Bị viêm đại tràng nên ăn uống như thế nào năm 2024

Để nhanh hồi phục sức khỏe, người bệnh viêm đại tràng cần phải tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị, góp phần làm giảm sự kích thích, tổn thương niêm mạc đại tràng.

Vì vậy, khi tình trạng bệnh đã tạm ổn định, không có triệu chứng như: đau bụng, rối loạn đại tiện… người bệnh cần tăng cường dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và nâng cao thể trạng.

Chia nhỏ bữa ăn

Chú ý ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa hoặc ăn các món ăn lạ. Cần chia các bữa ăn chính ra thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Có thể 2 - 3 giờ ăn một lần để giảm tải cho đại tràng.

Thực phẩm nên dùng

Chế độ ăn của người bệnh vẫn đủ các món nhưng cần nấu mềm, giàu dinh dưỡng như: cơm (nấu mềm), cháo thịt nạc (nấu nhừ), canh, trái cây. Thực phẩm nên dùng bao gồm: Gạo, thịt nạc, cá, khoai tây, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ, cà rốt; rau ngót, rau muống, rau cải, bắp cải… Có thể dùng sữa chua, sữa đậu nành…

Bị viêm đại tràng nên ăn uống như thế nào năm 2024

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn thức ăn nấu mềm, nhừ, giàu dinh dưỡng.

Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán. Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.

Thực phẩm không nên dùng

Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng

Không nên ăn, uống các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối, rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas… vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.

Bị viêm đại tràng nên ăn uống như thế nào năm 2024

Người bệnh không nên ăn dưa cà muối.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, bánh kẹo ngọt…

Thức ăn cứng

Tránh dùng những thức ăn cứng như: các loại hạt, măng, đồ khô… dễ gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

Bị viêm đại tràng nên ăn uống như thế nào năm 2024

Thức ăn cứng như các loại hạt dễ gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

Trong trường hợp bị táo bón, cần tăng cường thêm chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón. Đồng thời phải thực hiện giảm chất mỡ, giảm chất béo.

Nếu bị tiêu chảy, trường hợp bị tiêu chảy thì không nên ăn chất xơ, không ăn rau, củ, quả sống, các loại trái cây chế biến dạng khô, thực phẩm đóng hộp.

Khi có biểu hiện mắc viêm đại tràng mạn tính, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để có biện pháp điều trị đúng cách. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng hiệu quả điều trị mới mau lành bệnh.

Viêm đại tràng ăn gì, kiêng gì? - Ảnh: BookingCare

Viêm đại tràng ăn gì, kiêng gì là thắc mắc của nhiều người bệnh bị viêm đại tràng. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của BookingCare.

Viêm đại tràng là một tình trạng viêm trong ruột già, có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, và thậm chí là chảy máu trong một số trường hợp nghiêm trọng. Việc ăn uống có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của viêm đại tràng.

Viêm đại tràng ăn gì?

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn cho người mắc viêm đại tràng:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt có chứa chất xơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm táo bón.
  • Các loại protein dễ tiêu hóa: Thịt trắng như gà, cá, thịt bò tươi, trứng, đậu hũ và sữa chua có thể là lựa chọn tốt để cung cấp protein và dễ tiêu hóa.
  • Chất béo lành mạnh: Chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ và hạt chia. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo trans.
  • Các loại đậu và hạt: Đậu, lạc, hạt chia và hạt sen có chứa chất xơ và chất chống viêm có thể hỗ trợ sức khỏe đại tràng.
  • Sữa chua và probiotics: Sữa chua và các sản phẩm chứa probiotics (vi khuẩn có lợi) có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm các triệu chứng viêm đại tràng.
  • Thực phẩm giàu chất chống viêm: Đậu nành, quả mâm xôi, dứa, nho, dưa hấu, nấm linh chi và cà chua có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe đại tràng.
  • Các loại sinh tố chứa nhiều vitamin A, B, K, E rất tốt cho đường ruột và cải thiện tiêu hóa.
    Bị viêm đại tràng nên ăn uống như thế nào năm 2024
    Sữa chua và các sản phẩm chứa probiotics giúp làm giảm các triệu chứng viêm đại tràng - Ảnh: suckhoedoisong.vn

Viêm đại tràng kiêng gì?

Khi bị viêm đại tràng, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có thể gây kích ứng và tăng triệu chứng viêm. Dưới đây là một số thực phẩm nên tránh khi bạn đang trong giai đoạn viêm đại tràng:

  • Trong bệnh lý đại tràng gây tiêu chảy, cần hạn chế Các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ chất xơ như cải bắp, củ cải, hành tây, tỏi, hành và các loại quả có vỏ cứng như hồng xiêm vì có thể làm tăng triệu chứng tiêu chảy của viêm đại tràng.
  • Các loại thực phẩm có thể gây kích ứng đại tràng như thực phẩm cay, gia vị mạnh, rượu, caffein, đồ ngọt và thực phẩm chế biến có chứa chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo.
  • Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo trans (chất béo không bão hòa) như thịt đỏ, thực phẩm chế biến, bơ, kem và sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo.
  • Một số người bị viêm đại tràng có thể không dung nạp lactose - đường tự nhiên trong sữa và sản phẩm từ sữa. Hạn chế tiêu thụ sữa và sản phẩm từ sữa hoặc chuyển sang các loại sữa không lactose hoặc sữa thực vật như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân.
  • Một số người bị viêm đại tràng có thể không dung nạp gluten - một loại protein có trong lúa mì, mì, lúa mạch và các sản phẩm từ lúa mì. Nếu bạn bị nhạy cảm với gluten, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa gluten và chọn các sản phẩm không chứa gluten.

Cơ thể mỗi người có thể phản ứng khác nhau với mỗi loại thực phẩm. Chính vì vậy, quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể của bạn và tìm hiểu những thực phẩm nào là tốt cho bạn thông qua việc thử nghiệm và theo dõi cẩn thận cách cơ thể của bạn phản ứng với chúng.

Nếu bạn được chẩn đoán là đang mắc viêm đại tràng, hãy thảo luận với bác sĩ Tiêu hóa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn những loại thực phẩm thích hợp cho tình trạng sức khỏe của mình.