Bước sang 1951 -- 1953, cuộc kháng chiến của ta như thế nào

Bước sang giai đoạn 1951 – 1953, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp có chuyển biến như thế nào?

Bước sang giai đoạn 1951 – 1953, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp có chuyển biến như thế nào?

A. Chuyển sang thế phòng ngự, bị động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B. Tiếp tục giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

C. Thực dân Pháp liên tiếp thất bại trên các mặt trận nhất là ở Bắc Bộ.

D.

Được đẩy mạnh, giành nhiều thắng lợi nhờ sự giúp đỡ của Mĩ.

Lịch sử lớp 12

A.Kiến thức trọng tâm

I. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương

1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh

  • 5/1949 Mỹ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến ở Đông Dương:
  • 12/1950 Mỹ ký với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” tăng cường viện trợ cho Pháp, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương
  • 9/1951, Mỹ ký với chính phủ Bảo Đại “HƯ hợp tác kinh tế Việt-Mĩ” nhằm ràng buộc chính phủ Bảo Đại.

2. Kế hoạch Đơ lat Đơ tát Xi Nhi

  • Năm 1950 Pháp đề ra kế hoạch Đơ lat dơ tát Xi nhi nhằm kết thúc nhanh cuộc chiến tranh
  • Kế hoạch Đơ lat đơ tát Xi nhi:
  • Tập trung lính Âu Phi thành một lực lượng cơ động mạnh, phát triển nguỵ quân
  • Xây dựng phòng tuyến quân sự xi măng cốt sắt
  • Đánh phá hậu phương của ta
  • Lập vành đai trắng

=>Hậu quả: Chiến tranh Đông Dương bị đẩy lên một quy mô lớn, cuộc kháng chiến của ta vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn phức tạp .

II. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng [2/1951].

  • Nội dung:
    • Thông qua “Báo cáo chính trị” của Hồ chủ tịch tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong chặng đường vừa qua
    • Thông qua “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh nêu rõ nhiệm vụ đánh đế quốc, giành độc lập, xóa phong kiến thực hiện người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
    • Tách ĐCS Đông Dương và thành lập ở mỗi nước một ĐCS riêng.
    • Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.
    • Thông qua Tuyên ngôn, chính cương, điều lệ mới. Xuất bản báo nhân dân
    • Bầu ra BCH TƯ và bộ chính trị. Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch Đảng. Trường Chinh làm tổng bí thư.
  • Ý nghĩa:
    • Đánh dấu bước phát triển, bước trưởng thành của Đảng ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến
    • Là ” ĐH Kháng chiến thắng lợi”.

III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt.

  • Chính trị:
    • 3/1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành mặt trận Liên Việt. Cùng với đó mặt trận liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào được thành lập.
    • 5/1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đã biểu dương 07 anh hùng [Cù Chính lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị…].
  • Kinh tế:
    • 1952 chính phủ mở cuộc vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm.Năm 1953 vùng tự do từ liên khu IV trở ra đã sản xuất hơn 2,7 triệu tấn thóc.
    • Thủ công nghiệp và công nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân
    • Chấn chỉnh thuế khóa thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất ở vùng tự do Thái Nguyên và Thanh Hóa.
  • Văn hoá, giáo dục, y tế
    • Thực hiện cải cách giáo dục, đến 1952 có trên 1 triệu học sinh phổ thông, xóa mù khoảng 14 triệu người.
    • Văn nghệ sĩ thâm nhập mọi mặt của cuộc sống, sản xuất, chiến đấu
    • Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới.

IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường [HD học ở nhà]

1. Các chiến dịch ở Trung du và đồng bằng Bắc bộ [từ cuối 1950 đến giữa 1951]:

2. Chiến dịch Hoà Bình- Đông – xuân 1951-1952

3. Chiến dịch Tây Bắc – Thu – Đông 1952

4. Chiến dịch Thượng Lào Xuân-hè 1953

Trắc nghiệm lịch sử Việt Nam từ 1951 đến 1954

Câu 1. Bước sang giai đoạn 1951 – 1953, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp chuyển biến như thế nào?

A. Liên tiếp thất bại trên các mặt trận.

B. Chuyển sang thế phòng ngự bị động.

C. Được đẩy mạnh nhờ sự giúp đỡ của Mỹ.

D. Tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trườ

Câu 2. Đặc điểm không phải của cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp giai đoạn 1951 – 1953 là

A. lực lượng của ta trưởng thành về mọi mặt

B. quân ta giành thắng lợi to lớn và toàn diên.

C. tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

D. đẩy mạnh các hoạt động chính trị và ngoại giao.

Câu 3. Ngày 23/12/1950, Mỹ đã kí với Pháp

A. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mỹ.

B. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

C. Hiệp ước công nhận chính phủ Bảo Đại.

D. Hiệp định viện trợ kinh tế tài chính.

Câu 4. Tháng 9 năm 1951, Mỹ kí với Bảo Đại.

A. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mỹ.

B. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

C. Hiệp ước công nhận chính phủ Bảo Đại.

D. Hiệp định viện trợ kinh tế tài chính.

Câu 5. Sau thất bại của Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950, Mỹ tiếp tục.

A. củng cố chính quyền Bảo Đại để hất Pháp khỏi Đông Dương

B. từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương

C. trực tiếp đưa quân Mỹ vào chiến trường

D. ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương

Câu 6. “Gấp rút tập trung quân Auu – Phi nhằm xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh……..”. Đó là một trong bốn điểm chính của kế hoạch quân sự nào?

A. Rơve.

B. Nava.

C. Đờlátđơtátxinhi .

D. Đờcatxtơri.

Câu 7. Pháp đề ra kế hoạch Đờ lát đơ tát xi nhi nhằm

A. tăng cường tiềm lực của Pháp ở Đông Dương

B củng cố và phát triển ngụy quân

C. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. giành quyền chủ động trên chiến trường

Câu 8. Tháng 9 năm 1951, Mỹ kí với Bảo Đại. “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mỹ” nhằm.

A. trực tiếp ràng buộc chính phủ Pháp vào Mỹ.

B. bìm một giải pháp hòa bình cho chiến trường Đông Dương

C. đẩy mạnh can thiệp về kinh tế vào Việt Nam.

D. trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mỹ.

Câu 9. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi có ảnh hưởng như thế nào đố với cuộc kháng chiến của ta.

A. Hậu phương của ta bị đánh phá.

B. Vùng kiểm soát của ta bị thu hẹp

C. Quân chủ lực của ta bị phân tá

D. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là ở vùng sau lưng địch them kho khăn phức tạp

Câu 10. Điểm chung giữa kế hoạch Rơ ve [1949] và kế hoạch Đờ lát đơ tát xi nhi [1950] là gì?

A. Bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

B Kết thúc chiến tranh trong danh dự.

C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến trường.

D. Phô trương thanh thế, tiềm lực và sức mạnh.

Câu 11. Nối các mốc thời gian và sự kiện sau cho phù hợp.

Thờ gianSự kiện
1. 23/12/1950a. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mỹ
2. 02/1951b. Đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
3. 9/1951c. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
4. 5/1952Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng Cộng sản Đông Dương.

A. 1a – 2d – 3c. - 4.b.

B. 1b – 2c – 3a. - 4.b.

C. 1c – 2d – 3a. - 4.b.

D. 1a – 2c – 3d. - 4.b.

Câu 12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương, diễn ra vào tháng.

A. 2/1951, tại Hà Nội.

B. 3/1951, tại Pắc Pó [Cao Bằng].

C. 2/1951 tại Chiêm Hóa [Tuyên Quang].

D. 2/1951 tại Chiêm Hóa [Tuyên Quang].

Câu 13. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951] được tổ chức tại đâu?

A. Pắc Pó [Cao Bằng].

B. Tân Trào [tuyên Quang].

C. Đình Bảng [Bắc Ninh]

D. Chiêm Hóa [Tuyên Quang].

Câu 14. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951] diễn ra trong hoàn cảnh?

A. quân ta giữ vững quyền chủ động ở chiến trường, Pháp liên tiếp thất bại và Mỹ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương.

B. uộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới, Pháp phải thay đổi chiến lược, chuyerern từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.

C. Quân đội ta trưởng thành, giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp.

D. cuộc tổng tến công chiến lược Đông – xuân 1953 – 1954 của quân ta bước đầu làm phá sản kế hoạch Na va của Pháp – Mỹ.

Câu 15. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951], chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bầy những văn kiện gì?

A. Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam”.

B. “Báo cáo chính trị”.

C. “Luận cương Chính trị”.

D. Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ Đảng.

Câu 16. Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh, được nêu ra.

A, Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam”.

B. “Báo cáo chính trị”.

C. “Luận cương Chính trị”.

D. Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ Đảng [2/1951].

Câu 17. Vì sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951], Đảng quyết định tách và thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác, Lê nin ?

A. Vì đặc điểm riêng của từng quốc gia.

B. Vì xu thế phát triển của thế giới.

C. Vì sự chỉ đạo của quốc tế Cộng sản.

D. Vì nguyện vọng của nhân dân 3 nước Đông Dương.

Câu 18. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951], đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là

A. Đảng Cộng sản Đông Dương

B. Đảng Lao động Đông Dương.

C. Đảng Lao động Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 19. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951], thông qua văn kiện nào dưới đây?

A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.

B. Tuyên ngôn và Điều lệ Đảng Cộng sản.

C. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

D. Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ mới.

Câu 20. Điền vào chỗ trống trong đoạn sau:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951], bầu ra BCH Trung ương và Bộ chính trị, [1] ………………….được bầu làm [2]…………….; …………..[3] …….bầu lại làm [4] …………..

A. [1] Hồ Chí Minh; [2] Chủ tịch Đảng; [3] Lê Duẩn; [4] Tổng Bí thư.

B. [1] Hồ Chí Minh; [2] Tổng Bí thư; [3] Trường Chinh; [4] Chủ tịch Đảng.

C. [1] Hồ Chí Minh; [2] Chủ tịch Đảng; [3] Trường Chinh; [4] Tổng bí thư.

D. [1] Hồ Chí Minh; [2] Chủ tịch nước; [3] Trường Chinh; [4] Tổng bí thư.

Câu 21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951], chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông qua hai báo cáo quan trọng đó là

A. “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh.

B. “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bản đề cương văn hóa Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh.

C. “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đường lối kháng chiến chống Pháp của Tổng bí thư Trường Chinh.

D. Báo cáo chính trị” của Tổng bí thư Trường Chinh và Bàn về cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 22. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951] ?

A. Đánh dấu bước phát bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp.

B. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành của Đảng.

C. Đánh dấu bước phát bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng.

D. Là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

Câu 23. Hình thức hoạt động của Đảng từ sau Đại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951] là

A. hợp pháp.

B. bí mật.

C. công khai.

D. bất hợp pháp.

Câu 24. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951], người được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng là

A. Lê Duẩn.

B. Hồ Chí Minh.

C. Phạm Văn Đồng.

D. Trường Chinh.

Câu 25. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng cộng sản Đông Dương [2/1951], người được bầu giữ chức Tổng bí thư của Đảng là

A. Lê Duẩn.

B. Hồ Chí Minh.

C. Phạm Văn Đồng.

D. Trường Chinh.

................

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file để xem thêm nội dung chi tiết.

Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp [1951 - 1953]

Cập nhật lúc: 15:00 26-01-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 12

Video liên quan

Chủ Đề