Ca sĩ hát trong trại giam là ai?

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng về trại giam ở Long An, Tiền Giang biểu diễn, thăm hỏi và chúc Tết các phạm nhân.

Khi anh đến trại giam Long Hòa [Long An] chiều 27 Tết, nhiều người chuẩn bị sẵn hoa, bảng ghi tên ca sĩ. Anh bắt tay giao lưu cùng khán giả. Ca sĩ hát bài Xuân này con không về [Trịnh Lâm Ngân sáng tác] để tặng các phạm nhân và cán bộ quản lý trại. Bên dưới, nhiều người khóc khi nghe nhạc phẩm kể về nỗi lòng người con ăn Tết xa nhà.

Đàm Vĩnh Hưng hát tặng phạm nhân ngày Tết

Đàm Vĩnh Hưng hát tặng phạm nhân tại Long An. Video: Youtube.

Ca sĩ cho biết những năm gần đây, đến dịp Tết anh cùng nhiều đồng nghiệp vào các trại giam biểu diễn văn nghệ. "Tôi muốn giúp các phạm nhân đón năm mới ấm cúng hơn, như một cách động viên họ cải tạo tốt", anh nói.

Không ít người chia sẻ với anh nhiều năm qua, họ chưa được về nhà đón Tết cùng gia đình, người thân. Khi nghe Vân - một phạm nhân chịu án chung thân - kể từ khi vào tù, chị chưa gặp gia đình vì nhà ở xa, Đàm Vĩnh Hưng hỗ trợ phương tiện để đưa bố và con trai chị Vân đến trại giam gặp chị.

Đàm Vĩnh Hưng hát cùng phạm nhân tại Tiền Giang. Ảnh: Thành Phạm.

Dịp Tết Canh Tý, Đàm Vĩnh Hưng chủ yếu chạy show tại các phòng trà ở TP HCM. Năm nay, Đàm Vĩnh Hưng đi hát ít hơn, dồn sức chuẩn bị cho liveshow. Thời gian rảnh, anh trang trí nhà cửa và mời đồng nghiệp, khán giả đến chơi. Ca sĩ đặt những cành đào từ Bắc chuyển vào, chọn những giỏ hoa cúc, dưa hấu, ụ rơm để tạo khung cảnh đặc trưng ngày Tết. Anh còn lên ý tưởng cho khu vườn xuân với hoa lan, dương xỉ trồng đan xen. "Tôi sinh vào năm Tân Hợi [1971] nên lúc nào cũng muốn tươi mới", ca sĩ nói.

Đàm Vĩnh Hưng trang trí Tết trong nhà. Ảnh: Hiep Tang.

Năm mới, ca sĩ ra mắt dự án Tết của Hưng với ba bộ ảnh, ba video nhạc dạng lời và một album. Ban đầu, anh thực hiện bộ hình gợi những nét đẹp ngày xưa của Tết và những ca khúc quen thuộc được hòa âm lại, như món quà gửi tặng khán giả. Sau đó, anh làm thêm một video về ngày Tết, mời Quang Linh, Vũ Hà, Hương Giang, Lê Giang, Nam Thư, BB Trần... tham gia. 

Đàm Vĩnh Hưng tên thật là Huỳnh Minh Hưng, sinh năm 1971 ở Quảng Nam. Năm 1998, anh đoạt giải tư Tiếng hát truyền hình TP HCM. Đầu thập niên 2000, anh gây chú ý với hai ca khúc Tình ơi xin ngủ yên và Bình minh sẽ mang em đi. Anh tiếp tục ra mắt các album Hưng [2004], Mr. Đàm [2005], Tình ca hoài niệm [2006], Giải thoát [2007]... Anh còn làm giám khảo nhiều cuộc thi ca hát như: Giọng hát Việt, Nhân tố bí ẩn, Tuyệt đỉnh song ca, Thần tượng Bolero...

Tam Kỳ

Đàm Vĩnh Hưng biểu diễn trong Trại giam Phước Hòa. Ảnh: Thành Phạm

Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý vừa qua, anh còn giúp một số phạm nhân thực hiện tâm nguyện của mình với người thân. Nam ca sĩ đã trải lòng với Báo Giao thông về những chuyến đi thiện nguyện đặc biệt của mình.

Không đem dáng vẻ ngôi sao đến với “khán giả đặc biệt”

Từng đứng trên mọi sân khấu từ liveshow, quán bar, phòng trà… cảm giác của anh khi đứng trên sân khấu với khán giả là các phạm nhân có gì đặc biệt?

Đó là một môi trường khác, là nơi không có giải trí và khán giả không có quyền công dân nên cảm giác của người nghe và người biểu diễn cũng hoàn toàn khác. Mình đoán họ sẽ cuồng nhiệt nhưng không bao giờ đoán được sự cuồng nhiệt đó như thế nào. Với những khán giả bình thường, ca sĩ sẽ vô tư lại gần, nhưng trong trại giam, bạn sẽ không biết ai đang ở phía dưới, họ phạm tội gì… Do đó, có một số ca sĩ sẽ cảm thấy e dè, chỉ hát trên sân khấu.

Tôi thì khác! Tôi thích tiếp cận vì khi xuống gần, họ yêu thương mình, chèo kéo, ôm hôn, bắt tay… và có cảm giác, họ luôn mong được giao tiếp. Vả lại, khi hát không có cát-sê cũng sẽ không bị áp lực. Tôi dùng tiếng hát của mình để làm điều ý nghĩa, làm cho họ biết rằng họ vẫn được xã hội quan tâm, để họ thấy mình không bị cô lập mà tủi thân hay mặc cảm.

Anh là người chủ động không nhận cát-sê?

Đây là điều tôi phải tự ý thức, bởi những nơi đó không phải buổi diễn bán vé, Nhà nước phải lo từng bữa ăn, sinh hoạt cho các phạm nhân nên lấy đâu ra kinh phí để trả cho mình? Nếu lấy cát-sê sẽ không còn ý nghĩa và tôi cũng sẽ không vui vẻ, nhẹ lòng được.

Hát trước các phạm nhân, anh là một ngôi sao như thế nào?

Tôi chỉ có suy nghĩ mình giống như một người anh em của họ, không có bất kỳ khoảng cách nào. Cố tạo khoảng cách hay thể hiện mình là ngôi sao chỉ đưa mình ra xa họ. Lúc nào cũng đem thần thái ngôi sao thì ai sẽ xem? Tù nhân đâu cần xem những cái đó.

Tôi cũng chưa bao giờ có cảm giác e ngại khi đến bên những người từng phạm tội đó. Mình chỉ ở với họ 1 - 2 tiếng thôi, làm sao phải lo?

Nhiều người hay nghĩ trại giam là nơi đáng sợ. Anh có thấy như vậy?

Mình đâu có phạm tội gì mà sợ? Tôi đã đi vào trong những trại của những người đã bị thi hành án, có nơi họ trang trí đẹp như một resort, có suối, có sông. Các phạm nhân ra hành lang ngồi quạt mát, sống chung với nhau hòa thuận…

Tôi thấy có nơi đáng sợ hơn trại giam là nhà thương điên. Họ hát hò, chửi bới, gào thét tên mình, chèo kéo và làm đủ kiểu mình không thể kiểm soát. Tôi từng vào và thực sự rất đáng sợ.

Anh có phải đắn đo nhiều để lựa chọn những tác phẩm mình sẽ biểu diễn ở sân khấu đặc biệt ấy?

Tôi thường phải chọn ít nhất 2 bài ý nghĩa, là những bài dễ làm cho họ khóc. Mình dùng những bài chạm vào trái tim họ, có thể nói về cuộc sống tươi đẹp ngoài kia, về tình cảm mẹ cha, để họ có thêm khát khao cải tạo tốt, nhớ rằng mình không được phạm tội nữa. Đó là cách gián tiếp đánh đòn tâm lý.

Việc chọn bài hát cũng nhọc lắm vì có nhiều người ở tù lâu năm, không biết những bài mới của mình. Có người năm nào tôi vào hát, họ cũng yêu cầu duy nhất một bài là tôi biết họ đã ở trong đó rất lâu rồi. Cũng có những người xăm mình, tỏ ra nguy hiểm, tôi cũng lại gần lấy hình xăm của mình ra để “khè” và khiến họ cười vang. Đó là cách tôi gần gũi với họ và khiến họ thấy mình như bạn bè, dễ gần và yêu thương mình hơn.

Từng hát ở 4 trại giam trong 1 ngày

Nam ca sĩ giúp đỡ phạm nhân thực hiện tâm nguyện

Những chuyến đi thiện nguyện khiến bản thân anh thay đổi như thế nào?

Tôi muốn đi nhiều hơn. Tôi từng đi hát ở 4 trại giam trong một ngày, không được đồng nào mà chỉ được bữa cơm của các quản giáo. Thậm chí, có khi mình phải mang quà lên tặng. Nhưng tôi không thấy nản dù mình không làm ra tiền. Tôi đã làm công việc này 5 - 6 năm và đã thành “mối” của họ. Họ cứ chỉ gọi tôi và tôi gọi những ca sĩ khác. Với tôi, những sự kiện này rất đặc biệt. Khoảnh khắc họ hát, ôm hôn và nhảy với mình là điều mà không tiền nào mua được.

Khi tôi xin phép các quản giáo chia sẻ những hình ảnh của các buổi diễn này trên Facebook đã nhận được rất nhiều hưởng ứng với những bình luận tích cực. Họ thú vị vì chưa bao giờ nhìn thấy những điều đó trong các trại giam. Dần dần, tôi xin đăng video và được họ đồng ý.

Tôi nghĩ hiện nay, thông tin giải trí phải là dùng hình ảnh để đưa thông tin tốt đẹp đến mọi người. Tôi đã nhận được nhiều lời khen từ các trại giam, từ những lãnh đạo trên Trung ương. Họ khen tôi đã mang lại đời sống tinh thần cho phạm nhân, khiến họ muốn cải tạo tốt hơn.

Nói đến chuyện cải tạo, anh từng giúp đỡ các phạm nhân hoàn thành tâm nguyện. Hẳn anh có nhiều kỷ niệm?

Tôi đã giúp đỡ hai người là phạm nhân tù chung thân Cẩm Vân [Trại giam Long Hòa, Long An] và một người tên là Ngọc Tuấn - mức tù 20 năm ở Trại giam Phước Hòa [Tiền Giang].

Trước khi làm dự án này, tôi đã phải dò hỏi trước các cán bộ tại đây về những thân phận đặc biệt, cần giúp đỡ để tiếp cận. Đối với bạn Vân, chúng tôi rất vất vả để có thể đưa bố của bạn lên thăm con. Hôm đó, tôi hát tại Long An và Tiền Giang nhưng ngay trong buổi tối cùng ngày, dù mệt nhưng tôi vẫn lội ngược từ Tiền Giang lên Long An để tới nhà của bố bạn Vân, đưa ông lên thăm con.

Còn cậu Tuấn đã nợ mẹ một lời xin lỗi suốt 20 năm. Tôi đã quay một video Tuấn nói lời xin lỗi mẹ rồi gửi cho mẹ cậu ấy xem. Để ghi lại được cảnh đó, tôi đã phải để cậu ta một mình trong phòng với chiếc camera thì Tuấn mới nói ra được câu xin lỗi. Với Tuấn, tôi nhận thấy một sự cảm hóa và giáo huấn tài tình để thành một con người có ý thức. Tôi hỏi gì, cậu ta muốn trả lời đều phải xin phép, muốn nhận quà gì cũng phải xin phép cán bộ.

Anh có dễ khơi gợi những câu chuyện nơi họ?

Tôi cũng là người biết khơi gợi những gì cảm động nhất, những điều chạm tới sâu vào tình cảm của họ. Ví như bạn Tuấn ở Trại giam Phước Hòa là người rất bay bổng, nhiều ước mơ. Cậu ta mơ sau này ra tù sẽ đi vay vốn làm ăn, sẽ kinh doanh thế nào.

Tôi đã nói thẳng với bạn ấy: “Ai cũng có quyền mơ ước nhưng một người như em khi trở về với cộng đồng sẽ mất rất nhiều thời gian để tạo được uy tín với cộng đồng. Em có gì để thế chấp ngoài bản án của mình? Nhà của em ẩm thấp, thế chấp thì ai mua? Anh cho em biết sự thật để biết ước mơ của em đến đâu”. Tôi nói thế để bạn ấy ra ngoài không bỡ ngỡ và tôi cũng đang làm một dự án để bạn ấy bất ngờ, nhưng hiện chưa thể bật mí.

Cảm ơn anh!

Video liên quan

Chủ Đề