Cá basa và cá tra có giống nhau không

Đăng bởi: Đặc Sản Cập nhật: 23/11/2018

Nhiều khách hàng khi mua Khô Cá Dứa Cần Giờ tại Nắng Gió thường đặt câu hỏi:  việc phân biệt các loài cá da trơn như cá tra, cá hú, cá basa, cá bông lau, cá dứa...như thế nào, sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cho Quý Khách tham khảo.

Theo tổ chức FishBase, họ cá tra có tất cả 31 loài, riêng  ở Việt Nam có 13 loài, trong đó có 2 loài cá vồ cờ và cá tra dầu được liệt kê vào danh sách cá quý hiếm, cấm đánh bắt. Và trên thị trường họ cá tra có 5 loại thường gặp đó là: cá tra, cá ba sa và cá hú, cá dứa và cá bông lau. Chúng có hình dạng giống nhau khiến các bà nội trợ nhà mình rất khó phân biệt.

Cá Dứa - Cần Giờ

Cũng theo Bà Phạm Thị Mười - một thương lái về cá nước ngọt nhiều năm tại Chợ Bình Điền -TP.HCM, sẽ giúp chị em “xem tướng” các loài cá:

  • Xem đầu: đầu cá ba sa ngắn, dẹp theo chiều đứng; lỗ hõm giữa xương sọ cạn, hẹp nhưng dài; miệng nằm hơi lệch; dải răng hàm trên to rộng, nhìn thấy được khi khép miệng. Đầu cá tra to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng... hô. Cá hú đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra.
  • Xem râu: họ cá tra đều có hai đôi râu. Râu hàm trên cá basa dài bằng nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn, bằng 1/3 chiều dài đầu. Hai đôi râu của cá tra dài hơn, tới mắt và mang cá. Râu hàm trên cá hú dài đến vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn.
  • Xem tướng: cá basa thân ngắn, hơi dẹp hai bên, lườn tròn, bụng to, mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng màu trắng. Cá tra thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm, cầm lên ngang tầm mắt thấy màu sáng bạc, lấp lánh ở sống lưng. Mình cá hú dẹp hơn, nhưng bụng cá hú to nhất, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng xám.
  • Xem thịt: thớ thịt cá basa nhỏ, đều, có màu trắng; bụng có hai múi mỡ to, hình giống như múi bưởi, màu trắng. Thớ thịt cá tra to, mỡ không trắng; riêng cá tra nuôi hầm có mỡ màu vàng, có mùi hôi, nếu kho gừng thì mùi càng nồng hơn. Tuy nhiên, nếu cắt ra từng khoanh, rất khó phân biệt được các loài thuộc họ cá tra.

Cá Bông Lau - An Giang

Cá tra

Cá ba sa

Cá hú

Còn riêng Cá Bông Lau và Cá Dứa do hiếm và giá cao nên ít thấy bán ở chợ bình dân, thịt rất ngon. Do đánh bắt tự nhiên, kích cỡ cá dứa và bông lau không đồng đều như các loại cá nuôi. Hình dạng và màu sắc cá dứa và bông lau rất giống nhau. Như da mặt lưng màu xám nhạt, thịt và mỡ trắng tinh, đặc biệt các vây bụng, vây đuôi, vây lưng, vây ngực màu trắng nhưng ở phía ngoài cùng có màu vàng khác hẳn các vây cá nuôi.

Vậy là các bạn phần nào đã biết cách phân biệt các loài cá da trơn như cá dứa, cá bông lau, cá tra, cá hú...rùi nhé. Hoặc nếu các bạn muốn mua Khô Cá Dứa Cần Giờ - hàng thiên nhiên - hàng "xịn" thì hãy gọi cho Nắng Gió - 0909.936.248 để được tư vấn [ về các loại khô cá , đặc sản vùng miền ]  và phục nhé.

Tags: cá dứa là cá gì, phân biệt cá dứa thật giả, cá ba sa, cá hú, cá tra, cá tra dầu, cá bông lau an giang, vàm cóng, mua khô cá dứa cần giờ ở đâu, cá dứa bán ở đâu,

Sản phẩm liên quan

Cá basa và cá tra cùng một họ cá da trơn nhưng cá basa khó nuôi hơn cá tra, trong khi thịt cá tra ngon và không béo như basa, dễ phát triển.

Hỏi: Người ta bảo cá basa trên thị trường chính là cá tra. Vậy có đúng không?

Nguyễn Văn Đàn [Hà Nội]

Ông Dương Long Trì, Giám đốc Trung tâm thông tin thủy sản: Trước đây người dân có nuôi cá basa nhưng sau đó chuyển đổi sang nuôi cá tra là chủ yếu. Cá tra khi xuất khẩu vào Mỹ được mọi người đón nhận vì giống cá nheo.

Cá basa và cá tra cùng một họ cá da trơn nhưng cá basa khó nuôi hơn cá tra, trong khi thịt cá tra ngon và không béo như basa, dễ phát triển.

Thực tế đúng là hiện nay trên thị trường chủ yếu là cá tra, rất ít cá basa hoặc lấy tên cá basa nhưng cũng chính là cá tra.

PV [ghi]

 Trên thị trường hiện nay, họ cá tra có năm loại thường gặp: cá tra, cá ba sa và cá hú [nuôi], cá dứa và cá bông lau [thiên nhiên]. Chúng có hình dạng giống nhau, khiến các bà nội trợ khó phân biệt.

Để tránh bị lừa, các bà nội trợ có thể căn cứ vào những đặc điểm sau:

  1. Xem đầu. Đầu cába sa thượng hạng ngắn, dẹp theo chiều đứng; lỗ hõm giữa xương sọ cạn, hẹp nhưng dài; miệng nằm hơi lệch; dải răng hàm trên to rộng, nhìn thấy được khi khép miệng. Đầu cá tra to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng… hô.
  2. Xem râu.Họ cá tra đều có hai đôi râu. Râu hàm trên cá basa thượng hạngdài bằng nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn, bằng 1/3 chiều dài đầu. Hai đôi râu của cá tra dài hơn, tới mắt và mang cá.

 

  1. Xem tướng. Cá basa thượng hạngthân ngắn, hơi dẹp hai bên, lườn tròn, bụng to, mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng màu trắng. Cá tra thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm, cầm lên ngang tầm mắt thấy màu sáng bạc, lấp lánh ở sống lưng.
  2. Giải phẫu.Thớ thịt cá basa thượng hạngnhỏ, đều, có màu trắng; bụng có hai múi mỡ to, hình giống như múi bưởi, màu trắng. Thớ thịt cá tra to, mỡ không trắng; riêng cá tra nuôi hầm có mỡ màu vàng, có mùi hôi, nếu kho gừng thì mùi càng nồng hơn. Tuy nhiên, nếu cắt ra từng khoanh, rất khó phân biệt được các loài thuộc họ cá tra.

Cá ba sa hiện được nuôi rất ít, vì phải nuôi ở thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu đến sáu tháng mới thu hoạch. Trong khi cá tra nuôi được ở hạ nguồn và chỉ nuôi bốn tháng, nhưng Mỹ vẫn chấp nhận phi lê cá tra như cá basa.

Để chọn được loại cá basa thượng hạng ngon nhất, hãy đến ngay Thực Phẩm Hữu Nghị, chúng tôi chuyên cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm tươi sống với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 

Xem thêm sản phẩm cá basa thượng hạng tại đây.

Cá tra cùng cá basa luôn là mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường quốc tế cực mạnh của Việt Nam & đem lại nguồn lợi kinh tế hàng năm rất lớn. Tuy nhiên do ngoại hình tương đối giống nhau nên nhiều người không phân biệt được 2 loại cá này. Vậy cá tra và cá basa khác gì nhau? Giá cá tra bao nhiêu tiền 1kg? Làm món gì thì ngon? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây

I – Cá tra là cá gì? Sống ở đâu?

Cá tra [Pangasianodon hypophthalmus] là một loài cá da trơn nước ngọt thường được tìm thấy ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia.

Môi trường sinh sống chủ yếu của cá tra là những vùng nước ngọt, nước lợ, nơi dòng chảy không quá xiết. Chúng thường được tìm thấy ở những con sông trong lưu vực sông Mê Kong hoặc sông Chao Phraya của Thái Lan.

Kể từ những năm 2000, cá tra đã và đang luôn là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam đi các nước Châu Âu cùng với cá basa.

II – Đặc điểm ngoại hình của cá tra

Trong họ cá tra có rất nhiều loài khác nhau với đặc điểm khá tương đồng. Riêng với loài cá tra nuôi [Pangasianodon hypophthalmus] thì thường sẽ có những đặc điểm sau:

Tổng quan thân hình của dòng cá tra nuôi ở mức trung bình, không quá ngắn quá dài hay quá to hoặc quá nhỏ. Phần sống lưng từ đầu cho tới sát đuôi thường sẽ là màu xanh đen. Phần bụng cá khá phẳng và có màu trắng bạc.

Ở dưới cằm của cá sẽ có 2 chiếc râu tương đối dài. Ngoài ra chúng có thêm 1 vây lưng hình tam giác & 1 dải vây chạy từ hậu môn cho tới sát đuôi, màu sắc thường là đỏ hồng.

Cá tra có thể đạt trọng lượng lên tới 18kg và chiều dài lên tới 1,8m. Khi còn nhỏ chúng sẽ chủ yếu phát triển về chiều dài thân mình. Tới một giai đoạn nhất định, thường từ 2,5kg trở lên thì chúng sẽ lại phát triển mạnh về trọng lượng.

Loài cá này trong tự nhiên có vòng đời rất dài, có nhiều cá thể sống được tới hơn 20 năm.

III – Cách phân biệt cá tra với một số loài cá khác

Trong họ cá da trơn có khá nhiều loài có ngoại hình tương đối giống với cá tra, ví dụ như cá basa, cá dứa, cá bông lau,… Chính vì vậy việc phân biệt những loài cá này cũng tương đối khó khăn với nhiều người.

♦ Phân biệt cá tra với cá basa

Cá tra, cá basa chắc hẳn là cụm từ được nhiều người nghe tới trên tivi & báo đài. Chính cách gọi này và sự giống nhau về ngoại hình của 2 giống cá đã khiến nhiều người lầm tưởng cá tra và cá basa là một. Thậm chí nhiều khu chợ tại thành thị các tiểu thương còn khẳng định cá tra chính là cá basa.

Thực tế theo các chuyên gia thủy sản thì cá basa và cá tra là 2 loài hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt 2 giống này có thể dựa vào 1 số đặc điểm sau

  • Phần bụng: Cá basa thường chứa mỡ ở bụng nên phần bụng sẽ tương đối phình to. Cá tra thì bụng tương đối phẳng và thuôn dài.
  • Phần đầu: Đầu của cá tra sẽ to và bè 2 ra bên, còn cá basa thì đầu sẽ nhỏ hơn và không bè ra 2 bên
  • Độ dài râu: Râu của cá tra sẽ dài hơn 1 chút so với cá basa.
  • Màu vây đuôi: Vây đuôi của cá basa thường là màu đen, trong khi đó ở cá tra sẽ là màu hồng đỏ.

♦ Phân biệt cá tra với cá dứa [cá tra bần]

Theo kinh nghiệm dân gian, những con cá dứa phải có 1 đường sọc đen ở gần sống lưng chạy từ mang cho tới tận đuôi. Trong khi đó cá tra thường sẽ không có đường sọc đen này. Đây là cách phân biệt cá tra và cá dứa đơn giản nhất.

♦ Phân biệt cá tra với cá bông lau [cá hú]

Cá bông lau tươi sẽ có lớp da màu ánh bạc, phần sống lưng cũng là màu trắng ánh vàng, vây mang và vây đuôi có ánh màu cam. Trong khi đó cá tra sẽ có vây đuôi màu đen, da sống lưng cũng màu đen

IV – Cá tra có phải cá vồ [cá dồ] không?

Hiện nay có nguồn thông tin cho rằng cá tra và cá vồ chính là một. Họ giải thích rằng đây chính là cách gọi của người dân miền Tây.

Theo đó ngày xưa miền Tây thường sử dụng hố xí ngoài trời [cầu tõm], vì thế người ta thường thả cá tra xuống để tận dụng luôn nguồn chất thải của con người [bởi cá tra ăn tạp].

Chính vì khi nhìn thấy chất thải rơi xuống thì cá sẽ vồ luôn nên lâu dần người ta gọi là cá vồ & mặc định cá tra chính là cá vồ.

Tuy nhiên theo các chuyên gia thủy sản thì cá tra không phải là cá vồ. Thuật ngữ cá vồ chẳng qua chỉ là phiên âm hoặc cách đọc lái của tiếng Khmer trey po. [cá tra là trey pra]

Còn cá vồ được giải thích rằng cũng là 1 loài cá thuộc trong họ cá tra, cá da trơn. Chúng có khá nhiều loại như cá vồ đém, cá vồ cờ, cá vồ chó,… với những đặc điểm hình thái khác chút ít so với cá tra. Ngoài ra loài cá vồ cờ còn nằm trong danh sách đỏ cấm săn bắt. Nếu chiếu theo phân loài của wikipedia thì cá vồ đang được hiểu nhiều theo nghĩa của dòng cá vồ đém.

V – Một số đặc điểm tập quán khác của cá tra

♦ Cá tra ăn gì?

Cá tra là một loài cá ăn tạp, tuy nhiên thiên hướng của chúng sẽ thiên về động vật hơn. Loài cá này ăn rất khỏe, nếu không được cho ăn đầy đủ thì chúng sẵn sàng ăn cả đồng loại hoặc những loài khác nhỏ hơn, đặc biệt là trong giai đoạn cá bột [cá còn nhỏ] thì chúng thường sẽ ăn lẫn nhau.

Chính vì tính ăn tạp như vậy nên trước đây ở miền Tây người ta mới thường thả cá tra hoặc cá vồ xuống để tận dụng “phân” người.

Cá tra là loài thường sống và ăn mồi ở tầng đáy, chỉ trong một số trường hợp như thiếu không khí hay mệt mỏi thì chúng mới trồi lên tầng lửng hoặc mặt nước.

Ngoài ra khả năng tiêu hóa của loài cá này tương đối chậm, do vậy bà con khi nuôi nên thực hiện cho ăn cách 1 ngày. Như vậy thì lượng thức ăn sẽ được tối ưu mà cá vẫn phát triển tốt.

♦ Tập tính sinh sản

Trong tự nhiên, mùa sinh sản của cá tra sẽ rơi vào khoảng tháng 5 – tháng 6 dương lịch. Mỗi lần sinh sản, tùy thuộc vào trọng lượng mà cá cái có thể đẻ được khoảng 135.000 trứng trên mỗi cân trọng lượng.

VI – Cá tra làm món gì ngon?

Cá tra khi chế biến thành các món ăn không chỉ đưa cơm mà còn mang giá trị dinh dưỡng rất cao, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

1.1. Cá tra nhúng giấm

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • 1 chai giấm
  • 1 chai mắm nêm
  • 1 quả dừa già, tỏi, hành tím, hành tây, sả, ớt, dứa [thơm]
  • Bún, bánh tráng
  • Rau thơm: xà lách, rau mùi, rau thơm
  • Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, tiêu, đường

Bước 2: Sơ chế

  • Dứa [thơm] làm sạch, thái miếng mỏng, chia làm 2 phần.
  • Rau thơm làm sạch, rửa sạch, để ráo nước
  • Tỏi, sả làm sạch và băm nhỏ
  • Hành tây, ớt làm sạch, cát lát mỏng
  • Cá tra: Sau khi mua về, bạn nên làm sạch chất nhờn bên ngoài bằng muối để khử sạch mùi tanh. Tiếp đó bạn lọc thịt, cắt miếng vừa ăn, ướp cùng một chút nước mắm, tỏi, sả băm, hạt tiêu, hạt nêm, và đường. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh đến khi ăn thì lấy ra.
  • Làm nước dùng: Phi thơm tỏi, sả, ớt, hành tây với chút dầu ăn. Đổ nước dừa cùng với một nửa quả dứa vào nồi, cho thêm giấm tùy vào khẩu vị của bạn. Đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn.

Bước 3: Thưởng thức

Đặt nồi nước lẩu lên bếp chuyên dụng, thả từng miếng cá tra vào chơ sôi và thưởng thức cùng bánh cuốn, bún trắng và rau sống. Chấm cùng mắm nên để món ăn thêm trọn vị.

1.2. Các món cá tra kho

1.2.1. Cá tra kho lạt

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • Dừa quả
  • Tỏi, ớt, hành tím, hành lá, nước mắm, hạt nêm, muối, đường, hạt tiêu

Bước 2: Thực hiện

  • Cá tra làm sạch chất nhờn ngoài da bằng muối để khử sạch mùi tanh. Có một cách làm sạch khác là bạn dùng nước nóng và giấm để tuốt sạch nhờn. Sau đó vắt sạch vây, bỏ ruột, cắt khúc.
  • Chiên sơ cá trên dầu nóng để khi kho cá không bị nát.
  • Ướp cá với hành, ớt, tỏi đập dập, băm nhỏ, mắm, muối, hạt nêm và chút đường khoảng 60 phút để cá ngấm gia vị.
  • Kho cá: Đổ nước dừa vào nồi cá đang ướp, chú ý nước chỉ xâm xấp mặt cá, thêm vài quả ớt tươi và đun trên lửa to. Khi nồi cá đã sôi, bạn vặn nhỏ lửa đun thêm khoảng 20-25 phút để cá chín đều và đậm vị. Chú ý nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Khi cá chín thì bạn rắc hành lá lên trên và tắt bếp.
  • Múc ra bát và ăn kèm với cơm nóng.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • Tương hạt [lấy cả nước]
  • Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu, hạt nêm, đường, hành khô, tỏi, giấm ăn

Bước 2: Thực hiện

  • Sơ chế cá: Cá tra mua về bạn dùng nước nóng và giấm để làm sạch chất nhờn, khử sạch mùi tanh. Sau đó cắt vây, bỏ ruột, bỏ mang, cắt khúc.
  • Ướp cá: Ướp cá cùng với ít tương hạt, hành, tỏi, ớt tươi thái lát, mắm, tiêu, hạt nêm, đường. Ướp trong khoảng 60 phút để cá ngấm.
  • Kho cá: Bạn phi thơm chút tỏi khô, hành khô rồi cho đường và tương hạt vào xào cùng. Sau đó bạn cho cá cùng nước xâm xấp và ớt tươi đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, kho đến khi nào cạn nước thì tắt bếp. Trong quá kho bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
  • Khi cá chín rắc lớp hạt tiêu lên để dậy mùi, đơm cá ra đĩa ăn cùng với cơm nóng.

1.2.3. Cá tra kho tiêu

Bước 1: Chuẩn bị:

  • Cá tra tươi
  • Nước dừa tươi
  • Gia vị: tiêu, mắm, muối, hạt nêm, đường, hành tím, gừng, ớt

Bước 2: Thực hiện

  • Sơ chế: Cá tra chọn con tươi sống, làm sạch nhờn, khử mùi tanh bằng muối hoặc nướng nóng và giấm. Sau đó mổ, moi bỏ ruột, cắt vây, bỏ mang và cắt khúc vừa ăn,
  • Ướp cá: Ướp khúc cá với nước mắm, chút muối, hạt nêm và ớt thái lát mỏng, bừng băm nhỏ trong khoảng 30 phút.
  • Làm nước hàng: Bắc nồi lên bếp, để khô, cho vào khoảng 3 muỗng canh đường, đun cho đến khi đường chảy ra và có màu cánh gián thì đổ từ từ nước nguội vào.
  • Kho cá: cho từng khúc cá vào nồi nước hàng vừa thắng, cho nước xâm xấp mặt cá cùng với hành khô đập dập, ớt tươi thái mỏng. Đun sôi nồi cá trên lửa to rồi kho trên lửa nhỏ cho đến khi cạn nước. Trong quá trình kho bạn nhớ nên nếm gia vị cho vừa miệng
  • Rắc tiêu và tắt lửa, đơm cá ra đĩa ăn kèm với cơm trắng

1.2.4. Cá tra kho tộ

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • Gia vị gồm: mắm, hạt nêm, hạt tiêu xay tương ớt, dầu hào, đường, dầu ăn, hành khô, tỏi, ớt.

Bước 2: Thực hiện

  • Sơ chế: Cá tra tươi làm sạch nhớt, khử mùi tanh bằng muối. Sau đó bỏ vây, bỏ mang, mổ bụng bỏ ruột, cắt khúc vừa ăn, rửa sạch, để ráo nước.
  • Ướp cá: Ướp cá cùng với hành lá thái nhỏ, tiêu xay, hành củ băm nhuyễn, dầu hào, nước mắm và tương ớt trong vòng 30 phút.
  • Làm nước hàng: Dùng chiếc nồi bạn định sẽ kho cá đun khô nước, cho đừng vào đun cho đến khi đường chảy có màu cánh gián thì cho chút nước vào để đường không bị đắng. Cho cá vào để cá ngấm màu và săn vỏ ngoài lại.
  • Cho nước xâm xấp cá để kho. Nên cho nước nóng để giảm mùi tanh của cá bạn nhé. Cho thêm ớt thái nhỏ, gừng đập dập và nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Đun cho đến khi nước có dạng sệt thì tắt bếp, rắc hạt tiêu lên trên đơm ra đĩa ăn kèm với cơm nóng.

1.2.5. Cá tra kho mắm

Bước 1: Chuẩn bị:

  • Cá tra tươi
  • Thịt ba chỉ
  • Mắm cá
  • Gia vị: tỏi, ớt. sả, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn
  • Cà tím, đậu bắp

Bước 2: Sơ chế

  • Cá tra tươi làm sạch nhờn, khử tanh bằng nước nóng và giấm hoặc bằng muối ăn. Sau đó mổ, bỏ ruột, cắt vây, bỏ mang, cắt khúc rửa sạch và để ráo nước.
  • Rửa sạch thịt ba chỉ & thái thành miếng vuông vừa ăn
  • Cà tím, đậu bắp rửa sạch, bỏ cuống và cắt nhỏ
  • Nấu nước mắm: Cho nước mắm nguyên cái vào khoảng 500ml nước, bắc nồi lên bếp nấu nhỏ lửa cho đến khi thịt cá tan ra thì dùng rây lọc bỏ xương. Lấy nước mắm cho vào bát.

Bước 3: Kho cá

  • Phi thơm tỏi, ớt, sả đã được băm nhỏ với ít dầu ăn
  • Cho thịt ba chỉ vào đảo cho đến khi thịt săn lại thì cho cá vào nồi. Tiếp theo cho phần nước mắm đã chưng bên trên vào kho nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Khi gần hết nước bạn cho cà tím, đậu bắp vào kho chung, nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt lửa.
  • Đơm cá ra đĩa ăn kèm với cơm nóng.

1.2.6. Cá tra kho thơm

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • 1 quả dứa [thơm]
  • Gia vị: tiêu, đường, mắm, muối, hành khô, hành lá, ớt tươi

Bước 2: Tiến hành

  • Cá làm sạch, để ráo nước, ướp với hành tím băm nhỏ, hành lá và ớt tươi thái lát, muối, đường, nước mắm, và hạt tiêu trong khoảng 30 phút.
  • Dứa [thơm] gọt bỏ mắt, thái lát mỏng.
  • Thắng đường: Cho đường vào chiếc nồi bạn sẽ kho cá, đun cho đường có màu cánh gián, cho cá vào đảo đều cho săn lại, cho nước xâm xấp cá và đun sôi. Hạ nhỏ lửa kho cho đến khi cạn nước. Khi nước sệt lại bạn cho thơm [dứa] vào khu chung khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp. Trong quá trình kho nếm gia vị cho vừa miệng và ăn kèm với cơm trắng.

1.2.7. Cá tra kho nước dừa

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá Tra tươi
  • Nước dừa tươi
  • Gia vị: Hành lá, hành tím, tiêu xay, mắm, muối, hạt nêm, đường

Bước 2: Thực hiện

  • Cá tra làm sạch vây, bỏ ruột, bỏ mang, cắt khúc vừa ăn, rửa sạch để ráo nước, ướp cá với hành tím băm nhuyễn, tiêu, mắm, hạt nêm và chút đường trong vòng 30 phút.
  • Làm nước hàng bằng cách thắng đường cho đến khi đường tan và có màu cánh gián thì cho cá vào đun cho săn thịt. Cho nước dừa xâm xấp cá và đun trên lửa to vặn nhỏ lửa, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Đun đến khi nước có dạng sệt thì nêm hành lá thái nhỏ, hạt tiêu xay và ăn kèm với cơm trắng.

1.3. Cá tra nấu chao

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • Hũ Chao
  • Sả, gừng tươi, khoai môn, ớt tươi
  • Rau sống, bún tươi
  • Muối, bột ngọt, mắm

Bước 2: Thực hiện

  • Cá tra tươi làm sạch nhớt, khử mùi tanh, bỏ ruột, bỏ mang, phile và thái miếng vừa ăn, để ráo. Sau đó ướp thịt cá cùng sả, gừng, ớt tươi băm nhỏ, chút muối, bột ngọt, chao trong khoảng 30 phút.
  • Chao hòa chung với nước
  • Làm nước dùng: Phi thơm sả băm với chút mỡ hoặc dầu ăn rồi thả phần xương cá vào xào, đổ phần nước chao vào, thêm khoảng 2 bát ăn cơm nước lọc, đun sôi, thả khoai môn đã làm sạch, thái miếng vừa ăn vào, đun chín. Trong quá trình nấu bạn nhớ hớt bọt đi nhé. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Cho nước dùng sang nồi và bếp chuyên dụng, đun sôi lại, thả cá vào chờ cá sôi chín là bạn thưởng thức cùng với bún tươi và rau sống rồi.

1.4. Cá tra nhúng mẻ

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • Mẻ chua
  • Bún tươi
  • Cà chua, dứa [thơm], khế chua, chuối xanh
  • Rau sống các loại
  • Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, đường, dầu ăn, mắm nêm, xì dầu, hành tây, hàng khô, sả, ớt tươi

Bước 2: Sơ chế

  • Cá tra làm sạch chất nhờn và khử mùi tanh bằng nước nóng và giấm. Phi lê cá và thái lát mỏng, ướp cùng chút tiêu xay, mắm, hạt nêm, hành tím băm nhuyễn, sả băm nhuyễn, ớt tươi thái lát.
  • Hòa mẻ với nước, lọc bỏ bã.
  • Đun nóng dầu ăn, cho sả, hành tím băm nhỏ vào phi thơm, cho cà chua vào đảo cho ra màu. Sau đó cho từ từ nước lọc mẻ vào đun sôi. Thả dứa, khế xanh, chuối xanh vào vè nêm nếm cho vừa ăn.
  • Bắc nồi nước dùng lên bếp chuyên dụng, đun sôi lại nước, thả cá tra vào, đun sôi ăn kèm với bún trắng, rau sống và nước mắm nêm.

1.5. Các món cá tra nướng thơm ngon

1.5.1. Cá tra nướng muối ớt

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • Hành tím, sả, gừng, tỏi, ớt tươi, muối ớt, dầu ăn, mắm
  • Bún tươi
  • Rau sống: xà lách, rau mùi, bạc hà, húng,…

Bước 2: Thực hiện

  • Cá tra tươi làm sạch, bỏ ruột, bỏ mang, phi lê, để ráo nước
  • Hành tím, sả bóc vỏ, tỏi, gừng, ớt tươi băm nhỏ
  • Ướp thịt cá phi lê với hành tím, sả băm, ớt tươi, muối ớt
  • Pha nước chấm: dùng 2 thìa canh nước mắm ngon cùng với 1 thìa nước cốt chanh và 2 thìa nước lọc, hòa tan rồi cho sả, gừng, tỏi, ớt băm vào, hòa đều.
  • Nướng trên than hồng, trong quá trình nướng nhớ lật để cá không bị khét.
  • Ăn kèm với bún tươi và rau sống cùng nước chấm cá riêng biệt.

1.5.2. Cá tra nướng sa tế

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • Sa tế, mắm, ớt, tỏi, chanh, muối, đường, tiêu xay, hạt nêm
  • Bún tươi
  • Rau sống ăn kèm

Bước 2: Thực hiện

  • Cá tra tươi sơ chế, làm sạch, bỏ ruột, bỏ mang, phile. Sau đó ướp thịt cá phile với sa tế, nước mắm, hạt nêm, tiêu xay khoảng 60 phút để cá ngấm.
  • Pha nước chấm cá: cho vào tô 2 thìa canh nước mắm ngon + 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa canh nước lọc hòa tan. Sau đó cho vào bát tỏi, sả, gừng, ớt tươi băm nhỏ và hào đều.
  • Nướng cá trên than hồng, chú ý giở cá để cá không bị cháy.
  • Cá chín, gỡ cá ra đĩa, ăn kèm bún tươi, rau sống và nước chấm cá

1.6. Cá tra chưng tương

Bước 1: Chuẩn bị

  • Cá tra tươi
  • Cùi dừa
  • Hành tây, hành tím, tỏi, ngọn cây sắn tươi
  • Tương hột [cả nước]
  • Bún tươi
  • Hạt nêm, nước mắm

Bước 2: Thực hiện

  • Cá tra làm sạch, bỏ nhớt, bỏ ruột, bỏ mang, cắt khúc. Ướp cá cùng với tương hột, hạt nêm trong vòng 15-20 phút.
  • Cùi dừa xay vắt lấy nước cốt dừa
  • Ngọn sắn rửa sạch, luộc chín
  • Đun nóng dầu ăn, phi thơm tỏi băm rồi cho cá vào nồi chờ cho các mặt cá vàng đều thì đổ nước cốt dừa lên đun sôi, vặn nhỏ lửa. Đến khi cá chín thả hành tây, ngọn sắn đã luộc vào nấu chung, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Khi cá chín thả thêm vào nồi rau mùi tàu [ngò rí] ăn kèm với bún tươi hoặc cơm trắng đều ngon.

Nếu bạn đang suy nghĩ làm món gì ngon với cá tra để đổi vị cho bữa cơm gia đình thì hi vọng với bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn lựa chọn được món ăn ưng ý. Chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng và đủ chất.

VII – Cá tra giá bao nhiêu tiền 1 kg? Mua ở đâu?

Tuy là loài cá có lượng tiêu thụ sang thị trường quốc tế lớn nhưng giá cá tra vẫn được coi là rất rẻ đối với người tiêu dùng.

Theo ghi nhận trên thị trường, hiện nay giá cá tra đang dao động từ 20.000 – 22.000 VNĐ/kg cho loại dùng làm nguyên liệu & 25.000 – 27.000 VNĐ/kg cho loại cá tra thịt.

Bạn có thể dễ dàng mua được cá tra tại các chợ dân sinh, chợ cóc, siêu thị hoặc cửa hàng thủy hải sản. Tùy từng nơi mà giá bán sẽ có sự khác nhau đôi chút, bạn nên học kỹ năng mặc cả để có mức giá tốt nhất.

Qua những chia sẻ về giống cá tra thì tindongvat.com hi vọng bạn đã nắm được nhiều kiến thức thú vị. Nhớ share bài viết & like fanpage dùm Ngân nha.

Video liên quan

Chủ Đề