhân ngày càng ham mê, yêu thích môn Lịch sử.

[ Bài hát “Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc” của nhạc sỹ Tân Huyền]

2. Tổ chức các cuộc thi viết, kể chuyện về các sự kiện, nhân vật lịch sử

Đây là phương pháp khá thú vị được nhiều giáo viên thuộc các trường học ở nhiều tỉnh thành của nước ta áp dụng trong quá trình giảng dạy. Cụ thể, trước mỗi buổi học kiến thức mới, học sinh sẽ được giao việc tự tìm hiểu trước về các kiến thức lịch sử đó. Sau đó, các em sẽ thay nhau kể lại về sự kiện hoặc các nhân vật lịch sử có liên quan đến trong bài học. Khi kết thúc buổi học, những học sinh có tinh thần học tập, tìm hiểu được nhiều kiến thức đúng sẽ được tuyên dương hoặc thưởng điểm trước lớp. Phương pháp này vừa giúp các em tăng khả năng tiếp thu kiến thức, đồng thời cũng góp phần nâng cao các kỹ năng mềm như: nói, thuyết trình. Bên cạnh đó, với tinh thần ganh đua trong học tập, các em học sinh cũng sẽ cảm thấy buổi học trở nên thú vị hơn thông qua các cuộc thi diễn ra ngay trong lớp.

3.  Cung cấp các tư liệu dưới dạng hình ảnh

Đây cũng là một phương pháp rất hay trong việc kích thích tinh thần học tập của học sinh đối với môn Lịch sử nói riêng và nhiều môn học khác nói chung.Theo nghiên cứu khoa học về chức năng của thị giác, các thông tin mà mắt tiếp nhận sẽ được truyền ngay đến não để xử lý. Do đó, với những hình ảnh minh họa hay video đi kèm, học sinh có thể có được những liên tưởng mới và thú vị. Sự tưởng tượng ấy sẽ giúp các thư thái đầu óc và thích thú hơn trong khi học Lịch sử. Từ đó, các em có thể ghi nhớ sự kiện lịch sử hơn mà không cần phải dành quá nhiều thời gian để học thuộc.

Ngoài ra, hiện nay, trên thị trường cũng bắt đầu xuất hiện những cuốn truyện tranh về lịch sử hay những tiểu thuyết dã sử. Các tác phẩm này [đã thông qua việc] đánh vào tâm lý “vừa chơi, vừa học” của học sinh để truyền tải các kiến thức lịch sử. Tuy nhiên, việc lựa chọn được những tác phẩm phù hợp và có chất lượng tương đối khó bởi vẫn còn tồn tại những tác phẩm lậu, không được cấp phép và chứa đựng nhiều thông tin sai lệch. Do đó, các em cần sự chỉ dẫn của giáo viên trong việc lựa chọn đầu sách hay để đọc.

Với nhiệt huyết trong công việc và mong muốn truyền đạt được nhiều kiến thức cho học sinh, các giáo viên dạy Sử đã và đang sáng tạo ra nhiều phương pháp dạy mới và hiệu quả. Những phương pháp này không chỉ góp phần truyền tải được nhiều kiến thức Sử học mà còn làm tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn học bị coi là khô khan này.

Hồng Ánh

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS

I. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong NQ TƯ 4 khóa VII [1-1993], NQ TƯ 2 khóa VIII [12-1996], được thể chế hóa trong Luật giáo dục [2005], được cụ thể hóa trong các chỉ thị của BGD&ĐT, đặc biệt là chỉ thị số 14 [4-1999]

          Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

ð  Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

1.Đổi mới PPDH: người học, đối tượng của hoạt động “dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.

          2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là mục tiêu của dạy học.

          Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho HS có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, y chí tự học thì kết quả sẽ nhân lên gấp bội. Vì vậy, hiện nay người ta nhấn mạnh chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động. Tự học không chỉ ở nhà sau bài lên lớp mà ngay ở tiết học tại trường.

          3. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.

          Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạyhọc truyền thống. Trong hệ thống các phương pháp dạy học quen thuộc có nhiều phương pháp tích cực. Đổi mới phương pháp dạy và học cần kế thừa, phát triển nhữngmặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh, thực tiễn…Trong giảng dạy môn LS không có phương pháp nào là vạn năng. Tùy theo điều kiện cụ thể có thể lựa chọn phương pháp khác nhau. Một phương pháp có thể sử dụng trong nhiều nội dung và ngược lại, trong một nội dung có thể sử dụng nhiều phương pháp.

1. Phương pháp nêu vấn đề

a. Nhiệm vụ của người dạy [thiết kế]

- Tạo tình huống có vấn đề:

          Theo chúng tôi, vấn đề phải ‘mới” đối với HS, phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng bài học, tiết học. Việc tạo tình huống có vấn đề không thể tràn lan, không nên đặt ra những vấn đề quá lớn như một đề tài khoa học, càng không nên sa vào tình huống vụn vặt chỉ nhằm thỏa mãn tính tò mò của HS, nên tập trung vào nội dung then chốt của mỗi bài, chương

- Hướng dẫn cách giải quyết tình huống:

          GV không chỉ nêu vấn đề và yêu cầu HS giải quyết theo lối “khoán trắng”, áp đặt mà cần giúp đỡ họ với tư cách là người cố vấn học tập bằng nhiều biện pháp khác nhau: đặt câu hỏi gợi mở, cung cấp danh mục tài liệu cần đọc, giải thích những khái niệm mới…

- Chủ trì thảo luận, giải quyết vấn đề

          Tùy theo vấn đề mà có thể tổ chức trình bày kết quả tại nhóm, lớp hoặc kết hợp thảo luận ở nhóm trước, lớp sau

          Các nhóm hoặc cá nhân sẽ thay nhau trình bày kết quả nghiên cứu của mình. GV giữ vai trò điều khiển, thảo luận chung ở lớp. Trong thảo luận các vấn đề lịch sử, sẽ có nhiều câu hỏi chất vấn, tranh luận. GV không trực tiếp trả lời mà nên hướng dẫn HS tự trả lời.

- Tổng kết đánh giá và hướng dẫn nội dung nghiên cứu tiếp theo

          Tùy theo thời gian và nội dung vấn đề mà chủ động kết thúc việc thảo luận, có thể kết luận chốt lại vấn đề, nhưng cũng có thể để ngỏ kèm theo sự gợi y cho HS tiếp tục nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả của từng buổi thảo luận, GV đánh giá và cho điểm.

b. Nhiệm vụ của người học [thi công]

- Đọc tài liệu và tiếp xúc với nguồn thông tin khác nhau

          Đây là bước quan trong nhất trong quá trình giải quyết vấn đề của HS. Nó giữ vị trí quyết định thành công của PPDH nêu vấn đề. Sẽ không có kết quả gì nếu HS không chịu thi công

          Khi tiếp xúc với nhiều tài liệu khác nhau [sách báo, tạp chí, phim ảnh…] HS bắt đầu hình thành y tưởng của mình, phát huy tính chủ thể trong quá trình học tập. Môn LS có nhiều nguồn tài liệu, nhưng do thời gian có hạn, trước hết HS cần đọc đủ những tài liệu được hướng dẫn. Khi đọc phải kết hợp với ghi chép và từng bước trả lời những câu hỏi gợi mở.

- Làm báo cáo kết quả giải quyết vấn đề

          Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, HS trình bày kết quả bằng văn bản. Đây cũng là bước cần được thực hiện độc lập giữa các HS/nhóm HS.

- Trình bày trước lớp kết quả nghiên cứu

          HS có trách nhiệm thay nhau trình bày trước lớp. GV nên tạo thói quen cho mọi HS đều luôn trong tư thế sẵn sàng trả lời các câu hỏi. Đây cũng là cơ hội để HS rèn luyện khả năng diễn đạt trước đông người.

2. Phương pháp thảo luận nhóm tại lớp

a. Khái niệm

          Trong dạy học LS, có nhiều hình thức hợp tác theo nhóm nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập khác nhau ở trong hoặc ngoài lớp. Có thể là hợp tác nhóm trong đó mỗi thành viên của nhóm sẽ thực hiện một phần của vấn đề dưới sự chủ trì của GV hoặc nhóm trưởng. Có thể là sự hợp tác giữa các thành viên để cùng giải quyết một tình huống có vấn đề đã được đặt ra.

          Ở đây, chúng tôi chỉ bàn về phương pháp thảo luận tại lớp giải quyết những câu hỏi/ chủ đề cụ thể.

          Để thực hành phương pháp này, cần chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ khoảng 5 HS, chỗ ngồi cố định ở gần nhau, tránh phải thay đổi chỗ khi thảo luận.

          Câu hỏi để thảo luận nhóm tại lớp cần đáp ứng những yêu cầu sau:

-         Nhằm vào những kiến thức cơ bản. Tài liệu phục vụ việc chuẩn bị trả lời phải được chọn lọc kỹ bao gồm tài liệu bắt buộc và tham khảo đã công bố trước

-         Kích thích tư duy cho mỗi HS bằng những câu hỏi có yêu cầu vận dụng kiến thức, so sánh, giải thích, nhận xét, đánh giá.

VD1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập ĐCSVN?

VD2: So sánh việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng.

VD3: Tại sao trong cuộc kháng chiến chống Pháp [1945-1954], nhân dân ta phải đánh lâu dài?

VD4: Giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam VN có những điểm gì giống nhau?

- Thời lượng để thảo luận mỗi câu hỏi nhóm khoảng 10 phút nên không thể đặt ra những câu hỏi với nội dung trả lời quá dài mà là vừa tầm kèm theo sự gợi y cần thiết. Những câu hỏi lớn có thể chia thành nhiều câu hỏi nhỏ hơn.

VD: “ Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước, NQA đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản?” có thể chia thành câu hỏi nhỏ hơn:

1.     Bối cảnh thời đại có tác động gì đến quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc?

2.     Vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp của dân tộc VN cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thất bại? Sự thất bại đó đặt ra yêu cầu gì?

3.     Trí tuệ và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc biểu hiện như thế nào trong quá trình tìm đường cứu nước?

Dạy và học LS bằng PP thảo luận nhóm tại lớp có y nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới PPD-H hiện nay. PP này có tác dụng kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm. …..

b. Quy trình

- Nhiệm vụ của thầy [chủ đạo]

+ Lựa chọn câu hỏi, nội dung thảo luận theo trình tự chặt chẽ, đảm bảo tính hệ thống của môn học, nhằm vào trọng tâm kiến thức.

+ Hướng dẫn chuẩn bị: giới thiệu những tài liệu cần đọc [chính xác đến từng trang], nêu câu hỏi gợi y [nếu cần], hướng dẫn cách viết đề cương

+ Tổ chức các nhóm học tập, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm

+ Hướng dẫn hoạt động của nhóm

+ Chủ trì thảo luận chung của cả lớp, điều hành các nhóm thay nhau trình bày trước lớp, đặt câu hỏi gợi y khi cần thiết nhằm hướng dẫn HS trả lời đúng yêu cầu của từng câu hỏi, tránh bao biện, trả lời thay, mang tính áp đặt.

+ Đánh giá, nhận xét, hướng dẫn tự học, bổ sung và hoàn chỉnh đề cương và cho điểm một số nhóm hoặc cá nhân

- Nhiệm vụ của trò [chủ động]

+ Chuẩn bị: từng cá nhân đọc tài liệu, làm đề cương theo hướng dẫn của thày [đối với những câu hỏi/ chủ đề cần chuẩn bị ở nhà]

+ Tiến hành thảo luận tại nhóm

+ Thảo luận chung ở lớp: đại diện nhóm thay nhau trình bày kết quả làm việc của nhóm. Cả lớp tranh luận, chất vấn hoặc trả lời chất vấn.

+ Hoàn chỉnh đề cương

3. Xuất phát từ lý luận đã nêu và quá trình nhận thức của HS PTTH, cũng như đặc trưng của kiến thức Lịch sử, chúng tôi cho rằng những KNTH Lịch sử chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS gồm:

- Kỹ năng tự học với SGK lịch sử

SGK là tài liệu học tập cơ bản để HS học tập. Nội dung SGK Lịch sử cung cấp cho HS hệ thống tri thức khoa học về tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch sử loài người và lịch sử dân tộc, qua đó rèn luyện khả năng tư duy logic, giáo dục thế giới quan khoa học và tư tưởng tình cảm đúng đắn cho các em. Để phát triển KHTH với SGK Lịch sử, GV cần hướng dẫn HS rèn luyện hệ thống KN liên quan như KN đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong SGK; KN lập dàn ý bài viết SGK; KN khai thác nội dung kiến thức qua kênh hình trong SGK; KN khai thác kiến thức qua đoạn chữ in nhỏ trong SGK; KN tìm ý để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK; KN kết hợp nghe giảng và tự ghi chép,…

- Kỹ năng tự làm việc với tài liệu tham khảo

Trong quá trình DH Lịch sử ở trường phổ thông, bên cạnh SGK thì tài liệu tham khảo là nguồn kiến thức quan trọng, là căn cứ khoa học về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện, giúp HS khắc phục tình trạng "hiện đại hóa lịch sử". Nó giúp HS nắm vững bản chất của sự kiện lịch sử và rèn luyện cho HS thói quan tốt như ý thức tự đọc sách, say mê, tự giác học tập.

Để phát triển KNTH với tài liệu tham khảo, GV cần hướng dẫn HS thực hiện tốt các KN tự nghiên cứu đoạn trích trong tài liệu tham khảo [tự đọc đoạn trích, phân nhỏ và tìm ý chính của từng đoạn, tự ghi chép nội dung]; tự trình bày tài liệu tham khảo [bằng văn bản hay thuyết trình]; ghi lại những suy nghĩ về những vấn đề rút ra sau khi đọc tài liệu [vấn đề liên quan đến nội dung bài học, nội dung thích nhất, những thắc mắc, mục đích sử dụng những kiến thức đã thu nhận sau khi đọc].

Để hình thành và phát triển KNTH với tài liệu tham khảo, GV cần cung cấp tài liệu cho HS, hoặc giới thiệu địa chỉ tin cậy để HS tiếp cận với tài liệu [thư viện, mạng Internet,…]; nêu yêu cầu, nội dung, mức độ, hướng dẫn cách đọc và ghi chép tài liệu; trình bày kết quả tìm đọc của mình. Qua nhiều lần tập dượt như vậy, KN này từng bước được củng cố và hoàn thiện.

- Kỹ năng tự học với đồ dùng trực quan

Sử dụng đồ dùng trực quan trong day học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng vừa là nguyên tắc, vừa là phương pháp dạy học quan trọng. Đồ dùng trực quan khoa học không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng nhằm cụ thể hóa, bổ sung cho kênh chữ, mà còn gây hứng thú học tập cho HS, tạo nên sự sinh động, hấp dẫn của giờ học. Thực tế giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cho thấy, nếu GV chỉ giúp HS khai thác nội dung kênh chữ một cách đơn thuần thì tiết học trên nên nặng nề, kém hấp dẫn, không tạo được hiệu quả của bài học. Vì vậy, trong quá trình dạy học GV cần hướng dẫn, rèn luyện cho HS các KN khai thác và sử dụng hiệu quả các loại đồ dùng trực quan khác nhau.

Có nhiều loại đồ dùng trực quan cần khai thác và sử dụng để phát triển KNTH cho HS. Trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, cần hình thành và phát triển cho HS những KNTH với đồ dùng trực quan chủ yếu như tự khai thác bản đồ, lược đồ lịch sử theo đúng phương pháp bộ môn; KN khai thác nội dung cơ bản qua tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu; KN hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức qua sơ đồ, đồ thị, biểu đồ; KN sử dụng các phương tiện trực quan hiện đại [máy tính, mạng Internet…]

Để phát triển KNTH với đồ dùng trực quan cho HS, GV cần hướng dẫn HS rèn luyện thường xuyên hệ thống KN tương ứng trong giờ học nghiên cứu kiến thức mới, giờ ôn tập, sơ kết, tổng kết, hay khi tự học ở nhà.

- Kỹ năng nghe giảng - tự ghi chép

Nghe giảng và tự ghi chép là KN cơ bản HS cần có trong quá trình học tập ở trường phổ thông. Việc kết hợp khoa học hai KN này không chỉ giúp HS theo dõi bài giảng của GV để chủ động chiếm lĩnh kiến thức một cách bền vững, mà còn giáo dục HS ý thức tự giác, kiên nhẫn và khả năng tư duy nhanh.

Khi học tập ở trên lớp, HS phải vận dụng nhiều thao tác như nghe giảng, ghi chép, theo dõi SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi,… Vì vậy, trong quá trình nghe giảng đòi hỏi HS phải biết chọn lọc kiến thức để ghi chép theo ý hiểu của mình sao cho ngắn gọn, đủ ý, chính xác, dễ hiểu, dễ nhớ, gợi tư duy. Muốn vậy, HS phải iết xác định nội dung cần ghi chép khi nghe giảng; biết ghi nhanh nội dung khó để tìm hiểu ở phần sau, tránh việc nghe giảng và ghi chép bị gián đoạn; biết tự nêu câu hỏi sau khi nghe giảng để hiểu sâu kiến thức và làm rõ những kiến thức khó, chưa hiểu. Làm như vậy nhiều lần sẽ rèn luyện cho HS có KN năng nghe giảng và ghi chép hiệu quả.

- Kỹ năng tư duy lịch sử

"Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bẳn chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà ta chưa biết". Một trong những đặc diểm của kiến thức lịch  sử là sự thống nhất giữa sử và luận. Để hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử thì không thể thiếu hoạt động "luận", tức là phân tích, so sánh tổng hợp khái quát hóa. Phát triển KN tư duy không chỉ giúp HS lĩnh hội và nắm vững các khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử, mà còn giáo dục các em tính kiên trì trong lao động học tập, vượt khó và góp phần phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là các thao tác của tư duy. Vì vậy, đây là KN rất quan trọng cần hình thành và phát triển cho HS trong học tập Lịch sử ở trường phổ thông.

Để phát triển kỹ năng này, đòi hỏi HS phải biết tự phân tích [tách đối tượng thành những thuộc tính bộ phận, các mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để xem xét nhận thức]; biết tự tổng hợp kiến thức [sử dụng trí óc đưa những thành phần đã phân tích vào thành một chỉnh thể thống nhất, để nhận thức đối tượng bao quát hơn; biết so sánh [xác định sự giống và khác nhau giữa các sự kiện, hiện tượng]; biết trừu tượng hóa [dùng trí óc gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận không cần thiết, chỉ giữ lại những yếu tố căn bản để tư duy]; biết khái quát hóa [bao quát nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại,… tìm ra những nét chung cho các sự kiện, hiện tượng lịch sử]

- Kỹ năng trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi

Câu hỏi là thuật ngữ dùng để chỉ việc nêu vấn đề trong nói hoặc viết, đòi hỏi có cách giải quyết.Câu hỏi bao giờ cũng mang yếu tố mở, yếu tố nhận biết, khám phá hoặc khám phá lại dưới dạng một thông tin khác bằng cách cho HS tìm ra các mối quan hệ, các quy tắc, các con đường tạo ra một câu hỏi hoặc một cách giải quyết mới.

Tự đặt câu hỏi tức là trong quá trình tiếp thu kiến thức, HS này sinh những thắc mắc, những câu hỏi mong muốn timfhieeur sâu hơn vấn đề đanghọc. HS tự nêu câu hỏi hay tự phát hiện vấn đề là mức độ cao của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học.

Hình thành, phát triển KN trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi là một công cụ học tập hiệu quả. Nó giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức, có tinh thần vượt khó và phát triển tính tích cực trong lao động học tập của các em.

KN tự trả lời câu hỏi của HS bao gồm các hoạt động: độc lập suy nghĩ nhận thức được yêu cầu của câu hỏi; lựa chọn kiến thức có trong SGK, huy động kiến thức đã biết theo yêu cầu của câu hỏi. Kỹ năng tự đặt câu hỏi của HS bao gồm các hoạt động: phát hiện những điều chưa hiểu khi đọc SGK hay khi nghe giảng, suy nghĩ vấn đề và nêu thành câu hỏi; tự suy nghĩ, trao đổi với bạn bè, hỏi thầy, cô để tìm cách lý giải.

- Kỹ năng ghi nhớ kiến thức lịch sử

"Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết "ấn tượng" của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử cơ bản mà HS đang tri giác trên vỏ não. Đây cũng là quá trình HS hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới học với tài liệu đã có và mối liên hệ giữa các bộ phận của hệ thống kiến thức mới. Trong học tập lịch sử, việc ghi nhớ kiến thức càng quang trọng. Nếu HS không nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử cơ bản thì khó có các hoạt động phân tích, so sánh, đánh giá để hiểu bản chất của chúng. Tuy nhiên, việc ghi nhớ ở đây phải trên cơ sở hiểu, không phải nhớ máy móc, học thuộc lòng thụ động. Hình thành, phát triển KN ghi nhớ kiến thức lịch sử của HS bao gồm các hoạt động cơ bản sau:

+ Ghi nhớ kiến thức đang nghiên cứu trong bài học, gồm hai loại: ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định.

+ Giữ gìn những kiến thức đã ghi nhớ [quá trình củng cố vững chắc "dấu vết" đã hình thành được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ], gồm hai hình thức: gìn giữ tiêu cực và gìn giữ tích cực. Trong hoạt động học tập nói chung, học tập lịch sử nói riêng, quá trình gìn giữ kiến thức được gọi là ôn tập.

+ Nhận lại, nhớ lại, hồi tưởng lại [tái hiện]: "Tái hiện là mọt quá trình trí nhớ lamfsoongs lại nhữn nội dung đã được ghi nhớ và giữ gìn". Quá trình tái hiện kiến thức nói chung, kiến thức lịch sử nói riêng được biểu hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại, hình dung tưởng tượng lại [hồi tưởng]. Nhận lại sự nhớ lại những kiến thức đã học trong điều kiện tri giác lại tài liệu học tập đó. Nhớ lại hồi tưởng lại, làm sống lại những kiến thức đã được củng cố trong trí nhớ, không cần tri giác lại những tài liệu sự kiện, hiện tượng đã gây nên những hình ảnh đó.

- Kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử

KN trình bày một vấn đề lịch sử la rèn luyện cho HS khả nang trình bày nội dung kiến thức lịch sử bằng ngôn ngữ nói hay viết theo yêu cầu do GV đưa ra. Hình thành và phát triển cho HS KN trình bày kiến thức có vai trò lớn trong dạy học lịch sử. Nó giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức, phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt và tư duy logic. Môn Lịch sử là một ngành của khoa học xã hội nhân văn. Kiến thức lịch sử mà HS lĩnh hội không chỉ bằng những con số khô cứng hay những công thức như các môn khoa học tự nhiên, mà phải được diễn giải bằng lời, qua diễn đạt ngôn ngữ, hành văn và cách trình bày. Vì vậy, trong quá trình dạy học, cùng với quá trình tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức, GV phải không ngừng rèn luyện cho các em KN trình bày theo văn phong sử học.

Trong quá trình học tập, GV cần rèn luyện cho HS KN trình bày miệng thông qua hoạt động nhóm, tổ [trên lớp] hay làm bài tập tự luận [ở nhà] để rèn luyện KN trình bày văn bản [KN viết] cho HS.

KN làm bài thi của HS cũng là cần thiết. Trình bày một bài thi Lịch sử đòi hỏi HS có KN diễn đạt nọi dng lịch sử bằng ngôn ngữ và cách hiểu của mình. Đây chính là mọt chu trình khép kín theo vòng xoáy trôn ốc trong việc rèn luyện KNTH Lịch sử cho HS.

Nọi dung KN trình bày một vấn đề lịch sử gồm các hoạt động: HS độc lập suy nghĩ đểhiểu yêu cầu cần trình bày, lập dàn ý sơ lược [trình bày miệng cần lập dàn ý trong đầu],lựa chọn kiến thức cơ bản cần trình bày, lựa chọn ngôn ngữ để trình bày [trình bày miệng phải ngắn gọn, tập trung vào ý chính; trình bày viết phải có văn phong trong sáng, mạch lạc].

- Kỹ năng ôn tập, củng cố kiến thức lịch sử

Theo Từ điển tiếng Việt, ôn tập là "học và luyện lại những điều đãhọc để nắm chắc". Hay ôn tập là "học lại những điều đã học để hiểu kỹ, nhớ lâu". Ôn luyện là "ôn tập lại nhiều lần để nắm chắc, để thành thạo". Các nhà giáo dục cho rằng, "ôn tập cũng giống như luyện tập về thực hành đều sử dụng việc nhắc và nhớ lại". Về thực chất, "ôn tập giúp người học có cái nhìn mới hay làm mới cách nhìn cũ để hiểu sâu sắc hơn các mối quan hệ và những khái niệm, sự kiện đã học trước đó". Mục đích của ôn tập không chỉ củng cố tri thức, mà còn tạo khả năng cho GV sửa chữa những sai lệch trong hiểu biết của HS, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực, độc lập tư duy và năng lực thực hành của HS.

Ôn tập và tự ôn tập kiến thức trong dạy học nói chung, daỵ học Lịch sử nói riêng có vai trò, ý nghĩa to lớn. Là một khâu quan trọng của quá trình dạy học Lịch sử và có quan hệ biện chứng với các khâu khác. Nó liên kết giữa nghiên cứu kiến thức mới với vận dụng kiến thức và kiểm tra đánh giá. Đồng thời, còn là khâu chuẩn bị cho kiểm tra, đánh giá.Vì vậy, củng cố, ôn tập giúp HS nắm vững kiến thức đã học, bổ sung, hoàn thiện, khắc sâu kiến thức, rèn luyện KN và góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm và thái độ đúng trong học tập bộ môn Lịch sử.

Hình thành và phát triển KN tự ôn tập kiến thức lịch sử cho HS bao gồm các hoạt động: Biết tự củng cố kiến thức đang học sau mỗi mục, mỗi phần của bài học thông qua việc ghi nhớ kiến thức cốt lõi và GV cung cấp, hay trả lời câu hỏi do GV đưa ra; biết tự hệ thống hóa kiến thức toàn bài để củng cố, nắm vững nội dung chính của bài, chương thông qua việc tự huy động những kiến thức đã lĩnh hội của bài để trả lời câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức do GV đưa ra ở cuối giờ; biết sử dụng kiến thức đã học để tự giải quyết các bài tập về nhà mà GV đưa ra để củng cố, ôn lại kiến thức; biết tái hiện lại kiến thức của bài học cũ để trả lời câu hỏi kiểm tra ở đầu giờ bài học sau để củng cố ôn lại kiến thức cũ; biết tái hiện lại và sử dụng kiến thức đã nắm vững để trả lời câu hỏi, hay trao đổi thảo luận trong giờ ôn tập, sơ kết, tổng kết; biết tự hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức của giai đoạn hay một quá trình lịch sử.

- Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Lịch sử của HS là quá trình thu thập và xử lý những thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của HS,… so với mục tiêu, yêu cầu học tập.

Tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử là quá trình người học tự thu thập, xử lý những thông tin về việc lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của mình so với yêu cầu đặt ra. Tự kiểm tra, đánh giá của HS trong học tập Lịch sử thực chất là một trong cacshoatj động TH. Do đó, phát triển KN tự kiểm tra, đánh giá là một biện pháp quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động người học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, đáp ứng mục tiêu môn học. Việc tự kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với HS.

Hình thành và phát triển KN tự kiểm tra, đánh giá cho HS bao gồm những hoạt động:

+ HS biết tự tái hiện kiến thức lịch sử đã học: Tự lập và nhớ lại dàn ý bài đã học; nhận lại, nhớ lại, hồi tưởng lại những sự kiện, khái niệm, kết luận,… theo dàn bài đã cấu tạo; tự trình bày hoặc trao đổi với bạn theo dàn ý đã lập.

+ HS tự trả lời câu hỏi trong SGK: câu hỏi trong SGK là sự thể hiện kiến thức cơ bản của bài, của mục. Nó có chức năng định hướng quan trọng giúp HS biết tập trung vào kiến thức cơ bản khi nghe giảng, học tập ở nhà, có tác dụng lớn trong việc phát triển nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện HS.

Để có KN tự kiểm tra, đánh giá, HS cần: Xác định được yêu cầu của câu hỏi, tức là HS phải tự tìm tòi, lý giải vấn đề gì? có mấy ý phải trả lời? xác định nội dung câu trả lời trong SGK và các tài liệu tham khảo, dự kiến câu trả lời dưới dạng dàn ý. Đây là thao tác quan trọng, nó phát triển ở HS tư duy logic, dàn ý càng chi tiết thì câu trả lời càng rõ ràng; Tái hiện kiến thức có liên quan để trả lời. Sau khi đã có được dàn ý, HS lần lượt nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời các ý nhỏ, ý lớn và dần dần hình thành câu trả lời. Thực hiện tốt khâu này, HS sẽ khắc sâu kiến thức hơn; Tập trình bày câu trả lời dưới dạng một vấn đề lịch sử, tức là HS biết kết nói từ các khâu rời rạc thành một chuỗi các thao tác để tìm hiểu các sự kiện, hiện tượn lịch sử từ hình thức đến nội dung, bản chất.

Vấn đề hình thành, phát triển và rèn luyện KNTH Lịch sử cho HS phổ thông là rất cần thiết trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ và bùng nổ thông tin hiện nay. Song TH là một công việc khó khăn, gian khổ, lâu dài trong quá trình tự rèn luyện bền bỉ của mỗi HS. Để rèn luyện KNTH Lịch sử cho HS có hiệu quả, bản thân mỗi GV phải không ngừng TH nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận dạy học bộ môn, năng lực giảng dạy, trở thành tấm gương sáng về TH đối với HS. Mặt khác, công việc này muốn có hiệu quả còn cần một quan niệm đúng về môn học và việc tạo điều kiện của các cấp quản lý giáo dục xã hội, cha mẹ HS.

 

Nguyễn Thị Hoàng Hà

Video liên quan

Chủ Đề