Các chất được cấu tạo như thế nào hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xảy ra nhanh hơn khi nào

Tiết 22 - Bài 19-20: 

CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?

A. Những yêu cầu cần đạt:

- Nêu được các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.

- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.

- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

B. Video bài giảng:

C. Nội dung chi bài:

Bài 19-20: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?

NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?

A. Các chất được cấu tạo như thế nào?

I- Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

    Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

II- Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

1. Thí nghiệm mô hình:

C1: Hỗn hợp ngô và cát không được 100cm3. Vì các hạt cát đã xen vào khoảng cách giữa các hạt ngô và ngược lại làm cho thể tích của hỗn hợp ngô và cát nhỏ hơn tổng thể tích của chúng [100cm3].

2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách:

C2: Giữa các phân tử rượu và giữa các phân tử nước đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm.

* Kết luận: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

III- Vận dụng:

C3: Giữa các phân tử đường và giữa các phân tử nước có khoảng cách. Khi khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại nên nước có vị ngọt của đường.

C4: Vì giữa các phân tử cao su có khoảng cách nên các phân tử không khí trong quả bóng cao su chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm quả bóng xẹp dần.

C5: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.

B. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

I- Thí nghiệm Bơ-Rao:

    Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.  

II- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng:

C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong thí nghiệm Brao-nơ.

C2: Các học sinh tương tự như những phân tử nước trong thí nghiệm Brao-nơ.

C3: Các phân tử nước c/đ hỗn độn không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

     * Kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

III- Chuyển động của phân tử và nhiệt độ:

    Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

IV- Vận dụng:

C4: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên phía trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Cứ như thế làm cho mặt phân cách giữa nước và đồng sunfat mờ dần và cuối cùng trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt.

C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên trong nước có không khí.

C6: Hiện tượng khuếch tán sẽ xãy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.

C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.

BÀI TẬP TỰ LÀM

Bài 19.1 SBT: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.                 B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.               

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.          

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Bài 19.9 SBT: Khi nhiệt độ của miếng đồng tăng thì?

A. thể tích của nguyên tử đồng tăng.

B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.

C. số nguyên tử đồng tăng.

D. cả 3 phương án trên đều không đúng.

Bài 19.11  SBT: Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây?

A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra.              B. Khi nhiệt độ giảm thì co lại.

C. Đứng rất gần nhau.                           D. có cả động năng và thế năng hấp dẫn.

Bài 19.14  SBT: Tại sao săm xe đạp khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt? nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì lúc bơm, không khí vào săm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại làm săm bị xẹp.             

B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp.

C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.                          

D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp.

Bài 20.1 SBT: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?

A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.             

B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.

C. Sự tạo thành gió.                           D. Đường tan vào nước.

Bài 20.2 SBT: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật tăng.                                                 B. Trọng lượng của vật.

C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.                           D. Nhiệt độ của vật.

Bài 20.9 SBT: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào

A. nhiệt độ chất lỏn.                                                 B. khối lượng của chất lỏng.

C. trọng lượng của chất lỏng.                                     D. thể tích của chất lỏng.

Bài 20.10 SBT: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí?

A. Chuyển động không ngừng.                                                

B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp.

C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.

D. Chuyển động không hỗn độn.

------ Hết ------

Video liên quan

Chủ Đề