Bức tranh của em gái tôi soạn văn lớp 6 vbt

Tài liệu "Giải VBT Ngữ văn 6: Bức tranh của em gái tôi" có mã là 1602446, dung lượng file chính 61 kb, có 1 file đính kèm với tài liệu này, dung lượng: 150 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: . Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Giải VBT Ngữ văn 6: Bức tranh của em gái tôi

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Giải VBT Ngữ văn 6: Bức tranh của em gái tôi để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Giải VBT Ngữ văn 6: Bức tranh của em gái tôi

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Câu 1. Trong các câu sau, câu nào chứa trạng ngữ chỉ địa điểm?

A. Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.

B. Theo chú Tiên Lê thì những bức tranh của Kiều Phương rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào.

C. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. 

D. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính.

Trả lời: 

Đáp án: C. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. 

Câu 2. Câu nào sau đây là lời của nhân vật trong văn bản Bức tranh của em gái tôi?

A. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi.

B. Vớ được bạn gái, nó mừng quýnh lên.

C. Nhưng mọi bí mật của Kiều Phương cuối cùng cũng bị bại lộ.

D. Này, em không đề chúng nó yên được à?

Trả lời: 

Đáp án: D. Này, em không đề chúng nó yên được à?

Câu 3. Theo em, trong văn bản Bức tranh của em gái tôi có đoạn nào tả cảnh sinh hoạt không? Hãy chỉ ra đoạn văn đó (nếu có).

Trả lời: 

  • Trong tác phẩm có những đoạn tả cảnh sinh hoạt, đó là: Từ đoạn "em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bi chính nó bôi bẩn." đến "vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm"

Câu 4. (Câu hỏi 3, SGK) Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tỏ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?

Trả lời: 

  • Nhân vật người em: được miêu tả thông qua những câu chuyện mà người anh kể lại, dười góc nhìn và cảm xúc của người anh, tính cách của người em được bộc lộ qua những lần lén lút chế màu vẽ, thái độ và cách đối đáp với người anh vô cùng tinh nghịch, yêu thích cái tên mà anh gọi, dùng nó để xưng hô với bạn bè, hay chọn anh làm chủ đề để vẽ cho bức tranh. 
  • Nhân vật người anh được mêu tả kĩ sự phát triển tâm lý. Từ thái độ và suy nghĩ đối với người em từ những ngày thường cho tới khi tài năng được phát hiện và cho tới lúc thấy mình được vẽ trên bức tranh đoạt giải nhất trên kia. 

Câu 5. (Câu hỏi 4, SGK) Đọc phân (5) và trả lời các câu hỏi:

a) Tại sao người anh “muốn khóc quá”?

b) Câu nói “Không phải con đâu. Đây là tầm hôn và lòng nhân hậu của em con đấy!” cho em hiểu gì về người anh?

c) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?

Trả lời: 

  • a) Người anh muốn khóc vì những cảm xúc trong người lúc đó vô cùng lẫn lộn: có sự cảm phục cho tài năng của cô em gái, có sự xấu hổ ân hận vì trước đã xấu tình ghen tị với đứa em, có niềm tự hào, có cả sự cảm động vì tình cảm tốt đẹp trong sáng mà cô em gái mình ghét bấy lâu nay đã dành cho mình. 
  • b) Câu nói ấy cho thấy tâm lý của người anh đã phát triển hơn, người anh nhận ra được tấm lòng và tình cảm mà em gái dành cho mình. 
  • c) Sự bất ngờ chính là bức tranh mà cô em gái vẽ. Thời gian sau khi được phát hiện tài năng, người anh luôn tỏ ra ghét bỏ em gái của mình, thế nhưng tình cảm của người em đối với anh trai cũng vậy không hề thay đổi, bức tranh đạt giải nhất không phải chỉ vì vẽ đẹp mà có lẽ còn chứa đụng rất nhiều tình cảm trong đó, điều đấy đã làm cho người anh cảm động.

Câu 6. (Câu hỏi 5, SGK) Cuối truyện, tác, giả viết: “Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...”. Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa?

Trả lời: 

  • "Vậy mà dưới mắt tôi thì em ấy lại là một con bé đáng ghét, vô tích sự"
  • Điều đó biểu hiện sự hối hận của người anh trai vì đã có những suy nghĩ ích kỉ như thế. 
  • Em đã từng có tâm trạng ấy khi mọi người cứ khen và lấy em gái ra so sánh với em hoài, nhưng bản thân em ấy thì rất quý mến em, đem kẹo mọi người cho về chia sẻ với em. 

Câu 7. Em hãy nêu lí lẽ làm sáng tỏ: Chủ đề của truyện Bức tranh của em gái tôi không chỉ ca ngợi tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em có tên Kiều Phương mà còn khẳng định sức mạnh cảm hoá của lòng nhân hậu.

Trả lời: 

  • Thông suy suy nghĩ tình cảm và cách ứng xử của người anh với người em từ trước và sau khi nhìn thấy bức tranh (từ ích kỷ ghen tị với tài năng của em chó tới khi xấu hổ, hối hận khi thấy tâm hồn của em tốt và tình cảm sao chân thật quá), người em đã thành công dùng tấm lòng của mình để cảm hóa người anh. 
  • Câu chuyện đã cho ta thấy rằng Kiều Phương có thể làm được thì chúng ta cũng có thể làm được. Khi người anh trai nhìn dòng chữ mà tự chất vấn lại bản thân, đó là dấu hiệu của sự trưởng thành và phát triển. 
  • Khi cho đi niềm vui và sự nhân hậu, bản thân người cho không những không mất đi điều đó mà mọi thứ dường như được nhân đôi lên. Khi cho người khác, bản thân ta cũng cảm nhận được hạnh phúc. 

Bài tập

1. Nhân vật Kiều Phương đã được quan sát và miêu tả về các phương diện nào ? Ở mỗi phương diện, hãy nêu một số chi tiết cụ thể.

Qua sự miêu tả và cảm nhận của nhân vật người anh, Kiều Phương có những nét tính cách và phẩm chất nổi bật nào ?

2. Thuật lại diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện và giải thích lí do của sự biến đổi tâm trạng ở nhân vật này. Em hiểu như thế nào về tâm trạng của nhân vật người anh khi đứng trước bức tranh của em gái mình : "Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ" ?

3. Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, em có suy nghĩ như thế nào và rút ra được bài học gì về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh ?

Gợi ý làm bài

1. Nhân vật Kiều Phương đã được quan sát và miêu tả về các phương diện : ngoại hình (tập trung vào nét mặt), cử chỉ và hành động (sự tò mò hiếu động, việc tự chế màu vẽ và say mê vẽ tranh), thái độ và quan hệ với người anh. (Tìm các chi tiết tiêu biểu về từng phương diện miêu tả trong truyện.)

Nhân vật Kiều Phương đã thể hiện những nét tính cách và phẩm chất nổi bật : hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ hiếm có, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.

2. Đọc lại truyện và thuật lại diễn biến tâm trạng nhân vật người anh, chú ý sự thay đổi tâm trạng của nhân vật này ở các thời điểm : khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện và khi đứng trước bức tranh được trao giải nhất của em gái.

Khi đứng trước bức tranh của em gái trong phòng trưng bày, người anh có tâm trạng "thoạt tiên là ngỡ ngàng" vì hết sức bất ngờ trước việc cô em gái vẽ chân dung anh trai để dự thi ; điều đó thể hiện tình cảm rất sâu sắc của cô em gái đối với người anh trong khi lâu nay, người anh đã tự tạo ra một khoảng cách với cô em gái. Tiếp theo là sự "hãnh diện", đó là tâm trạng của người được thấy mình trong tranh, bức tranh được treo ở chỗ trang trọng giữa phòng trưng bày để bao nhiêu người nhìn ngắm, mà hình ảnh trong tranh lại đẹp đến mức hoàn hảo với khuôn mặt "như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Nhưng cuối cùng lại là sự "xấu hổ", bởi vì soi vào bức tranh ấy, người anh đã nhận ra những hạn chế của mình, đặc biệt là lòng tự ái, do đó đã thấy mình không xứng với bức chân dung tuyệt đẹp như thế.

3. Truyện Bức tranh của em gái tôi nhắc ta nhìn lại mình về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh : cần vượt lên lòng tự ái của bản thân để thực sự vui mừng và quý trọng trước tài năng hay thành công của người khác. Chỉ có như vậy mới không đánh mất đi những tình cảm chân thành và biết vươn lên tự khẳng định bằng giá trị, năng lực của chính mình.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Soạn văn 6 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.