Các loại bánh cho người đau dạ dày

Người viêm loét dạ dày nên ăn ngọt

Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng và các loại khoai là thức ăn phù hợp với người bị loét dạ dày. Nên ăn nhiều đồ ngọt và béo vì chúng có tính chất "bao bọc" niêm mạc dạ dày, tránh loét nặng thêm.

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hóa, có 4 lớp: màng bao bọc bên ngoài; lớp cơ; màng trơn và màng nhờn [niêm mạc]. Màng nhờn có những tế bào tiết ra chất nhờn để bảo vệ dạ dày khỏi bị acid làm hư hại; nhưng cũng có những tế bào tiết ra acid chlohydric [HCl]. Dạ dày bị viêm loét là do các tế bào này tăng tiết acid, làm loét niêm mạc. Đôi khi, chất acid làm viêm loét dạ dày có thể do bên ngoài đưa vào. Khi bị bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, làm giảm tác động của acid tiết ra trên niêm mạc dạ dày. Nên ăn chất ngọt, chất béo, dùng những thức ăn có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới; không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3 giờ. Khi chế biến thức ăn nên nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường hấp luộc, hạn chế xào nấu. Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai [khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp] là những thứ nên ăn. Các món thích hợp khác là thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, phomát; đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, chè. Về nước uống, nên chọn nước lọc, nước khoáng. Không nên ăn các loại thực phẩm có độ acid cao [quả chua, dưa, cà muối, giấm, mẻ, tương ớt] hoặc tạo hơi trong dạ dày [đậu đỗ, dưa cà muối, hành], các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày [như rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè] hay tăng tiết acid [nước sốt thịt, cá đậm đặc]. Ngoài ra, không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích, sữa chua. Nếu bị viêm dạ dày cấp tính, bạn cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Có thể nhịn ăn trong vòng 24 - 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích tiết acid, càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn, nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền, uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng 1.200-1.300 Kcal. Mỗi lần ăn với lượng ít; ăn nhiều lần cách nhau 1 giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường. Trong trường hợp viêm dạ dày mãn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do sự tiêu hóa hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.

Chế độ ăn 3 giai đoạn Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày. Chỉ nên ăn sữa, 1-2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần chỉ khoảng 1/3-1/2 cốc [khoảng 100 ml]. Tổng năng lượng chỉ cần khoảng 1.200 Kcal. Vài ngày sau dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng thêm năng lượng. Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, súp, mỗi lần 100 ml, sau đó tăng dần lên. Nên ăn 6 bữa/ngày, sau đó ăn các loại như cơm nếp, bánh mì, bánh quy, thịt cá nghiền nát. Khi ăn nên nhai kỹ để đồ ăn thấm nước trước khi nuốt.

Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Hỏi

Xin chào bác sĩ. Tôi bị viêm loét dạ dày, không HP. Tôi đã đọc bài viết về các loại thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày, bài viết rất bổ ích. Có điều tôi chưa hiểu là bánh mì nướng có tốt cho bệnh nhân đau dạ dày không?. Bởi lẽ bánh mì nướng tạo ra các chất acid trong dạ dày như trong bài viết, theo tôi hiểu là khi ăn vào, dạ dày tiết nhiều acid hơn. Mong bác sĩ giải đáp giúp. Cảm ơn bác sĩ tư vấn ạ.

Nguyễn Công Toàn [1950]

Trả lời

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi: “Bánh mì nướng có tốt cho người bị đau dạ dày không?” đến Vinmec.

Bánh mì có tác dụng rất tốt cho dạ dày dựa trên những đặc điểm như sau:

  • Thành phần dinh dưỡng trong bánh mì có khả năng tác động và trung hòa axit dịch vị. Từ đó giúp cho quá trình thấm hút axit dịch vị dư thừa trong dạ dày diễn ra suôn sẻ hơn và nhanh hơn. Đây được đánh giá là một trong những cách chữa đau dạ dày rất tốt.
  • Làm giảm và ngăn cản sự tác động của axit dịch vị đối với dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi các yếu tố có khả năng ăn mòn [tồn tại trong axit dịch vị] theo thời gian. Từ đó giúp phòng ngừa tình trạng viêm loét.
  • Thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương, vết viêm loét trong dạ dày.
  • Một số thành phần dinh dưỡng khác được tìm thấy trong bánh mì rất tốt cho người bị đau dạ dày. Điển hình như chất xơ, chất sắt...

Tuy nhiên có đôi khi chúng ta hay chú tâm tới việc ăn cái gì mà không lưu tâm tới việc ăn như thế nào? Cách chúng ta ăn cũng góp phần làm mạnh khỏe dạ dày như:

  • Việc ăn chậm, nhai thật kỹ, nghiền nát thức ăn thật nhuyễn trước khi đến dạ dày,
  • Không ăn quá no, hoặc để quá đói, tránh gây áp lực cho dạ dày.
  • Khởi động hệ thống tiêu hóa bằng món nước trước như súp, canh đồng thời hạn chế ăn chan canh hoặc uống quá nhiều nước sau khi ăn cũng giúp cho dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày, bạn có thể đến các cơ sở Y tế chuyên khoa hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ kiểm tra về tình trạng và có hướng can thiệp kịp thời. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Huy Hiền - Bác sĩ Nội Tiêu hóa - Đơn nguyên Nội tiêu hóa - Nội soi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

XEM THÊM:

Đối với người bệnh viêm loét dạ dày, ăn uống thực dưỡng là một trong những nguyên nhân quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vậy người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì để tránh tái phát. Đây là câu hỏi mà hầu hết người bệnh đều muốn biết. Bài viết dưới đây Kukumin IP xin chia sẻ với quý độc giả một số nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh.

Thực phẩm giàu nhiệt lượng và vitamin. Với lượng protein thích hợp, lượng mỡ thấp. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, B1, A. Đều có lợi cho việc chữa lành và khỏi chỗ loét. Nhiệt lượng đủ đảm bảo người mắc bệnh duy trì thể lực. Thực phẩm có lượng mỡ thấp tránh kích thích dạ dày tiết ra quá nhiều dịch axit.

  1. Nên ăn các thực phẩm chế biến từ bột mì

Trong ba bữa cơm tốt nhất nên ăn các thực phẩm chế biến từ bột mì là chính. Lượng kiềm có trong bột mỳ có tác dụng trung hòa axit. Những người không thích ăn bột mì hoặc chán do ăn quá nhiều cũng có thể thay thế bằng cháo hoặc cơm nhão.

Các loại đậu, ngũ cốc như cháo gạo, cháo dĩ nhân, bánh mì, bánh bao. Hay các loại chế biến từ lúa mì, đậu tương, đậu phụ đều rất tốt cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày.

  1. Nên ăn các loại trứng, thịt: trứng gà, trứng vịt, thịt lợn, trâu, dê, gà, ngan và cá
  2. Các loại rau quả: Củ cải, rau chân vịt, cải trắng, chuối, quýt, dưa hấu, quất.
  1. Một số nhóm thực phẩm có tính hút axit

Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn một số món ăn làm từ gạo nếp, khoai, sắn, hoặc bánh quy, bánh xốp…Vì những loại thức ăn này giúp bọc niêm mạc dạ dày rất tốt.

  1. Nhóm thực phẩm có tính tiêu hóa nhanh, tránh đầy bụng

Nên sử dụng những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như ăn sữa chua hàng ngày. Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn. Có lợi cho đường tiêu hóa.

  1. Phương pháp chế biến thức ăn hợp lý

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn những món ăn được chế biến bằng các phương pháp như: luộc, hấp, xào sẽ tốt hơn. Các món ăn chiên xào, rán khó tiêu hóa. Thời gian đọng lại trong dạ dày lâu, sẽ làm dịch vị dạ dày tiết axit nhiều hơn. Như vậy sẽ không có lợi cho việc điều trị viêm loét dạ dày.

  1. Nhóm thực phẩm giúp làm lành vết loét

Từ xưa một số nhóm thực phẩm giúp làm lành vết viêm loét đã được dân gian lưu truyền lại. Như nghệ vàng, mật ong, rau củ tươi có chứa các vitamin A, C, B giúp nhanh liền vết loét. Ngoài ra, tôm cũng là một trong những thực phẩm giàu vitamin bổ sung vi kẽm cho cơ thể.

Sau nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia y tế của Công ty Gphar đã tin tưởng và giới thiệu tới quý độc giả sản phẩm TPCN viên nang Kukumin IP với thành phần chính là nguyên liệu Curcumin Phytosome được nhập khẩu từ Italy, nguyên liệu đã nhận được 3 bằng sáng chế toàn cầu.

Sản phẩm TPCN Kukumin IP đặc biệt phù hợp với người bị viêm loét hay tổn thương dạ dày thể cấp hoặc mạn tính. Hãy sử dụng Kukumin IP hàng ngày kết hợp với một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và đúng giờ sẽ đem lại sức khỏe ổn định và lâu dài cho những người viêm loét dạ dày.

————————————-

viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì

khám viêm loét dạ dày

bị viêm loét dạ dày

triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

cách chữa bệnh viêm loét dạ dày

biến chứng viêm loét dạ dày

viêm loét dạ dày có nguy hiểm

bệnh viêm loét dạ dày

HỆ THỐNG NHÀ THUỐC TOÀN QUỐC

Video liên quan

Chủ Đề