Bị cholesterol cao phải làm sao

Chế độ ăn trong điều trị tăng cholesterol máu

Cholesterol là cần thiết cho hoạt động hoàn chỉnh của cơ thể, nhưng nếu cholesterol tăng cao quá mức sẽ tạo điều kiện hình thành các mảng bám xơ vữa trên thành động mạch. Cản trở dòng chảy của máu và gây ra các biến cố tim mạch.

Nên ăn trái cây và rau quả.

Vì sao cần định kỳ kiểm tra cholesterol máu?

Các nguyên nhân gây ra cholesterol cao rất đa dạng: Lối sống ít vận động, ăn vặt, dùng một số loại thuốc, rối loạn nội tiết [đái tháo đường, suy giáp…], tăng cholesterol máu có tính chất gia đình…

Bệnh nhân mắc cholesterol cao thường không có biểu hiện triệu chứng, nhưng khám sức khỏe tầm soát và xét nghiệm máu có thể phát hiện ra nồng độ cholesterol cao. Đó là lý do vì sao cần định kỳ kiểm tra xem cholesterol của mình đang ở mức nào.

Nên kiểm tra mức cholesterol của mình lần đầu tiên vào khoảng 20 tuổi, sau đó ít nhất 5 năm một lần trước 50 tuổi, ba năm một lần sau đó. Việc tầm soát càng quan trọng hơn với những người thừa cân, béo phì, có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, rối loạn tim mạch...

Thông thường, chỉ số cholesterol ở người bình thường luôn duy trì mức 170mg/dL, đạt giới hạn trong khoảng 170 - 199mg/dL. Nếu chỉ số này giảm xuống thấp hoặc nhỏ hơn dưới 120mg/dL thì được chẩn đoán là mỡ máu thấp. Ngoài ra, chỉ số LDL nếu dưới 50mg/dL cũng được xem là quá thấp.

Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa chính xác về mức cholesterol thấp, bởi giới hạn của chúng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Giới tính, tuổi tác, chủng tộc.

Khi cholesterol giảm quá thấp có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin hoặc axit béo, thậm chí có nguy cơ mắc các bệnh khác khi nó giảm xuống mà không tìm được nguyên nhân rõ ràng.

Giảm tỉ lệ cholesterol cũng có thể do bệnh viêm ruột mạn tính, dẫn đến kém hấp thu hoặc kèm theo cường giáp. Trong trường hợp sụt giảm đột ngột, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, vì điều này cũng có thể báo hiệu các bệnh lý nghiêm trọng của ống tiêu hóa.

Hiểu về các chỉ số xét nghiệm máu của mình

Mức cholesterol toàn phần là 2,4g/l sẽ được coi là quá cao đối với một người đàn ông 55 tuổi có hút thuốc bị tăng huyết áp, trong khi nó sẽ được coi là bình thường đối với một người đàn ông 34 tuổi không hút thuốc.

Thêm các loại dầu ăn tốt vào các món ăn.

Tương tự như vậy, mức cholesterol xấu [LDL] tối đa có thể chấp nhận được, ở mức 2g/l, sẽ giảm xuống từ 1 - 1,6g/l nếu có các yếu tố nguy cơ khác [hút thuốc lá, thừa cân, tăng huyết áp, đái tháo đường].

Ngoài ra, cholesterol tốt [HDL] không được giảm xuống dưới 0,4g/l đối với nam, 0,6g/l đối với nữ và tỷ lệ cholesterol toàn phần/HDL- cholesterol phải duy trì ở mức dưới 5 ở nam, 4,4 ở nữ.

Chế độ ăn uống cân bằng

Trong điều trị các rối loạn chuyển hóa lipid máu, để giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, chế độ ăn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có tình trạng thừa cân, béo phì. 
  • Giảm lượng chất béo [lipid] theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15 - 20% tổng năng lượng. Hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa, thay vào đó, nên ăn các chất béo không bão hòa.
  • Đảm bảo lượng protein chiếm khoảng 12 - 20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật. Tăng lượng đạm [protein] bằng cách ăn thịt ít béo và các sản phẩm chế biến từ đậu nành vì chúng chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavones có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride trong cơ thể.
  • Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ, chiếm khoảng 55 - 60% năng lượng khẩu phần. Người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể, góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.
  • Ăn nhiều rau quả, khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Người bệnh nên sử dụng các loại rau củ quả giàu chất chống ôxy hóa để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành như: thực phẩm giàu vitamin E, beta-carotene, vitamin C và selen...
  • Ăn nhạt khi có bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, suy tim...
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ, tối thiểu 5 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau tối thiểu 3 giờ và cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính nhưng giảm tối đa lượng chất béo, đồng thời tăng rau và trái cây ít ngọt.
  • Cung cấp đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày.

Tiêu thụ trứng có chừng mực.

6 bí quyết ăn uống của người bệnh rối loạn lipid máu

1. Ăn ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại đậu mỗi ngày

Ăn một phần ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại đậu [mì ống, gạo, hạt diêm mạch, đậu lăng, đậu xanh...] mỗi ngày để cung cấp chất xơ. Các loại thực phẩm này gây no và giúp loại bỏ cholesterol xấu.

2. Sử dụng trái cây và rau trong mỗi bữa ăn

Ăn trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn để cung cấp chất xơ, đồng thời còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa khác nhau [vitamin C, carotenoid, polyphenol…] ngăn chặn quá trình ôxy hóa cholesterol và hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Có thể ăn kem một tuần một lần.

3. Chọn dầu ăn phù hợp

Hãy thêm 1 thìa dầu tốt như dầu ô liu, dầu hạt cải... vào các món ăn của bạn. Những loại dầu này có axit béo không bão hòa giúp giảm cholesterol xấu và tăng lượng tốt.

4. Hạn chế ăn bơ và trứng

Người bệnh có cholesterol cao không nên ăn nhiều bơ và trứng. Tốt nhất nên chọn loại sữa tươi dạng hữu cơ và mua trứng hữu cơ, ăn các loại thức ăn sạch, an toàn.

5. Có thể ăn một chút đồ ngọt

Một chiếc bánh ngọt, bánh kem, bánh hạnh nhân hay một ly kem... vào cuối bữa ăn nhẹ cũng giúp tăng cường chất xơ và chất chống ôxy hóa. Người bệnh cholesterol cao có thể ăn 1 lần/tuần.

6. Thêm 1 chút đồ nguội

Người bệnh có cholesterol cao có thể ăn pho mát hoặc thịt nguội. Tuy nhiên, không quá 30g pho mát mỗi ngày và 150g thịt nguội/tuần. Tốt nhất là nên chọn loại ít béo nhất như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích ít béo…

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hương Thảo

Theo Top Santé tháng 10/2021

Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không nên để chỉ số cholesterol trong máu tăng quá cao vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy, cholesterol cao gây bệnh gì? Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này? Hãy cùng HelloBacsi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu chung

Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể. Cholesterol cao hay tăng cholesterol là tình trạng hàm lượng cholesterol trong máu cao hơn mức bình thường.

Cholesterol cao gây bệnh gì?

Cholesterol đóng một vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Khi chỉ số cholesterol trong máu cao hơn bình thường, bạn có thể bị lắng đọng chất béo trong các mạch máu. Các chất lắng đọng này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch. Do đó, tim không nhận đủ máu giàu oxy và bạn có thể bị đau tim. Lưu lượng máu đến não giảm cũng có thể gây ra đột quỵ.

Chỉ số cholesterol cao là bao nhiêu?

Nếu bạn có kết quả 4 chỉ số mỡ máu như sau thì được xác định mắc cholesterol cao:

  • Cholesterol toàn phần > 5,2mmol/L
  • LDL cholesterol > 3,3mmol/L
  • HDL cholesterol < 1,3mmol/L
  • Tryglicerid > 2,2mmol/L

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng cholesterol cao là gì?

Những người bị tăng cholesterol máu hầu như không có dấu hiệu hoặc biểu hiện bất thường nào. Do đó, xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện cholesterol cao.

Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Để có thể vận chuyển trong máu, cholesterol phải gắn với protein. Sự kết hợp của protein và cholesterol được gọi là lipoprotein. Lipoprotein được phân thành 2 nhóm nhỏ gồm LDL và HDL. Tuy là 2 nhóm phân biệt nhưng không phải ai cũng biết sự khác nhau giữa cholesterol HDL và LDL là gì.

  • Lipoprotein tỉ trọng thấp [LDL]. Cholesterol LDL hay cholesterol “xấu” vận chuyển các hạt cholesterol đi khắp cơ thể. Cholesterol LDL tích tụ ở thành động mạch và khiến thành động mạch cứng, hẹp hơn bình thường;
  • Lipoprotein tỉ trọng cao [HDL]. Cholesterol HDL hay cholesterol “tốt” thu lại các cholesterol dư thừa và đưa chúng trở lại gan.

Các nguyên nhân gây cholesterol trong máu cao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu có người thân trong gia đình mắc cholesterol cao thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc tình trạng này. Nguyên nhân là do gen điều khiển cơ thể xử lý cholesterol và chất béo được truyền từ bố mẹ sang con.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều chất béo no, như thịt đỏ, các loại sữa, kem, bơ, bánh ngọt, gan và các nội tạng động vật,…
  • Lười vận động
  • Hút thuốc lá
  • Tuổi và giới tính: phụ nữ sau mãn kinh dễ bị cholesterol trong máu cao
  • Một số thuốc nhất định
  • Uống rượu thường xuyên
  • Một số bệnh lý như tiểu đường, suy giáp

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường có chỉ số cholesterol cao?

Theo ước tính, chỉ số cholesterol trong máu cao đã gây ra 2,6 triệu ca tử vong. Tình trạng này khá phổ biến, nhất là ở những người bị béo phì hoặc không vận động nhiều.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng cholesterol trong máu cao

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Chế độ ăn không hợp lý, giàu chất béo bão hòa hoặc chuyển hóa
  • Béo phì
  • Chu vi vòng eo lớn
  • Ít tập thể dục
  • Hút thuốc lá
  • Đái tháo đường

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng cholesterol cao?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc cho bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol. Xét nghiệm này có tên là bilan lipid màu, giúp bạn kiểm tra nồng độ:

  • Cholesterol toàn phần
  • Cholesterol LDL
  • Cholesterol HDL
  • Triglycerides – một loại chất béo trong máu

Để các phép đo chính xác nhất, bạn không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì [trừ nước] từ 9 đến 12 giờ trước khi lấy máu. Các tiêu chuẩn bình thường của mức cholesterol có thể khác nhau tùy phòng xét nghiệm. Bạn hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về kết quả.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng cholesterol cao?

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc để giảm nồng độ cholesterol trong máu. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả từng yếu tố nguy cơ, tuổi, sức khỏe hiện tại và các phản ứng phụ có thể, bác sĩ sẽ lựa chọn co bạn dùng thuốc riêng biệt hoặc kết hợp thuốc. Dưới đây là một số thuốc có thể được dùng:

Statin

Statin có thể ngăn gan tiết ra thêm cholesterol và làm cho gan loại bỏ cholesterol khỏi máu. Thuốc statin cũng có thể giúp cơ thể bạn tái hấp thu cholesterol từ các lắng đọng ở thành động mạch.

Resin kết nối axit mật

Gan sử dụng cholesterol để tạo ra axit mật, chất cần thiết cho tiêu hóa. Các loại thuốc này hạ cholesterol gián tiếp bằng cách kết hợp với axit mật, kích thích gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo thêm các axit mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol

Ruột hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống và giải phóng vào máu. Thuốc ezetimibe giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol trong chế độ ăn uống. Ezetimibe có thể được sử dụng kết hợp với thuốc statin.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Có chế độ ăn hợp lý: ít muối và nhiều trái cây, rau, ngũ cốc
  • Hạn chế lượng chất béo động vật và sử dụng chất béo tốt trong chừng mực
  • Giảm cân và duy trì một cân nặng phù hợp
  • Bỏ hút thuốc
  • Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần trong vòng ít nhất 30 phút
  • Hạn chế uống rượu

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề