Dân số Nhật Bản có tốc độ gia tăng và xu hướng như thế nào

Tỷ lệ người già hơn 65 tuổi dự đoán chiếm 40% dân số Nhật Bản vào năm 2060.  

Nhật Bản đang "đau đầu" với biểu đồ dân số của mình khi kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, đến năm 2060, số dân  nước này sẽ giảm một phần ba, số người trong độ tuổi lao động giảm mạnh và số người già chiếm 40%. Ðiều này sẽ kéo theo những hệ lụy không nhỏ đối với các chính sách an sinh xã hội và kinh tế của đất nước  Mặt trời mọc trong nhiều thập kỷ tới.

Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh, trong khi tỷ lệ sinh giảm mạnh. Các chuyên gia dân số cảnh báo, xu hướng gia đình ít con hoặc không lập gia đình và sinh con đang trở thành một hiện tượng phổ biến ở Nhật Bản. Số liệu gần đây của Viện Nghiên cứu quốc gia về xã hội và các vấn đề dân số cho thấy, dân số Nhật Bản sẽ giảm 32%, từ 128 triệu người năm 2010 xuống còn khoảng 85 triệu  vào năm 2060. Trên biểu đồ dân số, tỷ lệ sinh tại thời điểm đó dự đoán thấp hơn nhiều so ngưỡng đặt ra để duy trì nòi giống. Số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 cũng sẽ giảm dần, chỉ còn hơn 44 triệu người, tương đương 51% dân số vào năm 2060. Trong khi, số người già hơn 65 tuổi tăng mạnh theo từng năm và khoảng 50 năm tới, tỷ lệ này dự kiến chiếm 40% dân số, gần gấp hai lần so năm 2010. Nhờ mức sống và tiến bộ y học ngày càng phát triển, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản tới năm 2060 cũng được nâng cao. Theo đó, tuổi thọ trung bình ở nam giới sẽ đạt 84 tuổi, nữ giới là 91 tuổi. Tỷ lệ sinh thấp cùng với tuổi thọ cao có thể làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu dân số của nước này, khiến sự chênh lệch giữa người già và người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng trong nhiều năm tới. Ðiều này tác động tiêu cực tới việc cải thiện cuộc sống của người cao tuổi, cũng như đặt gánh nặng kinh tế, tài chính lên vai những người trẻ.

Những hệ lụy về thay đổi dân số có thể nhìn thấy trước mắt đó là thiếu lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản hiện chiếm 4,5%, mức tương đối thấp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính đang lan rộng khắp thế giới. Dân số giảm cũng đồng nghĩa với việc sản xuất giảm và kéo theo nhu cầu tiêu thụ cũng đi xuống, ảnh hưởng trực tiếp tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Ngoài ra, dân số già khiến Chính phủ Nhật Bản cũng phải tăng các khoản chi tiêu công cho y tế và các chi phí phúc lợi xã hội như lương hưu, kéo theo thâm hụt ngân sách quốc gia. Ðối tượng cần trợ cấp xã hội ngày càng nhiều, trong khi lực lượng thanh niên trong độ tuổi lao động, đối tượng đóng thuế nhiều nhất cho xã hội, ngày càng "mỏng", kéo theo các khoản thu cho ngân sách sụt giảm đáng kể. Ðể bù đắp khoản thu thiếu hụt này, chính phủ buộc phải đánh thuế "mạnh tay" hơn đối với tầng lớp lao động. Trong khi đó, nợ công của đất nước Mặt trời mọc hiện chiếm 200% GDP. 95% nợ công của Nhật Bản chủ yếu được chi trả thông qua các khoản tiết kiệm của người dân gửi tại ngân hàng hay mua trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, dân số già tác động thói quen tiết kiệm của người dân Nhật Bản. Chi tiêu hộ gia đình tăng, đồng thời giảm dần "hầu bao" tiết kiệm của người dân nước này. Ðiều đó khiến nền kinh tế thứ ba thế giới sẽ phải tăng tốc độ vay mượn để chi trả các khoản nợ trong thời gian tới.

Theo các nhà phân tích, khuyến khích sinh con, mở rộng "cánh cửa"  nhập cư đối với lao động nước ngoài là một trong nhiều giải pháp nhằm cung cấp lực lượng lao động để duy trì phát triển kinh tế của Nhật Bản. Bên cạnh đó, đất nước Mặt trời mọc cần phát huy những thành tựu đổi mới kỹ thuật, nâng cao vai trò của máy móc thay thế con người trong hoạt động sản xuất. Chính quyền của Thủ tướng Nô-da cũng dự kiến trình QH nước này dự luật tăng thuế giá trị gia tăng [VAT] từ 5% lên 8% vào năm 2014 và 10% năm 2015, với nỗ lực tăng nguồn thu ngân sách. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cần áp dụng các chính sách tăng độ tuổi nghỉ hưu, kéo dài thời gian làm việc như một giải pháp bù đắp lực lượng lao động thiếu hụt.

"Bài toán" dân số già đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế và xã hội  Nhật Bản. "Lời giải" đang nằm ở những chính sách của Chính phủ đất nước Mặt trời mọc trong thời gian tới.

LAN HƯƠNG

Như bài trước đã đề cập, Nhật Bản đang phải đối mặt với sự "khủng hoảng dân số” khi dân số hàng năm sụt giảm đáng kể và tỷ lệ dân số già lại ngày càng tăng lên. Vậy đâu chính là nguyên nhân dẫn đến sự "khủng hoảng" này?

Theo một kết quả báo cáo của phủ Nội các Nhật Bản, tỉ lệ người trên 30 tuổi không kết hôn ở Nhật năm 1985 và năm 2015 là:

Trong suốt 30 năm, tỉ lệ người trên 30 tuổi không kết hôn ở Nhật Bản đã tăng lên rất nhiều. Đi đôi với việc tỉ lệ người không kết hôn tăng là việc kết hôn muộn. Theo thống kê của Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, năm 2015 độ tuổi kết hôn trung bình đã tăng lên, nữ giới là 29,4 tuổi và nam giới là 31,1 tuổi.

Nếu tình trạng này cứ tiếp tục gia tăng thì nó sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh. Khi tỉ lệ sinh giảm đồng nghĩa với số người lao động trong tương lai cũng sẽ giảm. Điều này gây không ít ảnh hưởng đến việc xã hội và kinh tế Nhật Bản vận hành trong tương lai.

Trước đây, việc dựng vợ gả chồng vốn là một lẽ thường. Nhưng có lẽ do sự phát triển xã hội và thay đổi của thời cuộc mà người ta dần dần coi trọng sự tự do của bản thân. Có rất nhiều người cảm thấy hài lòng khi sống một mình nên cũng không quá để tâm đến việc kết hôn. Thậm chí còn có nhiều người nói rằng dù kết hôn thì họ cũng không muốn có con. Không chỉ vì lý do kinh tế, mà chỉ đơn giản là họ không muốn sinh con để có thể sống tự do mà không ràng buộc.

Thân phận của người phụ nữ được nâng cao

Nếu trước kia, công việc của người phụ nữ chỉ xoay quanh gian bếp, đến tuổi thì lấy chồng rồi sinh con, chăm sóc cho con, cho chồng thì hiện nay đã không còn nhiều cảnh như vậy nữa. Người phụ nữ hiện đại đã bước ra xã hội, được học, được đi làm và độc lập về mọi thứ. Khi đi làm, người ta sẽ khó cân bằng giữa công việc và gia đình. Chính vì vậy, mà nhiều người lựa chọn ưu tiên công việc hơn, quyết định không kết hôn hoặc kết hôn muộn.

Dù nói rằng tỉ lệ sinh giảm là do sự tiến bộ của xã hội làm ảnh hưởng đến cách nhìn của người Nhật về việc kết hôn và sinh con, nhưng vẫn không thể bỏ qua việc xã hội không đáp ứng tốt điều kiện để nuôi con.

Ví dụ, việc chăm sóc con cái luôn được xem là công việc của người phụ nữ, còn người đàn ông lo những vấn đề ngoài xã hội. Suy nghĩ này đã quá "cổ lỗ sĩ". Hiện nay chăm sóc con cái không chỉ là trách nhiệm của một mình người vợ, mà là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng. Nhưng ở Nhật, người phụ nữ vẫn mang nhiều trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái, dù có một số gia đình người chồng cũng giúp đỡ vợ nhưng cũng chỉ là số ít.

Hơn nữa, xu hướng gia đình ở Nhật bây giờ là "Gia đình hạt nhân", tức là chỉ có cha mẹ và con cái ở chung với nhau, nếu có con thì người phụ nữ phải bỏ công việc hiện tại để chăm sóc cho con vì họ không thể nhờ ông bà trông hộ. Thế nên nhiều phụ nữ Nhật Bản không muốn có con.

Gánh nặng tài chính khi nuôi con

Người ta nói rằng, để nuôi một đứa trẻ ở Nhật từ khi sinh ra đến lúc tốt nghiệp trường đại học công lập sẽ tốn hơn 20 triệu yên [khoảng 4 tỉ đồng]. Hiện tại, dù chính phủ cũng có nhiều khoản trợ cấp sau khi sinh và trợ cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi, nhưng số tiền để nuôi một đứa trẻ vẫn quá lớn. Đó sẽ là gánh nặng đối với một số gia đình, nên nhiều người quyết định không sinh con.

[Xem thêm: Nuôi dạy con kiểu Nhật: "Tiền sẽ quyết định học lực và bằng cấp"?]

Tuổi thọ tăng do sự phát triển của y tế

Cùng với sự phát triển của xã hội thì y tế cũng phát triển. Những căn bệnh trước đây không thể chữa thì hiện tại đã có thuốc để chữa trị và vắc-xin phòng chống. Y tế phát triển giúp con người sống khỏe mạnh hơn, tuổi thọ cũng tăng lên. Tính đến năm 2018, người Nhật có tuổi thọ trung bình ở nữ giới là 87,32 tuổi và nam giới là 81,25 tuổi. Tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản tăng qua từng năm và hiện đang đứng thứ 3 thế giới. Tuổi thọ trung bình cao chứng tỏ cơ sở y tế ở Nhật Bản rất phát triển, tuy nhiên tuổi thọ trung bình tăng trong khi tỷ lệ sinh lại giảm thì sẽ gây ra tình trạng già hóa dân số.  

Đối mặt với tình hình sụt giảm dân số hiện nay, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết, nhưng dường như vẫn chưa được triệt để. Vì vậy, Nhật Bản vẫn đang nghiên cứu thêm những biện pháp khác.

[còn tiếp]

kilala.vn

Tags:

2020-03-17 15:51:17

Mặc dù là một nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc trên thế giới. Nhưng hiện tại, Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng già hoá dân số đến mức báo động. Đây không chỉ là vấn đề riêng của Nhật mà các nước khác cũng đang bắt đầu gặp phải tình trạng này.

Vậy vấn đề già hoá dân số ở Nhật Bản diễn ra như thế nào? Lý do tại sao lại dẫn đến sự già hoá đó? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé. 

1. Tình trạng già hoá dân số ở Nhật Bản

Theo số liệu thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Nhật Bản là 126.557.647 người. Dân số Nhật chiếm 1,63% dân số thế giới. 

Trong năm 2020 này, người ta dự kiến rằng dân số Nhật Bản sẽ giảm 425.657 người. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm, vì số lượng người sinh ra sẽ ít hơn số lượng người chết:

- Có 2.530 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày.

- 3.762 người chết trung bình mỗi ngày.

- 66 người di cư trung bình mỗi ngày.

Vậy ước tính dân số Nhật Bản sẽ giảm trung bình 1.166 người mỗi ngày trong năm 2020. 

Hiện tại số người từ 65 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao ở Nhật, trong khi đó số người trong độ tuổi từ 14 trở xuống tiếp tục có xu hướng giảm mạnh. Vấn đề này đã diễn ra ở Nhật Bản khá lâu và ngày càng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng già hoá dân số ở Nhật bản

- Nguyên nhân hàng đầu đó là do thiếu ổn định về kinh tế: Tuy Nhật Bản là một nước có nền kinh tế hàng đầu, tỷ lệ người dân thất nghiệp khá thấp. Nhưng gần đây tỷ lệ công việc không ổn định càng nhiều, cộng với áp lực toàn cầu hoá bắt buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm bớt nguồn nhân sự. Vì thế nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng thất nghiệp và không có khả năng nghĩ đến việc lập gia đình. 

- Tỷ lệ không muốn kết hôn tăng: Trước đây tỷ lệ kết hôn và sinh con trước tuổi 30 khá là cao. Nhưng hiện tại tỷ lệ này đã suy giảm. Càng lúc càng có nhiều người không muốn kết hôn, cho nên đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ trẻ em giảm mạnh trong những năm gần đây.

- Kết hôn muộn và sinh muộn: Hiện tại có rất nhiều bạn mong muốn kết hôn muộn, bởi vì các bạn điều mong muốn phải có được sự nghiệp và kinh tế ổn định. Chính điều đó đã dẫn đến kết hôn và sinh con muộn, thì dẫn đến tỷ lệ sinh con thứ 2 và thứ 3 rất thấp.

3. Những ảnh hưởng của vấn đề già hoá dân số đối với nhật Bản

- Kinh tế suy giảm: Chính Phủ Nhật Bản phải sử dụng nhiều ngân sách cho các chương trình phúc lợi xã hội, chính điều này đã làm cho cơ cấu tài chính quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

- Lỗ hổng giữa các thế hệ ngày càng gia tăng: Do nhiều người già có ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực chính trị nên chính sách quốc gia sẽ chú ý nhiều hơn tới các chương trình phúc lợi xã hội như y tế, lương hưu… Điều này đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ các thế hệ trẻ, đe dọa đến sự thống nhất vốn có trong xã hội Nhật Bản.

- Địa vị trên quốc tế suy giảm.

4. Những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng già hoá dân số và cải thiện nền kinh tế

- Gia tăng tỷ lệ sinh nở ở Nhật Bản: Giới trẻ ở Nhật hiện tại đang có xu hướng kết hôn muộn, bởi vì không đủ điều kiện kinh tế. Vậy trước hết để gia tăng tỷ lệ sinh nở, Nhật Bản cần giải quyết vấn đề việc làm cho các bạn trẻ, nhằm cải thiện cuộc sống từ đó gia tăng độ tuổi kết hôn. 

- Nhật Bản cần gia tăng xây dựng các hệ thống y tế, dịch vụ chăm sóc cho trẻ em, thay vì cứ chú trọng quá nhiều cho người cao tuổi. 

- Có nhiều biện pháp giúp phụ nữ và người già tham gia vào quá trình lao động thông qua việc cải thiện môi trường làm việc và môi trường xã hội. 

- Phải có những biện pháp nhằm thu hút nguồn lao động nước ngoài đến làm việc và cống hiến. Nếu thu hút được đội ngũ tri thức trình độ cao, Nhật Bản sẽ có nhiều chương trình thúc đẩy kinh tế cũng như các lĩnh vực khác, và khi đó vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế cũng được cải thiện với những đóng góp xứng đáng.

Không chỉ riêng gì Nhật Bản mà các nước khác trên thế giới cũng đang dần dần rơi vào tình trạng già hoá dân số này. Các nước càng đẩy mạnh thêm nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Mong rằng bài viết này đã cập nhật cho các bạn được những thông tin hữu ích. 

Video liên quan

Chủ Đề