Bụng mềm khi mang thai tháng cuối

Bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9 khiến cho nhiều bà bầu cảm thấy lo lắng, không biết có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không? Bụng to và căng cứng ở tháng cuối tất nhiên là điều bình thường mà thai phụ thường gặp vậy nguyên nhân là do những yếu tố nào? chúng ta cùng tìm hiểu để các mẹ cảm thấy yên tâm hơn nhé.

Ở tháng thứ 9, tháng cuối cùng của giai đoạn mang thai, đây là lúc bé phát triển rất nhanh và hoàn thiện tất cả các cơ quan, bộ phận cơ thể chuẩn bị cho thời điểm chào đời và cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi để thích nghi, chính những thai đổi này là nguyên nhân chính làm cho bụng  mẹ bầu căng cứng.

Bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9 có phải sắp sinh

Nguyên nhân bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9

  • Áp lực của bé lên tử cung:  Thai nhi phát triển trong tử cung chèn lên khoang chậu bàng quang và trực tràng. Khoảng 3 tháng đầu thai nhi còn nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều, bước qua tháng thứ 4 thai nhi lớn dần bắt đầu tử cung mẹ to ra gây áp lực lên các bộ phận khác tạo nên hiện tượng gò cứng bụng.
  • Do sự chuyển động của thai nhi: thai nhi bắt đầu chuyển động từ tam cá nguyệt thứ 2 và nhiều hơn vào những tháng cưới thai kỳ mỗi lần chuyển mình sẽ gây ra những con gò cứng trên bụng mẹ.
  • Bà bầu tháng thứ 9 có nhiều triệu chứng do thay đổi của cơ thể trong đó khi bị táo bón sẽ gây ra hiện tượng bụng căng cứng. nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để tránh bị táo bón ảnh hưởng đến tử cung của các mẹ.
  • Bàng quang đầy: Thường xuyên đi tiểu để tránh tình trạng bàng quang đầy nước làm bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9.
  • Da bụng bị kéo giãn: tháng thứ 9 bụng bà bầu đã phát triển rất to do đó làn da cũng bị kéo giãn ra, làn da của các mẹ không kịp thích ứng với sự tăng kích thước nhanh của bụng mẹ làm xuất hiện những vết rạn da.
  • Thiếu nước cũng một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những con gò cứng bụng. cho nên mẹ bầu có gắng uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên mỗi lần uống một ít, và uống nhiều lần.

Mang thai tháng thứ 9 bụng mẹ bầu căng cứng

Vậy bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm không?

Hiện tượng này rất là bình thường mà đa số thai phụ nào cũng gặp phải, nó không nguy hiểm nếu như các cơn gò cứng này không kèm theo các dấu hiện bất thường khác như:  chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút. Nếu xuất hiện kèm theo các triệu chứng trên thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Những cơn gò trước tuần thứ 37 với tần suất 10 phút/ lần hoặc dày đặc hơn, kèm theo đó là tình trạng đau bụng và ra máu, mẹ cần đến bệnh viện ngay vì có thể đây là dấu hiệu sinh non. Đặc biệt, những mẹ bầu đã từng sinh non sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm nhiều hơn

Chứng mất ngủ khi mang thai tháng thứ 9 và cách khắc phục

Bụng căng cứng có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không?

Tùy theo mức độ và tần suất xuất hiện và các triệu chứng kèm theo mà thai phụ có thể nhận biết đó có phải là con đau đẻ hay không?

Biểu hiện của thai phụ sắp sinh chính là các cơn gò cứng xuất hiện đều đặn từng cơn và liên tục trong ngày. Khi xuất hiện dấu hiệu này mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý vì đã đến lúc em bé chào đời. kèm theo đó là những dấu hiệu  khác rõ ràng hơn:

  • Xuất hiện cơn gò tử cung nhiều hơn 6 lần/giờ.
  • Dịch âm đạo có lẫn máu  và trở nên đặc hơn.
  • Đau lưng dưới và có cảm giác giống như bị chuột rút ở vùng bụng dưới.
  • Cảm thấy bị áp lực ở vùng xương chậu, cảm giác như em bé dang đẩy xuống.

Bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9 là dấu hiện bình thường mà bất kỳ bà bầu nào cũng gặp phải, nó không nguy hiểm tuy nhiên các mẹ cũng cần phải biết những nguyên nhân gây ra các cơn gò cứng ở bụng để không cần phải quá bận tâm lo lắng. Chỉ trong một vài trường hợp bụng cứng kèm theo dấu hiệu bất  thường khác  thì tốt nhất thai phụ nên đến gặp bác sĩ.

Mang thai tháng 9 các bà mẹ có rất nhiều vấn đề phải quan tâm đến , sự thay đổi của thai nhi cũng như cơ thể làm cho người mẹ luôn cảm thấy khó chịu. Mẹ bầu nên tìm đọc những thông tin kiến thức về những thay đổi trên khi mang thay tháng cuối, điều này sẽ giúp mẹ bầu biết cách làm đúng, không hoang mang, lo lắng khi gặp phải. Xem tổng hợp các kiến thức dành cho bà bầu tháng 9 tại: Bà bầu mang thai tháng thứ 9

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Phúc - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Tam cá nguyệt thứ ba cũng là chặng đường cuối cùng của thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi tiếp tục phát triển và hoàn thiện để có thể chào đời một cách khỏe mạnh. Dưới đây là những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng cuối.

Tuần thứ 28 của thai kỳ [tương đương 26 tuần sau thụ tinh] mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi bắt đầu xuất hiện. Hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể điều khiển các cử động thở và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Vào thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 250 mm và nặng khoảng 1000 g.

Tuần thứ 29 của tam cá nguyệt thứ ba [tương đương 27 tuần sau thụ tinh] thai nhi có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm ghì.

Tuần thứ 30 của thai kỳ [tương đương 28 tuần sau thụ tinh] mắt của thai nhi có thể mở to. Tóc của thai nhi cũng mọc tốt trong khoảng thời gian này. Tủy xương của thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu.

Tại tuần thứ 30 của thai kỳ thai nhi có chiều dài khoảng 270 mm và nặng khoảng 1300 g.

Tuần thứ 31 của thai kỳ [tương đương 29 tuần sau thụ tinh] thai nhi đa phần đã hoàn thành xong những bước phát triển chủ yếu. Bây giờ là giai đoạn sẽ tăng cân thật nhanh!

Thai nhi tuần thứ 32

Tuần thứ 32 của thai kỳ [tương đương 30 tuần sau thụ tinh] móng chân của thai nhi đã có thể nhìn thấy được.

Lớp lông tơ mềm trên người thai nhi vốn tồn tại trong vài tháng vừa qua bắt đầu rụng đi.

Tại tuần thứ 32 của thai kỳ thai nhi có chiều dài khoảng 280 mm và nặng khoảng 1700 g.

Xem thêm: Khi thai nhi 32 tuần, mẹ cần chú ý gì?

Tuần thứ 33 của thai kỳ [tương đương 31 tuần sau thụ tinh] đồng tử của thai nhi có thể thay đổi kích thước để đáp ứng lại các kích thích ánh sáng. Xương của thai nhi chắc khỏe hơn, tuy nhiên xương sọ của thai nhi vẫn mềm và dễ uốn.

Tuần thứ 34 của thai kỳ [tương đương 32 tuần sau thụ tinh] móng tay của thai nhi đã phát triển trùm kín đầu ngón tay.

Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 300 mm và nặng khoảng 2100 g.

Tuần thứ 35 của thai kỳ [tương đương 33 tuần sau thụ tinh] da của thai nhi trở nên mịn và có màu hồng. Tay và chân thai nhi giờ trông khá mũm mĩm, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt ba tháng cuối mẹ có thể yên tâm.

Tuần thứ 36 của thai kỳ [tương đương 34 tuần sau thụ tinh], thai nhi giờ đã lớn, khiến tử cung trở nên chật hẹp so với thai nhi, tuy nhiên thai phụ vẫn cảm nhận được các cử động lăn, ngọ nguậy, ưỡn người của thai nhi.

Tuần thứ 37 của tam cá nguyệt thứ ba [tương đương 35 tuần sau thụ tinh] tay thai nhi có khả năng nắm chắc.

Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, thai nhi bắt đầu xoay chuyển, đầu thai nhi hướng xuống tiểu khung [để tạo thành ngôi đầu trong chuyển dạ]. Nếu không phải ngôi đầu, bác sĩ sản khoa sẽ thảo luận với thai phụ về hướng giải quyết tình huống.

Xem thêm: Thai bao nhiêu tuần được coi là đủ tháng để sinh?

Tuần thứ 38 của thai kỳ [tương đương 36 tuần sau thụ tinh] chu vi vòng đầu của thai nhi bằng chu vi vòng bụng.

Móng chân thai nhi mọc dài trùm kín đầu ngón chân. Gần như toàn bộ lớp lông tơ đã rụng hết khỏi người thai nhi.

Ở tuần thứ 38 của thai kỳ thai nhi có cân nặng khoảng 2900 g.

Tuần thứ 39: lồng ngực thai nhi phát triển hơn nữa

Tuần thứ 39 của thai kỳ [tương đương 37 tuần sau thụ tinh] lồng ngực của thai nhi tiếp tục phát triển hơn nữa. Với thai nhi nam, tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống dưới vào trong bìu. Mỡ phân bổ khắp cơ thể thai nhi giúp thai nhi giữ nhiệt sau khi chào đời.

Tuần thứ 40 của thai kỳ [tương đương 38 tuần sau thụ tinh] là thời điểm hết thời gian mang thai ba tháng cuối, thai nhi có chiều dài khoảng 480 mm, cân nặng khoảng 3400 g, tuy nhiên mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, do đó kích thước và cân nặng thai nhi chỉ là tương đối, không phải yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi.

Nếu không có dấu hiệu chuyển dạ vào ngày dự sinh thì cũng đừng lo lắng. Ngày dự sinh chỉ là ước đoán theo số tuần của thai kỳ là 40 tuần, do đó không có vấn đề gì nếu không chuyển dạ vào ngày dự sinh. Và tất nhiên trên thực tế có thể xảy ra chuyển dạ vào trước hoặc sau ngày dự sinh, chuyện đó hoàn toàn bình thường!

Thai kỳ bình thường cho phép chuyển dạ sau 40 tuần, cụ thể là chuyển dạ ở tuần thứ 41 và 42. Nếu sau 42 tuần là bất thường, và sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng cho thai nhi. Trong tình huống này bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn, thảo luận với thai phụ và ra chỉ định phù hợp.

Để quá trình sinh diễn ra thuận lợi, trong những tháng cuối, bà bầu nên khám thai thường xuyên để theo dõi tình trạng nước ối, nhịp tim thai nhi, cân nặng, ngôi thai để có những can thiệp kịp thời nếu có bất thường xảy ra.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ, Vinmec cung cấp Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói. Với gói khám này, mẹ sẽ được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe. Thai nhi được theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa ở tuần thai 37-40 dự kiến thời điểm sinh chính xác. Khi chuyển dạ, mẹ sẽ được thực hiện các kỹ thuật giảm đau khi sinh và sau sinh như: gây tê ngoài màng cứng, gây tê thần kinh thẹn [áp dụng với đẻ thường], điều trị đau sau mổ [áp dụng với đẻ mổ]. Đặc biệt, Vinmec đang triển khai các dịch vụ Plasma lạnh giúp các vết thương nhanh lành như: vết mổ lấy thai, vết khâu tầng sinh môn, cuống rốn trẻ em và tình trạng cương sữa tránh tình trạng sưng đỏ, nhiễm trùng, khô, phẳng, mép liền đẹp, ít đau, không thâm tím, không lồi.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại Vinmec thì hãy đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.

Hình ảnh khách hàng sinh thường tại Vinmec

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Lợi ích của phương pháp da kề da sau sinh

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề