Bị hen suyễn có tiêm vaccine covid 19 được không

Bệnh hen suyễn được kiểm soát kém được định nghĩa là một lần nhập viện trước đó vì bệnh hen suyễn hoặc phải dùng ít nhất hai đợt thuốc Steroid đường uống để điều trị cơn hen suyễn trong 2 năm qua.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của khoảng 750.000 trẻ em từ 5 - 17 tuổi, trong đó có 63.463 trẻ mắc bệnh hen suyễn, từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2021.

Theo kết quả nghiên cứu, những trẻ em gần đây nhập viện vì bệnh hen suyễn có nguy cơ nhập viện do COVID-19 cao gấp 6 lần, trong khi những trẻ sử dụng thuốc Steroid đường uống có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn gấp 3 lần so với trẻ em không bị hen suyễn. Lưu ý, các nhà khoa học đã loại trừ các yếu tố khác liên quan đến tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng, bao gồm một số bệnh nền. Nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ em bị hen suyễn được kiểm soát kém cũng có nhiều khả năng phải nhập viện do nhiễm SARS-CoV-2 hơn những trẻ em bị hen suyễn được kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng do COVID-19 rất hiếm xảy ra ở trẻ em, kể cả những trẻ bị hen suyễn. Chỉ 1 trong 380 trẻ em mắc bệnh hen suyễn được kiểm soát kém trong nghiên cứu phải nhập viện do COVID-19.

Lý do tại sao trẻ em mắc bệnh hen suyễn được kiểm soát kém bị COVID-19 tấn công nặng hơn những đứa trẻ khác vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Tác giả nghiên cứu Aziz Sheikh, Giám đốc Viện Usher của Đại học Edinburgh, Scotland (Anh) cho biết: “Tỷ lệ mắc COVID-19 tăng trở lại ở một số khu vực do mùa lạnh và cúm sắp bắt đầu, nên trẻ em mắc bệnh hen suyễn cần được kiểm soát tình trạng bệnh chặt chẽ. Hơn nữa, điều quan trọng là trẻ cần được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ”.

Dẫn lời bà Rachel Harwood, Bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Alder Hey ở Liverpool (Anh): “Chúng tôi khuyến nghị tất cả trẻ em đủ điều kiện nên tiêm phòng cúm và gia đình cần đảm bảo cho trẻ duy trì dùng thuốc kiểm soát hen suyễn. Ngoài ra, trẻ em bị bệnh hen suyễn có dấu hiệu bệnh trở nặng nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được điều trị phù hợp”.

Bị hen suyễn có tiêm vaccine covid 19 được không

Tiến sĩ William Sheehan, nhà dị ứng học và miễn dịch học tại Bệnh viện Nhi Quốc gia ở Washington (Mỹ), cho biết, không phải tất cả trẻ em bị hen suyễn có nguy cơ mắc COVID-19 nặng, mà những trẻ bị hen suyễn được kiểm soát kém hoặc không được kiểm soát mới có nguy cơ như vậy. Điều này cho thấy vẫn có cơ hội để ngăn ngừa các biến chứng do COVID-19 cho những đứa trẻ này.

Theo các chuyên gia, trẻ em nên đi khám và được điều trị bằng tất cả các loại thuốc điều trị hen suyễn, đồng thời phải đảm bảo trẻ đang sử dụng thuốc đúng cách. Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc để kiểm soát bệnh tốt hơn. Đặc biệt, trẻ em bị hen suyễn được kiểm soát kém cũng nên được ưu tiên trong tiêm phòng COVID-19. Tại Mỹ, vaccine COVID-19 đã được phép sử dụng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên./.

Ngày 18/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19  của AstraZeneca. Theo đó, hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm.

Quyết định này theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn xây dựng hướng dẫn tạm thời quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại cuộc họp nghiệm thu hướng dẫn ngày 17/3.

Bị hen suyễn có tiêm vaccine covid 19 được không

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca để nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Ngoài ra, có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Tại hướng dẫn này cũng quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng. Cụ thể các đối tượng (như: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút …) phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 18/3 và được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc, trong đó đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (bằng thuốc ARV).

Cùng với đó, trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử điều trị khỏi vaccine COVID-19  tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế, miễn dịch; tiền sử bệnh nền; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cũng theo hướng dẫn này, các vaccine phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cán bộ tiêm chủng cần khai thác chính xác loại vaccine và thời gian đã tiêm vaccine của người chuẩn bị tiêm phòng. 

Ngoài ra, nhân viên y tế cần phải hỏi về tiền sử dị ứng của người chuẩn bị tiêm phòng, đó là tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân (như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản...); tiền sử bệnh dị ứng của gia đình (như: Bố, mẹ, con, anh chị em ruột...); các loại dị nguyên đã gây dị ứng (như: Côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm...); tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ và tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine…

Hướng dẫn này cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18/3 cho hay, đã có thêm 3.359 người được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 trong ngày 17/3.

Như vậy, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 24.054 người từ ngày 8-17/3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Theo ncov.moh.gov.vn

COVID-19 có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên đường hô hấp, ảnh hưởng đến chức năng phổi và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do vây, những người mắc các bệnh lý phổi, đặc biệt là hen phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ chuyển biến nặng khi mắc COVID-19.

Vaccine phòng COVID-19 tuy không chống chỉ định nhóm bệnh lý này, nhưng trước khi tiêm người bệnh cần lưu ý một số vấn đề chính dưới đây.

COVID-19 nguy hiểm ra sao với bệnh nhân mắc hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD?

Đại dịch toàn cầu do chủng virus corona mới SARS-CoV-2 gây ra vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ mắc và tử vong không ngừng tăng, nhất là với những người có bệnh lý nền mạn tính, trong đó có hen phế quản và bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

Các chuyên gia hô hấp cho biết: Với bệnh nhân hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, do sự cung cấp oxy và thải khí cacbonic của cơ thể đã bị suy giảm trong quá trình diễn tiến bệnh mạn tính nên khi phổi bị viêm do COVID-19 sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này.

Mặt khác, tỷ lệ lớn người bệnh mắc hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thường ở nhóm cao tuổi, khả năng miễn dịch suy giảm, có thể mắc thêm nhiều bệnh lý nền khác và tình trạng tắc nghẽn đường thở do bệnh lý hen, COPD gây ra cũng làm cho virus SARS-CoV-2 dễ dàng xâm nhập gây tổn thương và bội nhiễm các vi khuẩn khác…

Đây là một trong những lý do làm tăng nguy cơ tử vong trên những đối tượng bệnh nhân mắc hen phế quản và COPD, đặc biệt là người cao tuổi. Hơn nữa, với bệnh nhân hen phế quản và bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD mắc COVID-19 dễ bị khó thở và nguy cơ tiến triển nặng cũng cao hơn.

Bị hen suyễn có tiêm vaccine covid 19 được không

Bệnh nhân hen phế quản hoặc phổi tắc nghẽn mạn tính có thể diễn tiến nặng gây nguy hiểm tới tính mạng (Ảnh minh họa)

Theo các thống kê gần đây tại nhiều nước thì tỷ lệ tử vong ở người bệnh COPD mắc COVID-19 cao gấp 3 lần so với nhóm người khỏe mạnh mắc COVID-19. Tuy nhiên tin đáng mừng, theo công bố của GOLD (chiến lược toàn cầu về COPD) năm 2021 thì COPD không làm tăng tỷ lệ mắc COVID-19 ở nhóm bệnh nhân này.

Bệnh nhân hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có nên tiêm vaccine phòng COVID-19?

Người trưởng thành ở mọi độ tuổi có bệnh nền sẽ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn do chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Vaccine ngừa COVID-19 được khuyên dùng và có thể tiêm cho hầu hết những người có bệnh nền theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO. 

Còn theo quyết định 3802 ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin Covid-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 10/08/2021, có phạm vi áp dụng trên toàn quốc thì cần lưu ý các nhóm đối tượng sau:

+ Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Có 5 nhóm cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trước khi tiêm:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu. - Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: nhiệt độ dưới 35,5 độ C hoặc trên 37,5 độ C, mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; nhịp thở trên 25 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).

+ 3 đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.

- Đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

+ 2 nhóm chống chỉ định tiêm

- Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 cùng loại (lần trước).

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Riêng nhóm phản vệ độ 3 khi tiêm vắc xin phải tiêm tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ.

Các đối tượng tiêm chủng được thăm khám nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng. Cơ quan tiêm chủng phải ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đối tượng bao gồm cả trường hợp chống chỉ định vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân.

Bị hen suyễn có tiêm vaccine covid 19 được không

Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại đơn vị tổ chức tiêm trong 15 ngày.

Như vậy, đối với bệnh nhân hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, thường là ở nhóm người cao tuổi có một hoặc nhiều bệnh nền, nguy cơ bị nặng và tỷ lệ tử vong cao khi mắc COVID-19 rất cần được tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 và có thể tiêm phòng tại các điểm tiêm chủng của phường, xã.

Bị hen suyễn có tiêm vaccine covid 19 được không

Bệnh nhân hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD rất cần được tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine COVID-19?

Bệnh nhân hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính cần lưu ý một số vấn đề trước, trong và sau khi tiêm vaccine như sau:

- Duy trì điều trị kiểm soát tốt triệu chứng của hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Bệnh nhân phải ở giai đoạn ổn định (ngoài đợt cấp). Không dùng corticoid liều cao tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày;

- Khi đến điểm tiêm chủng, nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng sẽ khám sàng lọc trước tiêm, ngoài trao đổi với nhân viên y tế về tiền sử dị ứng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp thì có thế người bệnh hen phế quản, COPD cần khám hô hấp. Bệnh nhân hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có chỉ định tiêm khi nhịp thở dưới 25 lần/phút, SpO2> 94%.

- Sau tiêm bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 30 phút. Khi về vẫn dùng các thuốc kiểm soát hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD theo hướng dẫn. Tốt nhất là dùng đường tại chỗ dạng phun hít, hạn chế dùng dạng uống.

Chú ý theo dõi tình trạng khó thở cũng như dị ứng sau tiêm vaccine. Nếu khó thở tăng, thở rít, nổi ban dát sẩn ngoài da… cần báo ngay cho bác sĩ.

Lưu ý tương tác giữa vaccine COVID-19 và thuốc điều trị hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bệnh lý hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở nhóm người cao tuổi, có một hay nhiều bệnh nền khác kết hợp và phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát bệnh. Vậy khi tiêm vaccine COVID-19 có cần lo lắng về tương tác giữa các thuốc đang điều trị này và vaccine hay không? Người bệnh cần uống thuốc như thế nào để bảo đảm việc điều trị mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine?

Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia hô hấp khuyến cáo: Để giảm thiểu tương tác giữa thuốc đang điều trị các bệnh lý mạn tính với vaccine COVID-19, cũng như thuốc làm giảm hiệu lực bảo vệ của vaccine COVID-19 thì bệnh nhân mắc COPD cần cố gắng giảm thiểu các loại thuốc dạng uống, dạng tiêm không cần thiết khi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Đặc biệt là các nhóm thuốc như thuốc các thuốc gây ức chế miễn dịch, các thuốc nhóm corticosteroid, thuốc chống đông máu.... Trước khi tiêm cần trao đổi với bác sĩ theo dõi điều trị để có điều chỉnh thuốc và các phương pháp điều trị phù hợp, không tự ý ngưng thuốc, dừng thuốc.

Tóm lại, bệnh nhân hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hoàn toàn có thể tiêm vaccine phòng COVID-19, nhưng trước khi tiêm, cần đi khám bệnh để được tư vấn, kiểm soát bệnh ổn định.

Tổng đài bác sĩ hô hấp miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Bị hen suyễn có tiêm vaccine covid 19 được không

Tin tức liên quan