Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì

Biên giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương giống như ranh giới của hai thế giới riêng biệt. Nước của chúng không chảy vào nhau và trộn lẫn nhau.
 

Show

Vì sao nước biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách làm đôi?

Khi nhìn vào bản đồ, nhiều người có thể cho rằng các vùng biển là một khối thống nhất. Chúng chỉ được phân thành các đại dương để đặt tên. Nhưng ít ai biết rằng, giữa các đại dương cũng có những ranh giới rất sống động.

Thật vậy, đến với khu vực là nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, du khách chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh giữa chúng có sự phân ranh giới rõ rệt. Dường như có một "bức tường" vô hình tồn tại, ngăn nước của hai đại dương hòa lẫn với nhau, tạo thành hai thế giới riêng biệt.

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì

Vùng nước giao nhau giữa hai đại dương không chịu hòa lẫn.

Điều gì khiến cho nước giữa chúng không thể hòa làm một?

Thực ra đó là do cấu tạo nước của hai đại dương này khác nhau. Nhìn từ trên cao, du khách có thể thấy chúng không giống nhau chút nào. Nước của Thái Bình Dương có độ mặn, thành phần, mật độ và cấu trúc hóa học khác so với đại dương còn lại.
 

Nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Ranh giới giữa hai vùng nước có sự riêng biệt tới mức thậm chí cả đặc tính sinh học và vật lý cũng khác nhau. Chúng gọi là vùng đệm của đại dương. Các chuyên gia gọi đó là Halocline - hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện khi độ mặn giữa các biển hay đại dương chênh nhau ít nhất 5 lần.

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì

Khoảnh khắc ấn tượng giữa hai đại dương nhìn từ trên cao.

Trước đó, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cousteau (1910-1997) từng lặn xuống eo biển Gibraltar (eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương) và phát hiện thấy các lớp nước có độ mặn khác nhau giống như được phân chia bởi một lớp màng trong suốt. Hơn thế nữa, mỗi lớp nước lại có một hệ động thực vật riêng.

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì

Trên thực tế, ngoài hai đại dương này, một số vùng nước khác trên thế giới cũng xuất hiện cảnh tượng tương tự. Có thể kể tới nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat với màu nước khác nhau và hoàn toàn tách biệt.

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì

Nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat.

Nếu như nước biển ở Skagerrak mặn hơn do gần với Đại Tây Dương, thì nước biển của Kattegat bị pha loãng bởi biển Baltic - nơi có độ mặn thấp hơn. Hai biển Skagerrak và Kattegat hội tụ ở Grenen dài tới 60km, tạo nên cảnh tượng tự nhiên kỳ diệu với những đợt giao thoa sóng và di chuyển trầm tích.

Nhờ hiện tượng độc đáo này, suốt trăm năm qua, hàng triệu du khách đã tới Skagen để chứng kiến kỳ quan tự nhiên hấp dẫn này.

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì

Nơi nước của hai dòng sông không hòa lẫn, tạo nên cảnh tượng kỳ diệu.

Bên cạnh biển và đại dương, hiện tượng không hợp lưu giữa hai dòng sông cũng xuất hiện. Đó là cảnh tượng giữa sông Negro và Amazon không hòa lẫn, tạo nên hai mảng màu đen - nâu vàng riêng biệt.

Biển Đen tại bán đảo Crimea. (Wikipedia/ CC BY SA 3.0)

Biển Chết, Biển Đen, Biển Đỏ là những cái tên không còn quá mới lạ với nhiều người, nhưng tại sao chúng lại được gọi như vậy thì có lẽ nhiều người chưa biết. 

Biển Đen

Biển Đen hay còn được gọi là Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa vùng Đông Nam của châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara. Nó có diện tích khoảng 422.000 km2, nơi sâu nhất có thể là 2.210m và được mệnh danh là biển ấm nhất Trái Đất.

Cái tên Biển Đen bắt nguồn từ đâu thật ra đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Người Hy Lạp, Lưỡng Hà cổ đại thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng. Màu vàng tượng trưng cho phương Đông, màu đỏ cho phương Nam, màu đen cho phương Bắc và màu xanh cho phương Tây. Biển Đen nằm phía bắc của Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng có một số nguồn ghi lại rằng tên gọi bắt nguồn từ những đám mây đen thường xuyên gây giông bão ở vùng biển này.

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì
Biển Đen nằm phía bắc của Thổ Nhĩ Kỳ. (Wikipedia CC BY SA 3.0)

Biển Đen có màu bình thường như các biển khác. Dù vẫn là màu xanh lam nhưng Biển Đen có màu xanh đậm hơn bình thường. Màu sắc này là do có nhiều loài tảo màu tối sinh sống trên bề mặt nước vì nồng độ muối của biển khá thấp.

Biển Đen cũng có thể thật sự mang ý nghĩa "đen tối". Vào thời xưa, có nhiều con tàu đã bị chìm ở đây vì thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm. Vì vậy mà người dân gọi là Biển Đen như một lời cảnh báo.

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì
Vào thời xưa, có nhiều con tàu đã bị chìm ở đây vì thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm. (Tranh Hạm đội Biển Đen của Ivan Aivazovsky - phạm vi công cộng)

Biển Chết

Biển Chết hay còn gọi là Tử Hải thực chất không phải là biển. Thực chất, nó vốn là hồ nước mặn nằm giáp với Jordan về phía đông, Israel và Palestine về phía tây. Bờ Biển Chết phía đông thuộc về Jordan, nửa phía nam của bờ tây thuộc về Israel. Hồ có diện tích 810km2 với độ sâu tối đa là 330m.

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì
Biển Chết thực chất là hồ nước mặn. (Wikipedia CC BY SA 3.0)

Cái tên kỳ dị và khiến người ta sợ hãi của Biển Chết thực sự bắt nguồn từ sự nguy hiểm của nó. Biển Chết được gọi là "Chết" vì độ mặn quá cao, nó làm cho cá hay các thủy sinh vật lớn khác không thể sinh sống trong lòng hồ. Những sinh vật tồn tại được ở Biển Chết là vi khuẩn và nấm mốc rất nhỏ. 

Cá, sinh vật từ sông Jordan bơi vào biển này đều sẽ chết rất nhanh khi nước ngọt pha với nước siêu mặn của biển Chết. Tuy nhiên, quá trình pha trộn này không diễn ra ngay lập tức và đôi khi nước ngọt có thể nổi vô hạn định trên bề mặt biển Chết. Vì thế, cá có thể sống ngay trong lớp nước phía trên cùng của bề mặt của biển Chết trong vài ngày, mặc dù không bao giờ chúng có thể sống trong biển Chết như một môi trường sống lý tưởng.

Dẫu vậy, không phải 100% sinh vật sông bơi đến Biển Chết đều không thể sống sót. Vào khoảng mùa đông, khi trời mưa nhiều, lượng muối ở hồ sẽ giảm xuống khoảng 30%. Lúc này, các loài tảo có thể sinh sống

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì
Một khu nghỉ dưỡng bên bờ Biển Chết của Israel. (Wikipedia/ CC BY SA 3.0)

Biển Đỏ

Không nổi tiếng bằng Biển Đen hay Biển Chết, Biển Đỏ hay Hồng Hải, Xích Hải là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương, nằm giữa châu Phi và châu Á. Biển Đỏ thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden. Biển Đỏ rộng khoảng 450.000km2 và nơi sâu nhất là 2.500m, ở điểm giữa rãnh trung tâm và có độ sâu trung bình 500 m.

Cũng như người bạn Biển Đen, tên gọi biển Đỏ cũng không thể hiện màu nước của nó. Nước mang sắc đỏ, bởi sự nở rộ theo mùa của một loại tảo lam có màu đỏ Trichodesmium erythraeum, gần với nước bề mặt. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào một khoảng thời gian ngắn nhất định trong năm.

Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì
Biển Đỏ từ bờ biển Ai Cập. (Phạm vi công cộng)
Biển thuộc ấn độ dương, nước có sắc đỏ gọi là biển gì
Đồi mồi ở rặng san hô Elphinstone. (Wikipedia/ CC BY SA 2.0)

Một số người khác cho rằng nó dùng để chỉ các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó được gọi là Harei Edom. Edom, có nghĩa là "nước da hồng hào", cũng là một tên gọi khác trong tiếng Do Thái để chỉ khuôn mặt có màu đỏ của Esau trong Kinh Thánh (anh của Jacob) và dân tộc là hậu duệ của ông, người Edom và điều này lại đưa ra một khả năng khác của tên gọi Biển Đỏ. Cũng có suy đoán là tên gọi Biển Đỏ là từ câu chuyện Sách Xuất Hành của Kinh Thánh.

Tố Như
(T/h)

Bạn bình luận gì về tin này?