Các danh hiệu nữ ca sĩ là ai?

  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Google+

Theo thông tin trên trang chính thức của lễ trao giải Grammy, nếu không có gì thay đổi thì thời hạn hợp lệ để các nghệ sĩ hoàn thành cuộc đua của mình cho mùa giải năm nay là từ ngày 1/9/2019 đến ngày 31/8/2020.

Cũng theo bài viết mới nhất về điều kiện được tranh đề cử cho hạng mục “Nghệ xuất mới sắc nhất” của Grammy, 3 điều quan trọng nhất để một nghệ sĩ đủ điều kiện hy vọng vào giải thưởng này chính là: có bước đột phá đối với công chúng và bối cảnh nền âm nhạc trong thời hạn; phát hành tối thiểu 5 đĩa đơn hoặc 1 album hoàn chỉnh và tối đa 3 album hoặc 30 track nhạc trong thời hạn; không có mặt tại hạng mục này quá 3 lần kể cả với vai trò nghệ sĩ solo hay nhóm nhạc.

Hiện tại, Billboard đã chỉ ra những ngôi sao có thể được đề cử và thắng giải ngôi vị này.

Đầu tiên là Summer Walker. Nữ ca sĩ R&B Summer Walker đã giành được vị trí No.2 trên BXH Billboard 200 với album đầu tay “Over It”. Những lần hợp tác giữa cô cùng những tên tuổi như Drake, Bryson Tiller hay Usher cũng đã góp phần đưa tên tuổi nữ ca sĩ vươn xa.

Doja Cat cũng là nhân vật đáng chú ý. Ca khúc "Say So" và album phòng thu "Hot Pink" của nữ nghệ sĩ đã đạt được thành tựu lớn trên các bảng xếp hạng âm nhạc.

Mới đây, Tones And I và người hâm mộ của nữ ca sĩ người Úc vừa có dịp ăn mừng khi MV của bản hit “Dance Monkey” cán mốc 1 tỷ lượt xem. Bên cạnh đó, album phòng thu đầu tay “The Kids Are Coming” của cô đã tiến vào vị trí No.30 trên BXH Billboard 200.

Bên cạnh những tên tuổi trên, có không ít những nghệ sĩ khác cũng đang được công chúng mong chờ sẽ có mặt trong danh sách đề cử năm nay như Arizona Zervas [“Roxanne”], Ingrid Andress [“More Hearts Than Mine”], nhóm nhạc K-pop SuperM với album EP đầu tay từng đứng đầu tại Mỹ. Theo bạn, ai sẽ là người thắng cuộc?

Từ Khóa:

SuperM

Doja Cat

Dẫu vậy, trên đường đua ngầm của các ca sĩ để vươn tới danh hiệu diva vẫn cực kỳ quyết liệt, có mồ hôi, nước mắt và cả sự bẽ bàng.

Ai xứng làm diva?

Danh hiệu diva trên thế giới hay ở Việt Nam nhìn chung đều bắt nguồn từ truyền thông mà cụ thể là báo chí nhằm để chỉ những nữ danh ca có tầm, có tài và có sức ảnh hưởng lớn không chỉ đối với công chúng mà còn đối với thế hệ ca sĩ đi sau. Bởi thế, danh hiệu diva đang là khao khát của biết bao giọng ca trẻ hiện nay.

Theo nhận định của báo chí, trên “đường đua” vươn tới danh hiệu diva hiện nay, Thu Minh và Mỹ Tâm đang dẫn đầu khi họ đều bùng nổ với các dự án âm nhạc gần đây. Từ khi nổi tiếng, Mỹ Tâm chưa bao giờ dừng lại, cô không ngừng trau dồi nghề nghiệp và ngày càng thuyết phục hơn trong giọng hát. Cùng “tốc độ” với Họa mi tóc nâu là một Thu Minh bền bỉ với nghề nghiệp, kể từ khi đoạt Giải Nhất Liên hoan Tiếng hát Truyền hình TP.HCM 1993, Thu Minh vẫn cho thấy mình còn rất trẻ và sexy. Phải nói rằng, Thu Minh không có đối thủ trong lĩnh vực nhạc Dance.

Danh hiệu diva đang là khao khát của biết bao giọng ca trẻ hiện nay.

Vì danh hiệu diva rất cao quý nên những ứng viên đang vươn tới danh hiệu này cũng gây được sự chú ý đặc biệt từ công chúng. Nhưng dường như những nỗ lực của họ đôi khi tạo hiệu ứng ngược, khiến họ rơi vào các tình huống bẽ bàng, họ liên tục bị đưa lên bàn cân để so sánh với các “tượng đài” như Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Hà Trần. Mới đây, trong chương trình Đêm nhạc 5 giọng ca vàng: Nhớ thu Hà Nội diễn ra vào tối 12/8 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô với sự góp mặt của Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Hà Trần và Mỹ Tâm. Khi đứng cạnh 4 danh ca đàn chị, Họa mi tóc nâu không bị chê nhưng vẫn bị đem ra so sánh, báo chí nhận định, Mỹ Tâm đã kết hợp ăn ý và tỏ ra không lép vế. Dù không ai nói ra nhưng khán giả đều ngầm hiểu, “bộ tứ” diva vẫn ở một đẳng cấp khác.

Cách đây 2 năm, diva lại trở thành từ khóa “nóng” khi dư luận xôn xao bởi bài báo Hà Trần: Thu Phương không phải diva, chỉ là ngôi sao hát vũ trường, ngay sau khi Thu Phương tham gia chung một đêm nhạc với 4 nữ ca sĩ được xưng danh diva là Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Hà Trần. Khởi nguồn cũng từ việc fan Thu Phương tự phong cho Thu Phương là diva thứ 5, cùng với sự tung hô của truyền thông, để rồi ấm ức khi thần tượng của mình bị phủ nhận. Chính Hà Trần cũng từng chia sẻ sau scandal: “Tôi nghĩ chúng ta đang trong giai đoạn mà mọi người hơi bị lạm dụng từ này. Như show diễn ấy nếu chỉ để là “5 danh ca nữ” thôi thì sẽ không gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều như vậy”.

Thiết nghĩ, để tránh xảy ra tình trạng tranh cãi không đáng có, gây bất đồng giữa các nghệ sĩ, báo chí và người hâm mộ nên học cách nhìn nhận đúng đắn giá trị gốc. Nếu lấy những ca sĩ như Maria Callas, Whitney Houston, Mariah Carey làm chuẩn thì nhạc Việt từ trước đến giờ chưa từng có diva. Chính Hồng Nhung khi được hỏi cũng trả lời rằng chị không nghĩ mình là diva. Với chị, diva phải như Whitney Houston hay Madonna mới xứng.

Những diva trong trái tim khán giả

Trở lại danh hiệu diva trên thị trường nhạc Việt, về xuất xứ không khác gì nhiều so với diva thế giới. Nó cũng là một danh hiệu tự phong bởi báo giới và người hâm mộ mà hiện nay phần nhiều vẫn dành cho 4 nữ ca sĩ: Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung và Hà Trần. Vì danh hiệu này không được trao tặng bởi Nhà nước với những tiêu chuẩn rõ ràng nên diva từng bị một bộ phận công chúng coi là danh hiệu “hão”.

Nét tương đồng lớn nhất của 4 diva Việt hiện nay là vững nghề và có sức ảnh hưởng lớn đến các thế hệ đồng nghiệp phía sau. Tuy nhiên, mỗi người trong số họ lại mang màu sắc khác biệt. Hồng Nhung sở hữu sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, khôn khéo, giọng ca Hà Nội khởi nghiệp cùng thời điểm với Thanh Lam và họ còn là đôi bạn rất thân. Sự nghiệp của Hồng Nhung chỉ thực sự bứt phá khi chị bắt đầu đến với các sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mối quan hệ tốt đẹp giữa họ đã đem lại nhiều tác phẩm đỉnh cao cho công chúng yêu nhạc. Nhạc Việt có thêm một hương vị mới từ nhạc Trịnh. Hồng Nhung hát nhạc Trịnh theo một cách khác so với các danh ca trước đó. Quan trọng hơn là cô được chấp nhận. “Diva nhạc Trịnh” là cách người hâm mộ sành nhạc gọi cô Bống.

Thanh Lam lại mang một màu sắc của người đàn bà mạnh mẽ, dữ dội với giọng hát đầy nội lực và có thể “hất văng” bất kỳ giọng ca nào. Chị từng “gây bão” làng nhạc Việt từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Chia tay hoàng hôn là một mốc son lớn trong sự nghiệp của Thanh Lam. Là ca sĩ tiên phong của nền nhạc nhẹ Việt Nam, Thanh Lam đã lên ngôi diva sau dự án thành công vang dội: Ca sĩ đầu tiên tại Việt Nam làm Liveshow.

Trong khi đó, Hà Trần lại xuất phát điểm với giọng hát còn nhiều hạn chế. Nhưng với bản lĩnh rất thông minh và ý chí kiên cường, chị đã khiến bao người nể phục với dự án Nhật thực. Nhật thực là một dự án âm nhạc đánh dấu sự thăng hạng của Diva Hà Trần trong thời buổi nhạc nhẹ Việt Nam bắt đầu bớt khó tính. Ngay sau Nhật thực, Hà Trần vinh dự được ngồi ghế giám khảo Sao Mai 2003, đây là một kỷ lục giám khảo trẻ tuổi nhất của Sao Mai tính ở thời điểm đó.

Mỹ Linh luôn được người trong nghề nhìn nhận như một diva mang màu sắc học thuật. Giải thưởng, danh hiệu là điều không thể kể hết đối với Mỹ Linh. Trên đỉnh Phù Vân là ca khúc đánh dấu sự thăng hạng của Mỹ Linh. Giọng ca điêu luyện này đã làm nức lòng người hâm mộ khi dự án Chat với Mozda được tung ra. Kể từ đó đến nay, Mỹ Linh luôn là một diva rất chắc nghề.

Nhìn lại chặng đường âm nhạc của Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà mới thấy họ thực sự là những diva xuất sắc trong lòng khán giả hâm mộ. Nhưng bất kỳ danh hiệu nào cũng cần thế hệ tiếp nối, diva cũng vậy. Nhiều năm gần đây, câu hỏi “Ai xứng đáng trở thành diva thứ 5 của nhạc Việt?” luôn khiến truyền thông và công chúng trăn trở.


Những năm gần đây, báo chí ở Việt Nam rất sính dùng chữ “diva” để ca tụng những nữ ca sĩ “nổi tiếng” trong lĩnh vực ca nhạc quần chúng. Chữ “diva” có sức hấp dẫn đến mức gây ra những cuộc tranh cãi “ai xứng đáng là diva,” và thậm chí người ta còn phát động một cuộc bình chọn “Diva thế hệ mới” và kết quả là… hàng loạt cuộc tranh cãi khác.

Thế nhưng, “diva” có nghĩa là gì?

Maria Callas, giọng opera tuyệt đỉnh, trong một buổi trình diễn năm 1958 tại Royal Opera House.

Chữ “diva” đã được báo chí tiếng Anh dùng từ năm 1883, mượn từ chữ “diva” trong tiếng Ý, nghĩa là “nữ thần”, để gọi những những nữ danh ca opera, đặc biệt cho giọng hát soprano [còn nam danh ca opera giọng tenor thì được chuyển sang giống đực là “divo”]. Trong thế kỷ 20, khi nói “diva”, người ta liên tưởng ngay đến những giọng ca tuyệt đỉnh như Maria Callas, Joan Sutherland,…

Dần dần, giới báo chí thương mại đã làm cho chữ “diva” lan sang lĩnh vực điện ảnh và nhạc phổ thông, rồi còn lan sang cả những lĩnh vực khác nữa, chẳng hạn: “tennis diva”, “boxing diva”, “running diva”, “cooking diva”, vân vân, thậm chí… “pole dance diva” [nữ thần múa cột]

Cái kiểu dùng chữ “diva” càng ngày càng lệch lạc này đã bị báo Time phê phán. Ngày 21 tháng 10, 2002, báo Time khẳng định: “By definition, a diva was originally used for great female opera singers, almost always sopranos”, [“Theo đúng định nghĩa, chữ diva đầu tiên được dùng cho những nữ danh ca opera, hầu như luôn luôn là những giọng hát soprano”].

Thế nhưng, chữ “diva” lại còn có thêm một nghĩa mới nữa, nhưng là nghĩa xấu. Theo từ điển Oxford, nghĩa mới của “diva” là “a woman regarded as temperamental or haughty” [một người đàn bà bị xem là có tính nết cáu kỉnh hay ngạo mạn, khinh rẻ nhân gian].

Trong xã hội Âu Mỹ hôm nay, song song với kiểu báo lá cải hay gán nhãn hiệu “diva” bừa bãi với mục đích thương mại, chữ “diva” cũng thường được dùng theo nghĩa xấu để mô tả thái độ ứng xử tồi tệ của giới ca sĩ và diễn viên. Do đó, rất nhiều ca sĩ lừng danh ở các nước Âu Mỹ không muốn bị gọi là “diva”.

Diva ở Việt Nam

Ðến đây, một câu hỏi rất cần được nêu lên cho người Việt: Tiếng Việt đã có thừa từ ngữ hay ho và chính xác để mô tả những giọng ca tuyệt vời, thì tại sao lại không dùng, mà lại đi mượn chữ “diva” có nhiều nghĩa lằng nhằng dễ gây hiểu lầm của nước ngoài để mà dùng?

Không chỉ vay mượn một cách thiếu sáng suốt, báo chí ở Việt Nam còn dùng chữ “diva” một cách rất… lạ lùng. Trên trang Wikipedia tiếng Việt có một mục gọi là “Diva Việt Nam”. Mục này giải thích rằng chỉ có 4 ca sĩ Hà Nội được xem là “Diva Việt Nam” [gồm Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, và Trần Thu Hà]. Mục này còn giải thích rằng “khái niệm diva thường chỉ được báo chí nhắc tới với những ca sĩ của tân nhạc Việt Nam đương đại, chứ không dùng cho các ca sĩ thế hệ trước như Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Lê Dung hay của các dòng nhạc khác như Ánh Tuyết, Khánh Hà, Ngọc Hạ…

Tại sao chỉ có “những ca sĩ của tân nhạc Việt Nam đương đại” thì mới được gọi là “Diva Việt Nam”? Tại sao Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu thì không phải là “Diva Việt Nam”? Tại sao Ánh Tuyết, Khánh Hà, Ngọc Hạ,… thì không phải là “Diva Việt Nam”?

Trong thực chất, ở Việt Nam, cái trò dán nhãn “diva” rõ ràng chỉ nhắm vào mục đích thương mại, chứ chẳng có một chút gì hợp lý và chẳng dựa trên một tiêu chí khả tín nào cả. Càng ngày cái trò ấy lại càng thêm nhảm nhí đến mức có hàng loạt bài báo ca tụng những ca sĩ “xinh đẹp bốc lửa thể hiện đẳng cấp diva” với bộ áo thời trang “khoe trọn tấm lưng trần thon thả cùng làn da trắng nõn ngọc ngà, làm ngây ngất trái tim người hâm mộ bởi vẻ đẹp ngọt ngào, lôi cuốn” chứ chẳng màng đến giọng hát.

Khi chữ “diva” đã trở thành một chữ càng ngày càng trở nên nhảm nhí và mang những ý nghĩa xấu như thế, thì ai còn muốn mình là “diva” nữa? Ấy vậy mà hồi nhân sinh nhật thứ 80 của Thái Thanh, báo Thế Giới Tiếp Thị cho rằng “Thái Thanh có lẽ là người duy nhất xứng danh diva trong âm nhạc Việt”. Chắc hẳn họ muốn dùng chữ “diva” với nghĩa tốt để ca ngợi Thái Thanh, thế nhưng, như nhà từ điển học Allison Wright đã nhận định, “khi ta gọi một người nào đó là một ‘diva’ thì giống như ta vạch ra một đường chỉ rất mỏng để bước đi lên đó, và đường chỉ ấy có rất nhiều hậu quả mang tính ngữ nghĩa”, thế thì, thay vì dùng chữ “diva”, tại sao không dùng tiếng Việt rất phong phú và đẹp đẽ của chúng ta để ca ngợi Thái Thanh như một “đại danh ca” hay “ca sĩ thượng thặng,” hay “tiếng hát vượt thời gian”?

Hoàng Ngọc-Tuấn

Video liên quan

Chủ Đề